Mẹ Hà Nội đưa con ‘vượt sướng’: Phượt xe máy, leo núi, tắm sông khắp Hà Giang
Chị Hằng – một người mẹ ở Hà Nội đã có hành trình 5 ngày đưa con ‘vượt sướng’, trải nghiệm phượt xe máy, leo núi, tắm sông Nho Quế ở Hà Giang.
Chị Bùi Thị Thu Hằng (43 tuổi, Hà Nội) vừa kết thúc chuyến khám phá Hà Giang 5 ngày bằng xe máy cùng con trai 14 tuổi và con gái 7 tuổi. Đây là chuyến đi với rất nhiều “lần đầu tiên” của ba mẹ con.
“Vợ chồng mình thường xuyên đưa bố mẹ và các con đi du lịch. Thế nhưng, chủ yếu là những chuyến đi nghỉ dưỡng, ở resort, khách sạn tiện nghi. Thậm chí, trong hai chuyến xuyên Việt bằng ô tô trước đó, mỗi chuyến kéo dài gần 20 ngày, cả nhà vẫn vừa đi vừa nghỉ là chính”, chị Hằng tâm sự.
Theo bố mẹ đi du lịch từ khi còn rất nhỏ, hai bé nhà chị Hằng có tính tự lập và thích nghi môi trường sống tốt. Thế nhưng, theo chị Hằng, các bé mới chỉ trải nghiệm những chuyến đi “sướng” – đầy đủ tiện nghi, hưởng dịch vụ chuyên nghiệp. Chuyến Hà Giang lần này, chị muốn các con có trải nghiệm thật khác: Phượt xe máy đường dài, trèo đèo, tắm sông, tận mắt chứng kiến cuộc sống dân dã của trẻ em vùng cao.
Chị Hằng cùng bé Mây (7 tuổi) và bé Huy (14 tuổi)
Chị Hằng dành hai tuần tìm hiểu, lên kế hoạch cho chuyến đi. Trước khi lên đường, chị thông báo với hai con về địa điểm, thời gian, cách thức di chuyển. “Chính mình cũng rất lo lắng trước ngày khởi hành. Thứ nhất, nhiều năm qua mình và các con chưa từng đi xe máy đường dài. Mình đã nghĩ tới “trường hợp xấu nhất” là ba mẹ con phải kết thúc hành trình ngay sau ngày đầu tiên vì quá sức. Thứ hai, hai bé nhà mình có cá tính rất mạnh, nhưng đối lập nhau: Một bạn hướng ngoại, bay bổng, một bạn hướng nội, trầm lắng. Do vậy, đưa các bạn đi khám phá, mình phải cố gắng dung hòa, hỗ trợ, “phân thân” để thích ứng cùng các con”, chị Hằng tâm sự.
Ngày đầu phượt xe máy: Giật mình thon thót
Mẹ con chị Hằng đi chuyến xe giường nằm lúc 21h từ bến xe Mỹ Đình để tới thành phố Hà Giang. Khoảng 3 giờ sáng, ba mẹ con đến homestay, địa điểm quen thuộc của các phượt thủ, vừa nghỉ chân trước chuyến đi, vừa là nơi có thể thuê xe máy. Chị Hằng đã liên hệ với một người dẫn đường bản địa và thuê thêm một người lái xe. Sáng hôm sau, người dẫn đường chở chị Hằng và con gái, người lái xe còn lại chở con trai 14 tuổi. Ba mẹ con bắt đầu hành trình 5 ngày khám phá Hà Giang bằng xe máy.
Chặng hành trình bắt đầu từ 6h sáng, di chuyển từ thành phố Hà Giang đến Du Già. Quãng đường dài 90km. Trước giờ khởi hành, chị Hằng nóng ruột, đầy lo lắng. Đã hơn 20 năm, chị chưa từng ngồi xe máy đi quá 20km mà quãng đường lần này lại là đường đèo núi, dài tới 90km. “Kinh nghiệm” đi xe máy của hai bé thì “gần như bằng 0″, chỉ một vài lần được bố chở xe máy từ nhà ra bể bơi… cách 300m.
Lo lắng, bồn chồn nhưng đã đưa con lên tới đây thì chị không thể bỏ cuộc.
