Mẹo ăn giảm muối người Việt nào cũng cần biết để không rước bệnh vào người
Ăn thừa muối dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, thậm chí tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Trong khi đó, người Việt đang ăn thừa quá nhiều muối.
Chỉ một bát phở bò bình dân vào buổi sáng đã chứa đến 3,32 g muối. Bữa trưa nếu ăn suất cơm văn phòng (thịt ba chỉ, đậu phụ) cũng có 6,83 g muối; bữa tối với cơm rang thập cẩm chứa 3,24g muối. Như vậy, tổng cộng một ngày, một người ăn đến 13,39 g muối, trong khi chỉ nên ăn dưới 5 g/ngày.
Tổ chức Y tế giới khuyến nghị thực hiện giảm tiêu thụ muối xuống dưới 5g/ngày sẽ cứu sống 2,5 triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Hiện mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành Việt Nam gần gấp 2 lần mức khuyến cáo với 9,4 gam muối/ngày.
Không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Số liệu cho thấy hiện nay tại Việt Nam cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não.
Ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và gây những rối loạn khác cho sức khỏe.
TS.BS Đỗ Thị Phương Hoa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ cách giảm bớt nửa lượng muối ăn hàng ngày bằng cách: cho bớt muối khi nấu ăn- chấm nhẹ tay khi ăn và giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm, khi nấu nướng và ăn…
“Hãy giảm từ từ cho đến khi giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối mà bạn đang cho vào khi chế biến món ăn. Hãy nếm thức ăn trước khi cho muốn cho thêm muối và gia vị nhiều muối. Không cho muối hoặc gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau. Hãy sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, tỏi…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối.Bạn nên tự nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối cho vào món ăn”, TS Hoa nói.
Để thực hiện nguyên tắc chấm nhẹ tay, các gia đình hãy hạn chế để muối và nước chấm trên bàn/mâm khi ăn. Hạn chế chấm và bỏ thói quen chấm ngập thực phẩm vào nước chấm và gia vị chứa nhiều muối khi ăn. Hãy pha loãng nước mắm để chấm khi ăn và không chấm các món ăn đã khá mặn (món kho/rim/rang, dưa/cà/thịt/cá muối…) vào muối hay nước chấm.
TS Hoa cũng lưu ý không ăn trái cây chấm với muối và gia vị nhiều muối. Không nên rưới nước mắm, nước kho cá/thịt, nước sốt vào cơm. Đặc biệt, không nên cố uống hết nước phở, bún, miến nhất là khi ăn ở hàng quán
Ngoài ra, nên giảm ngay đồ mặn bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. Tăng ăn thực phẩm tươi. Hãy tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang
Dưới đây là một số gia vị, thực phẩm có nhiều muối:
Video đang HOT
- Gia vị mặn: muối ăn, nước chấm, nước mắm, nước tương, bột ngọt, mì chính, bột canh, hạt nêm…
- Thực phẩm muối, lên men: dưa cà, tương ớt, mắm tôm, mắm tép, mắm cá…
- Thức ăn kho, rang, rim: cá kho, thịt rang…
- Thực phẩm khô: cá khô, tôm khô, mực khô, bò khô…
- Thực phẩm chế biến sẵn: lạp xưởng, xúc xích, giò chả…
- Thực phẩm công nghiệp: mì ăn liền, bim bim, thịt hộp, cá hộp
5g muối tương đương với: 1 thìa cà phê đầy muối; 8g bột canh (bằng 1,5 thìa cà phê đầy), 11g hạt nêm (bằng 2 thìa cà phê đầy), 25g nước mắm (bằng 2,5 thìa ăn cơm), 35 g xì dầu (bằng 3,5 thìa ăn cơm)
Muốn món phở ngon chị em không được quên bí quyết này
Chị em không được quên bí quyết dưới đây nếu muốn chinh phục món phở tại nhà.
Phở bò muốn ngon thì nguyên liệu phải tươi ngon, chất lượng
Ảnh minh họa.
Nguyên liệu chính của nồi phở bò chính là xương bò và những phần thịt bò đặc biệt dùng cho món phở.
Xương bò: Xương bò là thành phần quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước dùng (nước lèo). Theo truyền thống, muốn nước dùng ngọt và ngon thì phải ninh xương bò, thường là xương sống và xương đuôi.
Phần thịt chín để bày vào bát phở là nạm, gầu.
Nạm bò hay còn gọi là thịt ức của bò là phần thịt bên sườn của con bò. Nạm bò với nạc và gân xen kẽ, được xem là một trong những phần thịt ngon nhất của con bò.
Gầu bò là phần thịt nằm gần ức, kéo dài từ ngực đến dưới cổ bò, cũng có cả mỡ và nạc xen lẫn nhưng không đều như phần thịt ba chỉ.
Nạm, gầu hay dẻ sườn nên chọn những phần thịt màu đỏ tươi, mùi thơm và không bị hôi.
Ngoài ra, người ta ninh thêm gân bò và dẻ sườn. Gân bò giúp tạo độ sánh cho nước dùng, độ dai giòn của gân bò cũng tạo điểm nhấn cho món phở. Dẻ sườn (thuộc phần xương sườn trước của bò) sẽ tạo độ ngọt cho nước hầm. Ít dùng thăn bò vì thăn bò ninh trong thời gian dài sẽ bị khô, bã khiến phần thịt của món phở kém hấp dẫn.
Gân bò tươi sẽ có màu trắng hồng. Nếu gân chuyển màu bất thường như vàng, xanh thì bạn đừng mua.
Phần thịt tái để ăn phở thường là bắp bò, gọi là bắp rùa hoặc bắp hoa.
Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Hai loại bắp này mình ăn thử thì thấy không khác nhau lắm. Nhưng người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa.
Thịt bắp bò ngon sẽ có màu thịt đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
Cách hầm xương lấy nước dùng trong và ngọt
Làm sạch xương trước khi ninh xương rất quan trọng. Bước này sẽ giúp nước xương trong hơn, ít bọt và thơm ngon hơn. Bạn nên chọn xương tươi và ngon, rửa sạch bằng muối loãng rồi trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn. Bạn nên luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến cho nước dùng không được thơm ngon.
Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Chú ý là bạn nên đun với lửa nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nước xương được trong.
Chú ý không ninh xương quá thời gian cho phép sẽ khiến nước dùng bị đục và có độ chua. Ví dụ: khi ninh xương gà hay lợn thì không nên ninh quá 6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Cho vào nồi nước xương một ít củ hành tím đã nướng chín cũng có tác dụng làm nồi nước xương trong và thơm ngon hơn.
Không nêm nếm nước xương bằng bột nêm vì loại gia vị này làm từ hạt xương hầm sẽ khiến cho nồi nước dùng bị đục. Thay vào đó, hãy nêm bằng muối.
Sử dụng rau củ như cà rốt, hành tây, củ cải... làm cho nồi nước dùng có vị ngọt tự nhiên thay vì cho bột ngọt.
Xử lý nồi nước dùng không may bị đục
Lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
Dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.
Khoảng 4,1 triệu người tử vong mỗi năm do ăn thừa muối Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 4,1 triệu người tử vong trên toàn thế giới do ăn thừa muối... Nếu thực hiện đúng khuyến cáo của WHO, mỗi năm chúng ta cứu được 2,5 triệu người tử vong. Chiều 30-9, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối...