Mẹ làm sôcôla mà hai con gái cứ cười rúc rích bảo nhau một điều, nhìn thành phẩm thì ai cũng thấy bọn trẻ nói quá đúng
Tham khảo cách làm sôcôla truffle trên mạng, chị Ngọc Bích quyết định bắt tay vào làm thử song cái kết chị nhận được “đắng” y như sôcôla.
Thời gian qua, nhiều chị em cảm thấy “cả một trời ngưỡng mộ” khi thấy các mẹ bỉm sữa thi nhau khoe những món ăn vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng mà họ làm cho bé cưng của mình. Rồi nhiều mẹ lại tự hỏi: “ Ôi sao người ta khéo thế, có mẹ nấu ăn ngon thì con sướng thật“, mẹ nào tiêu cực hơn thì lại còn trách mình sao vừa đoảng vừa vụng. Ấy thế nhưng, mỗi người được ông trời phú cho một tài năng khác nhau, nên nếu mẹ nào nấu ăn chưa giỏi thì cũng đừng strees quá mà hãy đọc câu chuyện của bà mẹ hai con dưới đây rồi cười thật sảng khoái nhé.
Trên một group dành cho các chị em vụng việc nếp núc, chị Ngọc Bích đã khiến cho các thành viên trong nhóm được phen cười “gãy ghế” khi đăng tải câu chuyện làm bếp của mình: “ Mình làm sôcôla truffle mà hai con gái cứ gào ầm lên: “Mẹ đang làm phân trâu trong bếp”. Đi kèm với chia sẻ này, chị Bích không quên đăng ảnh chụp lại thành phẩm món sôcôla mình làm cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Đây là đĩa sôcôla truffle do chị Bích làm.
Còn đây mới chính là những viên sôcôla truffle đạt tiêu chuẩn “nhà người ta”.
Chưa nói đến hương vị, nếu như một viên sôcôla truffle đạt chuẩn là viên sôcôla có độ dẻo, mềm, có thể nặn tạo hình vuông, tròn… rắc thêm bột cacao, matcha cho đẹp mắt hơn thì sôcôla truffle của chị Bích lại không thể gọi là viên vì nó đã bị nhão, chảy, không nặn thành hình được. Đĩa sôcôla của chị trông vừa sợ vừa buồn cười.
Chia sẻ của chị Bích đã nhận được đông đảo sự chú ý của cư dân mạng. “Cười đổ ghế” lời là ví von của mọi người sau khi xem xong bức ảnh và câu chuyện chị Bích đăng. Đồng thời, nhiều người cũng phải công nhận hai con của chị Bích nhận xét tuy thô nhưng mà rất thật:
- “ Công nhận hai bé con khéo tưởng tượng mà tưởng tượng đúng ghê“.
- “ Trẻ con hồn nhiên nào có biết nói dối“.
- “ Hai bé con thật thà dễ sợ“.
- “ Con bác nó nhận xét đúng thật bác ạ“.
Video đang HOT
Chị Bích Ngọc và hai con gái sinh đôi.
Trò chuyện với chị Ngọc Bích (Hai Bà Trưng, Hà Nội), câu đầu tiên mà chị nói là: “ Đúng là chị vụng thật“. Chị Ngọc Bích có hai cô con gái sinh đôi, hiện tại các bé được 6 tuổi. Nhớ lại kỷ niệm buồn về khả năng bếp núc của mình, chị Bích kể chị học được cách làm sôcôla truffle trên mạng, thấy hay nên chị bắt tay vào làm. Mặc dù làm giống với công thức trên mạng song thành phẩm lại khác một trời một vực.
Chị Bích cũng không rõ mình sai ở khâu nào, chị đoán có thể do khâu trộn bơ chưa chuẩn nên bị tách bơ. Chị Bích hài hước kể, trong lúc chị làm hai con cứ gào lên bảo: “ Mẹ đang làm phân trâu trong bếp“, đến lúc làm xong hai bé lại hỏi lại: “ Phân trâu thật hả mẹ?“. Nghe con nói, chị Bích không thấy buồn mà chỉ thấy buồn cười vì: “ Nhìn giống thật“.
Sau lần ấy, chị Bích cũng thôi không bao giờ làm lại món sôcôla truffle nữa mà chỉ làm sôcôla bình thường cho tiện và dễ làm.
Đấy các mẹ đoảng thấy không, nhiều người cùng đoảng chứ mình mình đâu? Thế nên các mẹ không cần phải buồn đâu nhé. Tuy nhiên, nếu có thời gian rảnh rỗi thì các mẹ cứ thử luyện tay nghề nhiều hơn xem sao, chăm hay không bằng tay quen, kiểu gì cũng sẽ tiến bộ đấy ạ.
V.V.
Nhật ký sống chung với nCoV của nhiếp ảnh gia Italy
Nhiếp ảnh gia Alessio Mamo đã chia sẻ với tờ Al Jazeera câu chuyện những ngày sống chung với Covid-19 khi bạn gái anh, Marta Bellingreri nhiễm bệnh.
Marta là một nhà báo, được phát hiện dương tính ngày 12/3. Suốt hai tuần đầu, cô không thể tập trung làm việc gì, đến đọc sách cũng khó vì "trong ngực như có tảng đá".
