Mẹ là giáo viên giỏi nhưng không ngăn được con gái quan hệ với nam sinh cùng trường và tự tử ở tuổi 15
Tuổi 15 thật đẹp với những mộng mơ và kỳ vọng cho tương lai nhưng với nữ sinh này thì lại sống rồi ra đi trong đau đớn.
Tiểu Nhã (tên thay đổi), 15 tuổi, ở thành phố Trung Hương, Hồ Bắc, Trung Quốc là một cô bé vui vẻ, đáng yêu. Mọi chuyện đều tốt đẹp cho đến khi Tiểu Nhã có mối quan hệ với bạn nam cùng trường tên Tiểu Tháp.
Ngày 29/12/2018, Tiểu Nhã bày tỏ tình cảm với Tiểu Tháp bằng tin nhắn: “Hãy yêu em. Cho em lần đầu tiên”.
Vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày, cả 2 đến khách sạn và quan hệ tình dục. Một tiếng sau, Tiểu Nhã rời khách sạn và Tiểu Tháp cấm cô bé nói với gia đình những gì đã xảy ra.
Hai ngày sau, Tiểu Tháp lại đưa Tiểu Nhã đến khách sạn nhưng lần này 2 người không làm gì. Tuy nhiên, điều mà Tiểu Nhã không ngờ rằng những lần đến khách sạn đó đã trở thành chiến tích để Tiểu Tháp khoe khoang với mọi người. Câu chuyện này sau đó đã lan rộng khắp trường.
Điều đáng nói, Tiểu Tháp coi đó là hiển nhiên và cậu bé thách thức: “Mẹ nó đến thì làm được gì? Mẹ nó đánh tao à?”. Ngược lại, Tiểu Nhã vô cùng đau đớn với lời đàm tiếu của mọi người. Cô bé mới nhận ra rằng, bạn trai đã lừa mình.
Tiểu Nhã bị trầm cảm và liên tục gây sát thương cho mình.
Ngày 3/1/2019, Tiểu Nhã dùng dao tự rạch tay. Tối 5/1, cô bé nhốt mình trong phòng, khóc và đập đầu vào tường. Lúc này, mẹ cô mới phát hiện sự kỳ lạ của con gái và biết chuyện gì xảy ra với con mình.
Ngày 6/1, mẹ Tiểu Nhã đưa con đến đồn cảnh sát tố cáo Tiểu Tháp hãm hiếp nhưng sau đó nam sinh được tại ngoại chờ điều tra. Được biết, gia đình Tiểu Tháp khá giàu có. Cha cậu bé làm kinh doanh và sau đó đã chuyển cậu đến học trường khác.
Ngày 4/4, Tiểu Nhã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, không muốn tiếp xúc với mọi người và tự gây thương tích cho mình. Có lần trong lúc hai mẹ con đi dạo gần bệnh viện. Khi một chiếc ô tô chạy qua, Tiểu Nhã đã vuột khỏi tay mẹ rồi lao vào xe. Rất may tài xế phanh gấp tránh đâm vào Tiểu Nhã. Sau sự cố, bác sĩ khuyên Tiểu Nhã cần được đưa đến bệnh viện chăm sóc đặc biệt. Thế nhưng Tiểu Nhã cực lực phản đối và mẹ cô đã chọn cách rời khỏi bệnh viện.
Khi về nhà, bệnh của Tiểu Nhã càng trầm trọng hơn, nhất là vào ban đêm. Vào giữa tháng 6, mẹ Tiểu Nhã nghe thấy một âm thanh chói tai. Cô tỉnh dậy đi vào bếp và thấy con gái đang rạch mặt bằng chiếc bát vỡ.
Video đang HOT
Chiều ngày 10/8, Tiểu Nhã và người thân đi mua đồ ăn. Trên đường đi, qua một hiệu thuốc, cô bé đã mua thuốc chống say tàu xe. Khi trở về nhà, Tiểu Nhã ăn khoai tây chiên và về phòng ngủ. Lúc sau mẹ cô bé vào phòng thì thấy con đang ngủ. Cô nhẹ nhàng lay Tiểu Nhã thì thấy bọt trắng chảy ra từ miệng cô bé.
Lá thư Tiểu Nhã để lại trước khi quyết định uống thuốc tự vẫn.
Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng Tiểu Nhã đã không qua khỏi. Trước khi đưa ra quyết định này, cô bé đã viết một lá thư tuyệt mệnh với nội dung: “Con không thể tìm được lý do để tiếp tục đối mặt với chính mình…. Con mệt mỏi, đau đớn và muốn bỏ cuộc. Lần này hãy để con thực sự thoát khỏi nó”.
