Mê mẩn những mẹt đồ ăn “ngon hơn người yêu cũ” của mẹ đảm Bến Tre, chồng con chán cơm chị em hãy trổ tài ngay để đổi vị
Những ngày chán cơm muốn đổi món thay đổi khẩu vị, chị em hãy làm ngay những món ngon như dưới đây. Mẹ đảm Diễm Hiền ( đến từ Bến Tre) mới đây nhất chia sẻ loạt mẹt đồ ăn cực hấp dẫn, lạ miệng cùng công thức dễ làm để đổi món cho những ngày chán cơm chị em có thể tham khảo.
1. Gỏi cuốn
Nguyên liệu
- Tôm
- Thịt
- Giò lụa
- Rau củ các loại
Cách làm
- Củ quả: dưa leo, cà rốt, khóm, bắp cải tím,…thái sợi
- Rau thơm: xà lách, tía tô, kinh giới, rau thơm, lá quế, diếp cá, hẹ, ngò rí…
- Trứng gà: 2 quả thêm tí hạt nêm- tí tiêu xay, đánh đều. Làm nóng chảo, phết 1 lớp dầu ăn, cho trứng vào rán 1 lớp mỏng, cuộn tròn lại là được. Thái sợi càng mảnh càng đẹp.
- Tôm cho nước vào luộc, muốn tôm đỏ đẹp thì cho thêm xíu dầu ăn. Tôm chín vớt ra cho vào tô đá lạnh, sau đó vớt ra bóc vỏ.
- Cho thịt vào nồi, đổ ngập nước, thêm 2 củ hành tím đập dập, ít rễ ngò rí, xíu hạt nêm. Luộc ở lửa vừa tầm 20phút, thịt chín vớt ra để nguội thái mỏng.
- Giò lụa thái sợi.
Nước chấm: có nhiều lựa chọn như nước mắm chua ngọt, mắm nêm, tương…
Cách làm: 2 chén nước dừa, 1chén nước mắm, 1 chén đường, 1/2 chén giấm, 1/2 trái khóm thái khoanh tròn, đun sôi trong 15 phút thì tắt bếp.
- Để nguội vớt bỏ khóm, cho vào hũ trữ ngăn mát. Khi ăn thêm tỏi, ớt băm.
- Thịt ba chỉ
- Đậu phụ
- Bún
- Rau thơm ăn kèm
Cách làm
- Thịt ba chỉ ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch.
- Chần sơ qua nước sôi, sau đó cho thêm nước, vài củ hành tím, xíu muối và hạt nêm, ninh mềm.
- Vớt ra cho vào thau nước lạnh để nguội cắt lát vừa ăn.
- Đậu hũ trắng mua về cắt vuông, chiên vàng đều, vớt ra để ráo dầu.
Rau: không thể thiếu kinh giới, thêm tía tô- lá quế- rau thơm- dưa leo tất cả rửa sạch, để ráo sơ chế cho ra mẹt.
Mắm tôm: Cho vào chén mắm tôm, đường, bột ngọt, nước cốt tắc, rượu trắng, đánh bông lên thêm dầu ăn vừa chiên xong, ớt cắt lát hay băm nhuyễn tuỳ thích.
3. Bánh tôm
Nguyên liệu
- Tôm, tép đồng
- Bột năng
- Trứng gà
- Khoai lang
- Rau ăn kèm
Video đang HOT
Cách làm
- 100g tôm/ tép đồng rửa sạch, cắt râu, để ráo. Nêm hạt nêm, trộn đều.
- Trộn đều 2/3chén bột mì, 1/3chén bột năng, 1quả trứng gà, 2/3chén nước lọc, hạt nêm.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ cho vào thau nước muối loãng để khoai không bị đen. Vớt ra để ráo cho ngay vào hỗn hợp bột trộn đều.
- Dầu sôi cho từng vá bột nhỏ thêm vài con tôm/ tép lên trên vào chiên, bánh muốn giòn ngon nên chiên 2 lần.
- Nước chấm chua ngọt: 2chén nước dừa, 1chén nước mắm, 1chén đường, 1/2chén giấm, 1/2trái thơm thái khoanh
- Đun ở lửa vừa trong 20phút, tắt bếp vớt thơm ra và để nguội. Khi ăn thêm cà rốt, su su thái mỏng- tỏi, ớt băm nhuyễn.