Tình trạng của Marta tương đối nhẹ nhưng một câu hỏi treo lơ lửng trên đầu đôi tình nhân: Liệu các triệu chứng ấy có đột ngột trở nặng sau một đêm? Cùng lúc, Italy chứng kiến tình trạng y tế khẩn cấp chưa từng có khi số người tử vong mỗi ngày nhảy vọt lên 700-800.
Trong hình, Marta đứng trước cửa để hong khô tóc.
Trong căn hộ rộng 50 m2 ở Sicily, Alessio, nhiếp ảnh gia từng giành giải trong cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới, quyết định ghi lại câu chuyện thời đại dịch của chính mình.
Dù dành toàn bộ thời gian bên Martha, Alessio đến nay chưa nhiễm bệnh. "Tuy nhiên, bác sĩ nghi ngờ đó là kết quả âm tính giả vì tôi đã bộc lộ một số triệu chứng", anh nói.
Italy là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, hệ thống y tế quả tải không thể tiếp nhận mọi trường hợp mắc bệnh. Trong khi người mẹ 69 tuổi của Alessio nhập viện, Marta chỉ được điều trị tại nhà.
Dù mang bệnh, Marta vẫn cố gắng viết lách và dạy thêm cho các cháu ở Bologna, phía Bắc Italy.
Tuân thủ yêu cầu cách ly, Alessio và Marta phải đeo khẩu trang ngay cả lúc làm bếp và dùng bữa.
Đôi tình nhân thường xuyên được hai hàng xóm là Gabriella và Agata cho thuốc, thức ăn và nấu nướng hộ. Để đảm bảo an toàn, đôi bên giữ khoảng cách khi gặp nhau.
Mỗi đêm, Gabriella và Agata đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ để đem đổ số rác mà Alessio và Marta bỏ sẵn ngoài cửa. Ảnh: Alession Mamo/Al Jazeera.
Qua mắt thần gắn cửa, Alessio chụp hai y tá đang chuẩn bị tăm bông để lấy mẫu xét nghiệm. Những người nghi nhiễm Covid-19 sẽ được nhân viên y tế tới tận nhà xét nghiệm.
Hai lần mỗi ngày, Marta lấy khăn trùm đầu để hít natri bicacbonat theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là phương pháp trị bệnh từ thời Đế chế La Mã. Bà Marta cũng thường bày cho cháu mẹo này mỗi khi cô bị cúm hoặc cảm lạnh. Martha cảm thấy khá hơn song vẫn đau ngực và đôi lúc khó thở.
Cũng theo lời bác sĩ, Marta và Alessio hàng ngày tự đo nồng độ oxy của bản thân. "Máy theo dõi nồng độ oxy trở thành bạn thân của chúng tôi", Alessio nói.
Nồng độ oxy 95 được coi là ổn, còn nếu xuống 92 thì cần đến bệnh viện ngay. Nồng độ của Alessio là 99 còn của Marta là 98. Tuy vậy, Marta vẫn cảm thấy khó thở, như thể đang mặc chiếc áo lót quá chật.
Marta và Alessio ghi chép lại các triệu chứng mỗi ngày để trao đổi với bác sĩ qua điện thoại.
Ngày 12/4, Marta được kiểm tra lại để xem cơ thể còn virus không. Hai y tá đến căn hộ nhưng không thể vào trong vì không có đủ đồ bảo hộ nên làm xét nghiệm ở ngoài.
Trên tủ lạnh, Alessio và Marta dán lịch, nam châm và nhiều đồ vật khác, hầu hết được họ thu thập trong các chuyến công tác hoặc do bạn bè tặng. Dù người thân đều đặn nhắn tin động viên, Alessio thừa nhận "rất khó giữ vững tinh thần" khi số ca tử vong mỗi ngày đều xấp xỉ một nghìn.
Giữa giờ làm việc, Marta vừa uống cốc trà thảo mộc vừa nhìn ra cửa sổ. Ít nhất một lần một ngày, cô mở cửa để đón không khí sạch.
Ở đằng xa, một số người xếp hàng để vào siêu thị.
Michele, một nghệ sĩ kèn trumpet, chơi nhạc trên vỉa hè. Thay vì đi lại ngoài đường, người dân ra ban công để hít thở và cùng nhau ca hát. Như thế, họ vẫn được ở cùng nhau, bất chấp khoảng cách.
Alessio và Marta nằm trên sofa, cùng xem một bộ phim. Đến đêm, ngủ riêng giường, họ mới có thể bỏ khẩu trang.
Từ căn hộ, Marta chào một người bạn vừa mang thức ăn đến đặt trước cửa ra vào. Lúc đó là 19h, trên đường chẳng còn ai khác. Marta ra hiệu chữ "V" chiến thắng, hy vọng sẽ sớm thoát khỏi căn bệnh.
Hiện mẹ Alessio đã xuất viện, Marta cũng thở tốt trở lại.
Ảnh: Alession Mamo.
Minh Trang
Cách ly xã hội: Dở khóc dở cười khi người trẻ vào bếp Từ nấu đồ ăn cho đến làm thức uống, nhiều chuyện 'dở khóc dở cười' khi người trẻ vào bếp trong những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19. Dở khóc dở cười với nhiều "phiên bản lỗi" khi người trẻ vào bếp trong mùa dịch Covid-19 - Tấn Đạt Bọt biển đâu không thấy... Mấy ngày cách ly xã hội thấy...