Mẹ tôi từ bỏ một thói quen khiến bố vui đến nỗi mua luôn căn nhà mới
Vâng, chính xác là việc mẹ từ bỏ thói quen ấy đã khiến hạnh phúc gia đình tôi bước sang một tầm cao khác hẳn.
Mẹ tôi là một người phụ nữ rất yêu bản thân. Nói đúng hơn là mẹ biết cách trân trọng chính mình, luôn lạc quan và có lối sống tích cực. Mẹ tôi không quá xinh đẹp, nhưng bà biết chọn màu son và kiểu tóc phù hợp với bản thân. Mẹ không cao ráo như siêu mẫu, nhưng bà biết chọn giày dép, thích làm móng và dưỡng da trẻ trung.
Gia đình tôi sung túc đầm ấm như bây giờ cũng là nhờ mẹ vun vén. Mẹ cũng luôn là người biết cân bằng cảm xúc khi chung sống với bố, nên 3 thập kỷ qua họ luôn yêu thương nhau như vợ chồng son vậy. Bố mẹ tôi gần như không bao giờ cãi nhau, lúc nào bố tôi cũng chiều vợ nhất. Ông chỉ khó chịu mỗi tuần 3 lần, đó là vào những hôm mẹ tôi… ra tiệm làm tóc.
Trước đây mẹ tôi tắm gội ở nhà bình thường, nhưng sau một lần đi gội đầu dưỡng sinh cùng bà nội thì “nghiện” luôn. Thế là 4 năm nay mẹ toàn gội ngoài quán. 2-3 hôm gội 1 lần, mùa đông thì 1 tuần 2 lần. Quanh nhà có hơn chục cái salon thì mẹ tôi “đóng họ” đều không thiếu chỗ nào cả. Kiểu nay vào quán này, mai sang chỗ kia, nói chung là tùy tâm trạng.
Mọi người sẽ thắc mắc gội đầu thôi thì có gì mà căng đúng không. Nhưng bố tôi ghét vợ đi gội cũng có lý do cả, mà lý do nào cũng đúng.
Đầu tiên là chi phí gội đầu. Mẹ tôi bảo bố rằng mỗi tháng chỉ mất dưới 400 nghìn cho việc làm sạch tóc, nhưng mỗi lần ra quán bà luôn mua kèm đồ ăn vặt. Rồi lắm hôm hứng lên mẹ tôi lại “bao” trà sữa, bánh rán, bánh khoai, thịt xiên cho cả quán. Xong thi thoảng bị chủ quán gạ nhuộm tóc, uốn xoăn, cắt tỉa nọ kia. Thành ra 400 nghìn của mẹ chỉ là con số ước tính bằng mồm. Chứ thực tế thì tổng số tiền mẹ trả ở quán gội có khi lên đến chục triệu một tháng!
Tiếp đến là vấn đề thời gian. Tôi cũng từng theo mẹ đi gội rồi nên biết quy trình từ lúc nằm xuống bàn gội đến lúc xong xuôi chỉ tầm 30 phút là cùng, ai tóc dài với dày thì cùng lắm 45 phút. Hôm nào vội thì tôi bảo nhân viên cào nhanh 20 phút là sấy xong. Thế nhưng mẹ tôi thì khác hẳn. Bữa nào mẹ gội là bà “mất tích” 2-3 tiếng. Nhiều lần mẹ còn ra quán từ trưa xong đến 5h chiều vẫn chưa thấy về đi chợ. Bố tôi đi làm về đói nên khó chịu. Gọi điện thì mẹ tôi không nghe, di động chỉ để vứt trong phòng.
Video đang HOT
Mẹ tôi thích lãng phí thời gian ở quán gội đầu để “ buôn dưa” với hàng xóm. Chồng con đi làm cả nên mẹ ở nhà kêu buồn. Vài lần cãi nhau với bố về chuyện đi gội, mẹ cứ thút thít nói cả nhà chẳng ai tâm sự với mẹ, cả tuần có mỗi mấy buổi đi ra ngoài tranh thủ “chém gió” với hội chị em trong ngõ mà cũng bị trách mắng. Thế là bố tôi lại thương, không dám buông lời cay đắng với vợ nữa!