Nguyên liệu
- Gà ta
- Nước dừa
- Gừng
- Hành tây
Cà rốt
Cách làm
- 1/2 con gà và lòng chà hỗn hợp muối, rượu, gừng giã nhuyễn để tầm 5 phút, rửa lại nước và để ráo.
- Cho gà vào nồi thêm 1củ hành tây bóc vỏ thái khoanh, 1 củ cà rốt gọt vỏ thái khoanh, 2củ hành tím bóc vỏ thái khoanh , 1.5 lít nước dừa, đun sôi. Đun 10 phút, tắt bếp, đậy vung thêm 5 phút nữa vớt gà ra để ráo nước.
- Phần lòng gà thái nhỏ, phi tỏi băm, cho lòng vào xào săn. Thêm ít nước luộc gà, nêm hạt nêm, bột ngọt, cho giá- hẹ vào xào sơ. Tắt bếp thêm hành lá cắt khúc và tiêu xay.
- Muối chấm: cho vào cối hạt dổi- mắc khén- tiêu xay, muối, bột canh, đường, 2 trái ớt, tất cả giã nhuyễn, thêm nước cốt tắc, tắc- củ hành tím thái khoanh, lá chanh thái chỉ.
5. Bánh bột lọc
Nguyên liệu
- 400g bột năng
- 300ml nước sôi
- 150g tôm
- 150g thịt ba chỉ
- Hạt nêm
- Nước mắm
- Đường
- Tiêu xay
- Dầu điều
- Dầu ăn
- Hành tím băm
- Ớt, hành lá, hành phi
Cách làm
- Thịt ba chỉ rửa sạch cắt hạt lựu.
- Tôm rửa sạch, cắt làm 2 hoặc 3 tuỳ con lớn hay nhỏ.
- Cho thịt và tôm vào chéb, ướp hạt nêm- nước mắm- đường- tiêu xay- hành tím băm, dầu điều trộn đều để tầm 15 phút cho thấm gia vị.
- Cho vào chảo dầu ăn và hành tím băm phi thơm, cho thịt và tôm vào đảo, vừa chín thì tắt bếp, cho ra đĩa.
- Cho bột ra thau, đun sôi 300ml nước rồi chế từ từ nước vào bột, trộn thật đều. Sau đó nhồi thật kĩ đến khi bột không dính tay là được.
- Bắt từng cục bột vo tròn, cán mỏng rồi cho nhân vào giữa, gấp lại, miết 2 mép bánh cho dính chặt.
- Đun sôi 1 nồi nước và dầu ăn, cho bánh vào luộc ở lửa vừa, luộc tầm 5 – 7 phút, bánh chín nổi lên mặt thì vớt ra thau nước lạnh thêm dầu ăn tầm 5phút cho bánh nguội.
- Sau đó vớt ra để ráo.
- Khi ăn bày bánh ra đĩa thêm hành lá, ớt , hành phi, ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Dưới đây là 1 số mẹt đồ ăn được mẹ đảm Diễm Hiền chia sẻ.
Chúc chị em thực hiện được nhiều món ăn ngon đổi vị cho cả nhà khi chán cơm.
10 món ngon nhất của Việt Nam trong mắt du khách quốc tế: 1 món nhìn qua rất khó đoán
Trong khi đó, món cuối cùng được coi là món tủ "gây nghiện" của nhiều dân văn phòng. Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc.
Đặc biệt có nền ẩm thực phong phú, đa dạng với vô số những món ăn không chỉ ngon mà còn vô cùng bình dân, được nhiều du khách nước ngoài yêu thích, trong đó có JB & Renée.
Gặp nhau tại Philippines vào năm 2002 và nhanh chóng dành cảm tình cho nhau, 3 năm sau, cặp đôi này đã kết hôn, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Không giống với những cặp vợ chồng khác, JB & Renée đều yêu thích du lịch và đã dành gần 20 năm hôn nhân của họ để lên đường, khám phá nhiều quốc gia trên thế giới, và không quên cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon nhất hành tinh.
JB & Renée là 1 cặp đôi có chung đam mê du lịch và ẩm thực.
JB & Renée (hiện đang sống ở Mỹ) đã có nhiều dịp đến Việt Nam, thử qua nhiều món ăn và chọn ra danh sách 45 món ăn nhất định phải thử khi đến dải đất hình chữ S. Dưới đây là 10 món ăn đứng đầu danh sách mà họ cho xứng đáng đứng đầu ẩm thực Việt Nam.