Người dẫn đường chở chị Hằng và bé mây trên một chiếc xe cào cào
“Đặc sản của Hà Giang là núi, nên đoạn đường từ thành phố Hà Giang – Thuận Hòa – Thái An – Đường Thượng có cơ man nào là khúc cua trái, cua phải. Cứ đếm nhanh từ 1 tới 5 lại gặp một khúc cua, lúc thì là cua tay áo lên dốc cao chót vót, lúc lại xuống vực sâu hun hút”, chị Hằng kể.
Trước khi đi, chị cứ lo mình và con sẽ ngủ gật. Nhưng thực tế, dù gió mát hiu hiu nhưng ba mẹ con chẳng dám ngủ. “Mình mở căng mắt, tay bấu chặt đuôi xe, tim đập thình thịch theo tay lái của người dẫn đường. Thỉnh thoảng một chiếc xe đột ngột xuất hiện ở đoạn cua mà không có tiếng còi báo, mình giật mình thon thót. Quả thật, đến Hà Giang thì những người rong chơi ngạo mạn nhất cũng có thể “trớ” mật xanh, mật vàng trên những cung đường núi này”, người mẹ Hà Nội chia sẻ.
Choáng váng vì con đường dẫn đến Du Già nhưng ba mẹ con cũng choáng ngợp với khung cảnh mây trời, núi non trùng điệp. Chị Hằng như bị thôi miên trong tiếng gió, tiếng thác, bóng nắng, mây trời…. “Đến một cái chớp mắt mình cũng thấy tiếc vì sợ bỏ lỡ cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên”, chị nói.
Khi tới được homestay tại Du Già, bé Mây mệt lừ còn bé Huy lại “bình thản như không”. Ba mẹ con ăn trưa, nhận phòng, nghỉ ngơi và chuẩn bị trải nghiệm tắm thác.
Đoạn đường từ homestay đến con thác dài hơn một km. Ba mẹ con đi bộ xuyên qua bản người Mông, người Tày. Con đường lổn nhổn đất đá, lúc lên dốc, lúc xuống dốc nhưng tuyệt nhiên không có bóng cây. Nắng nóng khiến hai bạn nhỏ bắt đầu chán nản. “Mình vốn quen với cảnh kêu ca nên cố gắng phớt lờ. Thật may, sau đó không lâu dòng thác lớn đổ ào ào hiện ra trước mắt. Phía dưới là một hồ bơi tự nhiên trong vắt như gương”, chị Hằng kể.
Bé Mây vội vã nhảy xuống hồ nước mát lạnh: bơi, lặn, hò hét… đầy khoái chí. Cô bé theo người dẫn đường trèo lên mỏm đá cao 4m, rồi nhảy bùm xuống theo dòng thác rơi theo hướng dẫn. Chị Hằng dõi theo để quan sát con thật kĩ.
Bé Mây thích thú trải nghiệm nhảy, bơi tại thác
Ngày đầu tiên của chị Hằng và hai con kết thúc với một giấc ngủ êm đềm. “Ngày đầu tiên mệt nhoài nhưng đầy cảm xúc. Hai bạn nhỏ không ngủ gật, không nhét chân vào nan hoa xe máy, không nôn trớ… thế đã là thành công rồi”, chị Hằng nghĩ.
Ngày thứ 2: Leo núi ngắm đom đóm
Video đang HOT
Ngày thứ hai, chị Hằng cùng các con chinh phục chặng đường Du Già tới Mèo Vạc, dài 90 km. Ba mẹ con lại tiếp tục “hú hồn” vượt những đoạn cua trái rồi cua phải, dốc lên rồi dốc xuống… Đi được một giờ, bé Mây bắt đầu ngủ gật. Chị Hằng gồng mình, một tay giữ con, một tay bám vào đuôi xe, cơ thể tê cứng. “Mình phải nhờ hai lái xe dừng nghỉ chân để giúp con tỉnh táo trở lại, tranh thủ ngắm những cánh đồng ngô bạt ngàn”, chị Hằng kể.