Cơ mà mẹ tôi chỉ dùng “khổ nhục kế” với bố được đôi lần vì sau này bố tôi không thông cảm nữa. Càng ngày bố càng phản ứng gay gắt hơn mỗi khi mẹ đi gội đầu, kể từ lúc ông phát hiện ra vợ chơi chứng khoán thua lỗ. Một bà nội trợ như mẹ tôi thì biết gì về tiền ảo đâu. Tại ra quán gội đầu bị con trai bà chủ quán dụ dỗ, lần đầu tiên bỏ vài triệu chơi thử thấy lãi 2 triệu nên mẹ tôi mới sa chân vào “chơi chứng”. Đương nhiên là mẹ giấu không cho bố biết. Chơi vài tháng xong đợt Tết mẹ tôi lỗ nặng, phải hỏi vay tiền các dì nên bố tôi mới phát hiện ra.
Đợt ấy bố giận mẹ lắm. Mẹ làm đủ cách xin lỗi, chị em tôi cũng nhảy vào giúp thì bố mới chấp nhận sự hối lỗi chân thành từ mẹ. Mẹ xóa app chứng khoán đi, hứa không bao giờ đụng vào nữa.
Song yên ổn được một thời gian thì lại sinh chuyện. Thấy giá vàng tăng liên tục nên mấy bà hàng xóm đổ xô đi bán. Mẹ tôi ra quán gội cũng nghe ngóng ít nhiều. Dù hứa với chồng sẽ không nghe ai xúi giục gì nữa, nhưng thấy vàng lãi cao quá nên mẹ tôi cũng ham. Kết cục mẹ lén đem 2 cây vàng đi bán, vừa cầm tiền về đến cửa đã bị bố tôi gọi ra nói chuyện.
Nhà tôi không túng thiếu gì cả, và cái chính là mẹ tự ý làm mà không nói gì với bố khiến cho ông nổi giận và buồn lòng. Bố tôi đổ lỗi cho quán gội đầu khiến vợ mình ngày càng mê muội. Lúc nào vợ cũng chỉ thích ra đấy “hóng hớt” và đua theo những thứ vô bổ. Mẹ tôi nghe chồng mắng xong thì ủ dột lắm. Nghĩ kỹ lại thì việc ra quán gội đầu đã gián tiếp gây ra không ít sóng gió, ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hạnh phúc của gia đình tôi.
Và thế là sau nhiều năm đam mê việc đi gội thì nửa tháng trước mẹ tôi đã quyết định không phí tiền ra salon nữa! Bà lấy cớ dạo này gội đầu tăng giá, trước 30 nghìn mà giờ tận 50 nghìn. Nghe xong bố tôi không tin lắm. Song đúng 1 tuần mẹ tôi tự gội ở nhà thật. Thế là bố vui quá, mua hẳn cái nhà mới để thưởng cho vợ luôn!
Không phải một trò đùa mà bố tôi mua nhà ăn mừng vợ bỏ thói quen đi gội quán thật mọi người ạ. Ông kêu “khu nhà cũ phong thủy không tốt, vợ lây nhiễm nhiều thói hư tật xấu”. Vậy nên nhân kỷ niệm 29 năm ngày cưới, bố quyết định xuống tay rút hết tài sản ra để mua cái nhà mới rộng rãi hơn, có sân vườn yên tĩnh và xung quanh không có quán gội đầu nào!
Tôi kể đầu đuôi chuyện nhà mới cho họ hàng nghe mà các dì các bác cứ bò lăn ra cười. Trần đời chắc duy nhất bố tôi có lý do mua nhà hài hước như vậy.
Mang ảnh bố đẻ về thờ ở nhà, tôi bị mẹ vợ xúc phạm không tiếc lời
Ngày mua được nhà mới, tôi lập bàn thờ bố nhưng không ngờ lại bị mẹ vợ nói những lời cay đắng.
Lấy vợ 7 năm, tôi tích cóp được một chút tiền. Ban đầu, tôi tính chuyện mua nhà nhưng sợ vay ngân hàng nhiều không trả nổi. Vợ mới nói sẽ về thưa chuyện với bố mẹ cô ấy để vay thêm tiền.
Vợ tôi là con nhà khá giả, bố mẹ làm kinh doanh, trong khi tôi sinh ra chỉ biết mặt bố. Cách đây vài năm, bố tôi bị bệnh rồi qua đời. Trên tôi có một chị gái, lấy chồng gần nhà nhưng cuộc sống cũng không mấy khá giả.