Mẹ của Tiểu Nhã là một giáo viên. Sau cái chết của con gái, cô rất hối hận: “Tôi là một giáo viên giỏi, có thể dạy rất nhiều học sinh giỏi nhưng không dạy được con gái đối mặt với tình yêu. Nếu tôi biết cách giáo dục con, điều này đã không xảy ra”.
Một cái kết buồn khi tuổi đời Tiểu Nhã còn quá trẻ. Cô bé 15 tuổi không biết mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục, cô cũng không biết rằng tình dục có thể khiến mình bị tổn thương cơ thể và tâm trí. Cậu bé kia và gia đình còn tệ hại hơn. Họ không giáo dục con trai về hành vi xâm hại tình dục là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Nhiều cha mẹ chỉ biết nói với con rằng không được cho người khác chạm vào phần kín của cơ thể. Tuy nhiên, điều này là không đủ.
Ví dụ thực tế, có một nam sinh đã quan hệ tình dục với bạn gái 13 tuổi dẫn đến mang thai. Khi cha mẹ bạn gái đến để bàn bạc, nam sinh này vỗ ngực và nói: “Cháu sẽ chịu trách nhiệm”. Thế nhưng cậu bé này không biết trách nhiệm là gì mà chỉ nghĩ đơn giản trách nhiệm là đưa tiền cho cô gái phá thai.
Vì vậy, một hệ thống giáo dục giới tính hoàn chỉnh không chỉ dạy cho trẻ tự bảo vệ mình mà còn dạy cho các em nhận thức về sức khỏe thể chất, tình yêu và trách nhiệm, đạo đức và pháp luật trước khi quyết định quan hệ tình dục.
Theo Helino
Thi giáo viên giỏi, tôi được hỏi 'làm phong bì chưa'
Tôi được hỏi "đã làm phong bì chưa", khi tôi còn chưa hết ngỡ ngành thì thấy cô xòe trong tay nhiều phong bì đã chuẩn bị sẵn.
Một cô giáo đã có thâm niên trong ngành chia sẻ về mặt trái của việc chạy theo các chỉ tiêu, các danh hiệu thi đua để đạt được danh hiệu "lao động tiên tiến", "chiến sĩ thi đua" theo quy định của Bộ GD-ĐT gửi tới báo Đất Việt.
Giáo viên phải mồi câu hỏi, câu trả lời trước cho học sinh. Ảnh: VNN
Danh hiệu "lao động tiên tiến" là phần thưởng cao quý, có ý nghĩa và có giá trị rất lớn về mặt tinh thần đồng thời cũng là một cách để khẳng định với đồng nghiệp, với nhà trường về năng lực, sự đóng góp, cống hiến của một người giáo viên với nghề. Vì thế, không ai lại không muốn có được phần thưởng cao quý đó.
Tuy nhiên, bất kỳ danh hiệu thi đua nào cũng chỉ có ý nghĩa khi đó là những danh hiệu thực chất là sự cố gắng, nỗ lực thật sự của mỗi cá nhân.
Theo quy định tại Thông tư 35 của Bộ GD-ĐT, để đạt được danh hiệu "lao động tiên tiến" phải hoàn thành rất nhiều các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về giờ thao giảng, hội giảng; phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, phải viết "Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Giải pháp khoa học"...
Mặc dù thông tư cũng như chỉ đạo từ các cấp không áp đặt, ép buộc, thực hiện nghiêm túc, tự nhiên nhưng chỉ đạo là một chuyện, thực hiện là một chuyện. Ai cũng biết, chả có cái gì là tự nhiên cả, nhất là khi danh hiệu "lao động tiên tiến", "chiến sĩ thi đua" còn gắn với danh hiệu, thành tích không chỉ của cá nhân mà còn là thành tích chung của cả nhà trường, cả tập thể.
Ngay từ khi có chủ trương, cá nhân, nhà trường đã phải lên kế hoạch trước đó hàng tháng, lựa chọn giáo viên có năng lực giỏi nhất, xây dựng bài cho giáo viên dạy thử, sau đó lấy ý kiến góp ý, đóng góp từ những người có kinh nghiệm... rất nhiều thứ phải chuẩn bị.
Nói đúng nghĩa đây là cuộc thi đã sử dụng trí tuệ, công sức của cả tổ, cả nhóm, cả nhà trường, người giáo viên đi thi chỉ là người diễn.