Hãy xem bạn đã được thưởng thức bao nhiêu trong số những món ăn này rồi nhé.
01.
Phở
Phở - một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam, vô cùng quen thuộc với cả người Việt Nam cũng như du khách quốc tế đã vinh dự đứng đầu danh sách những món ăn ngon nhất ở Việt Nam theo sự bình chọn của JB & Renée.
Mỗi bát phở có 4 nguyên liệu chính, gồm nước dùng (nấu từ xương), sợi phở, thịt (bò hoặc gà) hành & rau thơm ăn kèm.
Tùy từng vùng miền mà phở có thể được thêm một số nguyên liệu khác, ví dụ như rau giá chẳng hạn. Ngoài ra, phở ở miền Bắc cũng có hương vị hơi khác so với phở ở miền Nam.
02.
Bánh mỳ kẹp
Cũng giống như phở, bánh mỳ kẹp là một trong những món ăn phổ biến nhất ở Việt Nam được nhiều người lựa chọn làm bữa sáng. Thành phần của nó khá đơn giản: Bánh mỳ được rạch ra, cho các loại thịt nướng cùng gia vị như rau thơm, dưa chuột, tương ớt vào trong, sau đó nướng qua để đảm bảo độ giòn của bánh.
Các loại nhân của bánh mỳ kẹp cũng có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của khách, từ thịt lợn nướng, gà nướng, bò nướng, đến pate, xúc xích, trứng, ...
03.
Nem cuốn, gỏi cuốn
Một món ăn được đánh giá là dễ làm, dễ ăn, đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp để ăn vào những ngày nóng nực, đó là nem cuốn (còn gọi là gỏi cuốn).
Nem cuốn được bọc bên ngoài bởi 1 lớp bánh tráng làm từ bột gạo dẻo mềm, bên trong có tôm, thịt lợn, rau sống, chuối xanh, khế, cà rốt (ngoài ra có thể còn có thêm trứng rán thái chỉ) và thêm một ít bún nữa, sau đó gói lại, chấm với nước mắm chua ngọt thì đúng là ngon thể cưỡng nổi.
04.
Bánh cuốn
Bánh cuốn là một món ăn dân dã, có giá cả phải chăng và có thể thấy ở nhiều nhà hàng hoặc quán vỉa hè trên khắp đất nước Việt Nam nhưng lại được nhiều người yêu thích bởi hương vị thanh thanh rất đặc biệt của nó.
Nguyên liệu chính để làm ra bánh cuốn là bột gạo cán mỏng, hấp chín, bên trong là nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ chấm với nước chấm chua ngọt, tạo nên 1 hương vị hài hòa vô cùng thơm ngon. Món này có thể ăn kèm cùng chả lụa, dưa chuột và giá.
05.
Bánh hoa hồng trắng
Bánh hoa hồng trắng (do khi trình bày, đĩa bánh được bài trí như một bông hồng trắng đang nở rộ, và còn có tên gọi khác là bánh bao bánh vạc) là một món đặc sản chỉ có ở Hội An và nhiều người Việt có khi còn chưa bao giờ nghe nói đến tên loại bánh này. Công thức để làm ra bánh bao bánh vạc được giữ bí mật và chỉ truyền lại cho người trong gia đình.
Bánh bao và bánh vạc thực chất là hai loại bánh khác nhau nhưng có cách làm gần giống nhau, lại luôn xuất hiện cạnh nhau khi bày trên đĩa nên được gọi chung là bánh hoa hồng trắng. Sự khác biệt giữa bánh bao và bánh vạc là ở hình dáng. Bánh bao hoa hồng trắng Hội An có hình tròn, nhỏ hơn những chiếc bánh bao thông thường một chút. Miệng bánh bao được nặn xòe ra mang dáng vẻ của một bông hoa. Trong khi đó, bánh vạc thì trông hao hao bánh bột lọc. Bánh có hình dạng khuyết giống như mặt trăng, như quai vạc nên được gọi là bánh vạc.
Bánh bao bánh vạc được xếp khéo léo và tinh tế trên cùng một đĩa, rắc thêm ít hành khô, ăn kèm với nước chấm. Bánh có lớp vỏ mềm, thơm, nhân tôm thịt ngọt đậm đà, tan ra trong miệng, mang hương vị của phố cổ Hội An, khiến thực khách phải xao xuyến.