Ngày cưới vợ, tôi tủi thân lắm vì không có cha mẹ bên cạnh, chỉ có một người bác ruột làm đại diện gia đình nhà trai và chị gái tôi. Vợ tôi cũng không vì điều ấy mà chê trách, ngược lại còn rất thương tôi.
Vợ chồng tôi cãi nhau vì thái độ của mẹ vợ (Ảnh minh họa: KR).
Nghe tin chúng tôi sắp mua nhà, mẹ vợ nói cho vay 500 triệu đồng, còn cho 400 triệu đồng. Tôi mừng lắm vì dù sao, đó cũng là một khoản tiền lớn, bớt được gánh nặng cho chúng tôi. Số tiền còn lại là do vợ chồng tôi lo. Chúng tôi không phải nợ ngân hàng, chỉ vay thêm bạn bè chút ít.
Ngày có nhà mới, hai vợ chồng hớn hở sắm sửa đủ thứ, mời đôi bên gia đình, bạn bè đến tân gia. Mẹ vợ vui ra mặt rồi dặn dò đủ thứ. Lúc đó, tôi thầm biết ơn bố mẹ vợ lắm. Tôi cũng tích cực làm ăn hơn để chắt chiu trả nợ cho mọi người.
Nửa năm sau đó, tôi bàn với vợ đưa bố về nhà để thờ phụng. Ở quê, chị gái cũng chạy đi chạy lại thắp hương cho bố nhưng tôi thấy không tiện. Là con trai duy nhất trong nhà, tôi muốn được cúng giỗ bố ở nhà mình, thay vì về quê như mọi năm. Vợ cũng vui vẻ đồng ý.
Nhưng một hôm mẹ vợ lên chơi, nhìn lên bàn thờ thì sắc mặt bà biến sắc. Mẹ bảo với vợ tôi là không cho phép con rể làm việc này. Tôi thấy quá vô lý khi mẹ có phản ứng như vậy.
Mẹ gọi tôi ra và nói rằng: "Nhà này là nhà của các con nhưng con phải hiểu, tiền mua nhà là ở đâu ra. Mẹ không đồng ý việc con mang di ảnh bố con về đây thờ. Mẹ cho các con tiền, còn cho vay thêm không hẹn ngày trả đồng nghĩa với việc cái nhà này là tiền của mẹ, của con gái mẹ. Con chỉ là kẻ ở rể thôi.
Dù có đứng tên trong sổ đỏ, con cũng phải cân nhắc kĩ khi thờ phụng người thân của mình. Bố con đang "ở quê" tốt như vậy, sao con phải đưa lên đây làm gì? Khi nào con làm ra nhiều tiền, tự mua được nhà bằng chính tiền của con thì hãy tính đến chuyện đó".
Nghe những lời mẹ vợ nói, tôi cảm thấy bị xúc phạm vô cùng. Tôi không phải người đề xuất chuyện vay mượn, càng không xin tiền mẹ vợ. Tôi cũng bỏ tiền tiết kiệm ra góp vào mua nhà, đâu phải ở không.
Nhìn thái độ của mẹ vợ, tôi chỉ muốn lập tức bán căn nhà, trả lại toàn bộ số tiền cho bà. Vợ tôi còn không ý kiến, tại sao mẹ vợ lại chen vào chuyện này? Hơn nữa, làm dâu phải thờ phụng bố mẹ chồng là điều đương nhiên, tại sao mẹ vợ lại phản ứng vô lý như vậy?
Nghĩ ngợi suốt buổi tối, tôi quyết định bảo vợ bán nhà. Vợ tôi rất sốc và nói rằng sẽ thưa chuyện lại với mẹ. Nhưng sau tất cả, tình cảm và sự tôn trọng của tôi dành cho mẹ vợ không còn nữa.
Tôi chẳng muốn dây dưa tiền bạc, chỉ cảm thấy bản thân hèn hạ đi thôi. Tôi nhất định sẽ tìm mọi cách trả lại toàn bộ số tiền đó, không thiếu một xu.
Vợ chồng dù 'ghét đến mấy' cũng không được làm điều này Có thể chỉ ngủ riêng vì chồng ngủ ngáy hoặc vợ chồng giận nhau nhưng dần dần hai vợ chồng không còn mặn nồng 'chuyện ấy', hôn nhân rạn nứt. Theo các chuyên gia tâm lý, mỗi khi "cơm không lành, canh chẳng ngọt", các cặp vợ chồng không muốn làm bất kỳ việc gì cùng nhau; thậm chí nhìn nhau đã thấy...