Bởi tâm lý chung đã đi thi là phải được giải, vì vậy, khâu chuẩn bị, lựa chọn cho cuộc thi này phải đầu tư rất nhiều công sức và thời gian.
Đương nhiên, người diễn cũng phải có năng lực, có khả năng truyền đạt tốt thì giờ dạy mới tốt. Nhưng chỉ giáo viên tốt thôi thì chưa đủ, muốn giờ giảng tốt học sinh cũng phải tốt.
Như thế, ngoài việc phải chuẩn bị cho giáo viên đi thi còn phải chuẩn bị tâm lý, trang bị kiến thức cho cả học sinh tham gia vào cuộc thi của giáo viên giỏi nữa.
Nhiều trường hợp được tạo điều kiện tiếp xúc với học sinh trước đó vài buổi, lựa chọn học sinh giỏi, đánh dấu chỗ ngồi, mồi trước cho học sinh câu hỏi, bài giải, khi đến giờ giảng chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình đã sắp xếp, mọi việc sẽ ổn thỏa.
Tôi cũng là một giáo viên từng tham gia nhiều kỳ thi giáo viên giỏi, để đạt được những thành tích nhất định tôi cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thậm chí phải chứng kiến cả những tiêu cực.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên đi thi giáo viên giỏi. Vừa bước vào trường, tôi được một cô giáo gọi giật lại hỏi tôi "đã chuẩn bị phong bì chưa". Tôi ngỡ ngàng hỏi lại "phong bì gì ạ?". Cô nói, "tiền".
Lúc này tôi mới biết, ngay cả thi giáo viên giỏi, một cuộc thi đánh giá về chuyên môn cũng phải chuẩn bị phong bì cho giám khảo chấm thi. Tôi không biết việc này và đương nhiên tôi không chuẩn bị.
Buổi thi hôm đó, tôi giảng về bài thơ "Tiếng chổi che". Bài giảng của tôi được đánh giá cao, học sinh đã phải khóc nhưng giám khảo chấm cho tôi 26,5 điểm, trong khi điểm đỗ là 27 điểm.
Hết giờ, một cô giáo trong ban giám khảo có đến gần tôi an ủi, động viên, nói tôi có khả năng dạy tốt.
Tất nhiên, tôi chấp nhận kết quả đó bởi tôi tâm niệm do lần đầu đi thi nên còn rất nhiều khiếm khuyết, còn hạn chế phải khắc phục. Quan trọng hơn đó là kiến thức, là kỹ năng của tôi chứ không phải nhờ vào sự tác động nào khác.
Sau này tôi cũng tham gia nhiều cuộc thi giáo viên giỏi nữa nhưng khi một danh hiệu được gắn với thành tích thì khó tránh khỏi bị biến tướng, làm méo mó, sai lệch, thậm chí danh hiệu cuối cùng chỉ còn là hình thức mà không ai còn cảm thấy hào hứng, không còn thấy tự hào.
Hay như tiêu chí phải viết "Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Giải pháp khoa học", tôi chưa từng thấy một chỉ tiêu nào mông lung, trừu tượng, khó khăn vô cùng.
Bản thân tôi cũng thử ngồi vài lần viết ra các sáng kiến kinh nghiệm của mình nhưng đọc đi đọc lại thấy cũng hay bằng copy trên mạng vì thế, tôi chọn cách lấy lại trên mạng dán vào báo cáo cho đúng thủ tục.
Những năm gần đây, mặc dù quy định cũng có nhiều thay đổi, nhưng bệnh thành tích chưa thay đổi thì mọi cuộc thi vẫn chỉ mang tính hình thức, tạo gánh nặng cho giáo viên.
Vì thế, tôi cho rằng, thay vì đặt ra các danh hiệu, tổ chức nhiều cuộc thi ngành giáo dục nên quan tâm hơn tới chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên tập trung vào chuyên môn.
Cô giáo Lê Thùy Nhi (Hà Nội)
Theo baodatviet
Cậu bé 13 tuổi treo cổ tự tử vì không hoàn thành bài tập về nhà, lá thư tuyệt mệnh là thứ khiến cha mẹ đau lòng hơn cả Do không thể chịu nổi áp lực học tập, cậu bé 13 tuổi ở Malaysia đã chọn cách tự giải thoát vô cùng dại dột. Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác chết chìm trong áp lực, đó có thể là học tập hoặc công việc. Tóm lại, sẽ thật đau lòng khi phải chứng kiến ai đó tự làm mình...