06.
Bánh Huế
Bánh Huế là cái tên chung của các loại bánh ở Huế, bao gồm bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ướt. Trong số này, có lẽ bánh bèo là loại bánh nổi tiếng nhất.
Bánh bèo là sự kết hợp của 3 yếu tố chính là bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm. Nước chấm bánh bèo là một hỗn hợp với thành phần chính là nước mắm và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm.
Món bánh bèo trở nên hấp dẫn và dậy mùi vị thơm ngon hơn khi được thêm mỡ hành, lạc rang giã nhỏ và rắc lên. Tuỳ theo địa phương mà có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này.
07.
Chạo tôm
Chạo Tôm là một món đặc sản ở Huế, xuất xứ từ những bếp ăn của cung đình xưa do những đầu bếp khéo léo tạo nên để dâng lên vua và quan lại. Ngày nay, đây là một món ăn bình dân, thông dụng, được nhiều người yêu thích.
Chạo tôm được làm từ tôm, giò sống xay nhuyễn, bọc vào các thanh mía được chẻ nhỏ (hoặc thân cây sả), sau đó chiên ngập trong dầu. Vị ngon ngọt và dai giòn của thịt tôm cùng với vị ngọt thơm của mía khi ăn sẽ được quyện lại với nhau, chấm với nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt sẽ mang lại cho bạn 1 trải nghiệm ẩm thực không thể nào quên.
08.
Bò lá lốt
Nếu không đọc tên và chỉ nhìn món ăn bên dưới, bạn có đoán ra đây là món gì không?
Thực ra, món thịt bò nướng lá lốt (gọi tắt là bò lá lốt) không phải là món ăn gì xa lạ với người Việt Nam. Nó là thịt bò xay nhuyễn cùng gia vị được gói trong lá lốt rồi đem nướng trên than củi. Tuy nhiên, khi được xếp ngay ngắn thành một khối vuông và rắc lạc cùng mỡ hành lên như thế này, trông nó có vẻ lạ lẫm hơn.
Bò nướng lá lốt thường chấm với nước mắm chua ngọt, ăn kèm bún hoặc cơm trắng, cũng có thể ăn như một món nhậu cùng với bia và đây đều là những sự kết hợp vô cùng xuất sắc.
9.
Súp bắp cua
Một món khai vị thường xuất hiện trong các bữa tiệc cưới ở Việt Nam cũng vinh dự xuất hiện trong danh sách 10 món ngon nhất Việt Nam của JB & Renée. Cặp đôi này cho biết họ đã từng thử món súp bắp cua ở thành phố Hồ Chí Minh và kết luận đây là một trong những món ăn yêu thích nhất của họ ở đây.
Thành phần chính của súp bắp cua là thịt cua, thịt gà xé nhỏ, trứng, ngô, nấm và 1 ít bột đao. Đây là món ăn vô cùng thơm ngon, thường ăn lúc nóng, có tác dụng kích thích vị giác, tăng sự thèm ăn và ngon miệng của thực khách.
10.
Bún đậu mắm tôm
Đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách những món ngon phải thử khi đến Việt Nam là một món không thể dân dã hơn: Bún đậu mắm tôm. JB & Renée cho biết họ yêu thích món ăn này chính là bởi vị mắm tôm thơm và dậy mùi rất đặc trưng. Tất nhiên, không phải ai cũng ăn được nó và bạn hoàn toàn có thể thay thế nó bằng nước mắm chua ngọt.
Trước kia, bún đậu mắm tôm là chỉ có 3 thành phần chính là bún, đậu phụ rán và mắm tôm. Tuy nhiên ngày nay, món ăn này đã được mở rộng thêm với một số thành phần khác như thịt lợn luộc, lòng lợn luộc, chả cốm hoặc chả cá để tăng thêm chất lượng cho bữa ăn, đặc biệt là đối với nhiều nhân viên văn phòng khi họ chọn đây là bữa trưa yêu thích của mình.
Những món ăn vặt được lòng khách du lịch nước ngoài Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc, đặc biệt có nền ẩm thực phong phú, đa dạng với vô số những món ăn không chỉ ngon mà còn vô cùng bình dân, được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Bột chiên Bột chiên là một trong những món...