Đến đầu giờ chiều, đoàn đã về tới làng H’Mong ở Pả Vi, Mèo Vạc. Căn phòng mẹ con chị Hằng ở nhìn ra ruộng ngô ngút mắt và xa xa là điểm lên dốc của Mã Pí Lèng. Nghỉ ngơi một chút, cả đoàn bắt đầu hành trình hiking tới đỉnh núi cao nhất của xã Lũng Pù để săn đom đóm.
Trên đường đi, ba mẹ con qua rừng trúc Tìa Cố Xi. Khung cảnh rừng trúc thẳng tắp tuyệt đẹp, ánh nắng xuyên qua những chiếc lá trúc lấp lánh khiến chị Hằng mê mẩn không muốn rời.
Rừng trúc đẹp lịm tim
Chị Hằng mê mẩn khu rừng trúc, không muốn rời
Đoạn đường lên đỉnh núi cao nhất của xã Lũng Pù chỉ 2km nhưng đường dốc, đá lổn nhổn nên hành trình như xa vạn dặm. Bé Mây, bé Huy gắng sức chinh phục. Tiếc thay, hôm đó gió to và lạnh nên đom đóm không lên nhiều.
Bé Huy và Mây tiếc nuối vì không săn được đom đóm
Thế nhưng hai bạn nhỏ cũng đã kịp trải nghiệm những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên đường lên đỉnh núi
Cả nhà trở về phòng lúc 21h, mệt nhoài chìm vào giấc ngủ.
Ngày 3: Tắm sông Nho Quế
Ba mẹ con chị Hằng dành ngày thứ ba để rong chơi ở hẻm vực Tu Sản, được mệnh danh hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á với kiến tạo địa chất độc đáo. Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng, có chiều cao vách đá gần 1.000 m, dài gần 2km. Dưới chân vực là sông Nho Quế uốn lượn vắt qua.
Để xuống khu vực này, ba mẹ con phải đi bộ hàng trăm bậc thang để xuống bến thuyền. Đến nơi, mẹ con chị Hằng lôi thuyền SUP ra bơi, nhảy xuống sông tắm. “Đang nắng nóng được thả mình xuống dòng sông mát lạnh khiến mình nhớ về trải nghiệm vài năm trước tại Nga. Khi ấy, vừa xông hơi xong, mình cũng nhảy bùm xuống hồ băng lạnh ngắt”, chị Hằng kể. Bé Mây sung sướng khi được bơi thỏa thích ở “hồ bơi đặc biệt”, nằm giữa những vách đá cao khổng lồ.
Ba mẹ con chèo SUP trên sông Nho Quế
Buổi trưa, cả nhà ăn dê nướng, gà nướng trên mỏm đá “có view triệu đô”.
Lúc lên xe trở về thì trời bắt đầu có bão, mây đen ùn ùn kéo đến, những chiếc ghế nhựa bay tứ tung xuống vực, bụi mù mịt và… con hẻm nên thơ khi sáng trở nên “hung dữ”. Nhưng người dẫn đường vẫn yêu cầu ba mẹ con rời đi ngay vì nếu mưa xuống thì xe không lên được. “Thật may khi cả nhà vượt khỏi con dốc, về homestay an toàn”, chị Hằng nói.
Buổi chiều, cả nhà từ Mèo Vạc đi Đồng Văn, quãng đường 40km. Ba mẹ con qua Mã Pì Lèng khi trời vừa mưa xong, những đám mây bay cuồn cuộn, cảm giác như có thể nắm lấy. Do trời mưa nên kế hoạch tới mỏm đá lưỡi quỷ, qua đường đi bộ vách đá trắng phải hủy bỏ.
Ngày ba kết thúc sau khi được massage và tắm lá thuốc.
Ngày 4: Những lần đầu đáng nhớ
Ngày thứ tư là chặng Đồng Văn – Quản Bạ dài 120 km. Lúc này, hai bạn nhỏ đã thấm mệt. “Mình muốn ghé vào thăm phố cổ Đồng Văn, trải nghiệm các hoạt động nhuộm vải, nghề truyền thống của bà con dân tộc nhưng hai bạn lại muốn khám phá thiên nhiên hơn. Mẹ đành chiều ý”, chị Hằng nói.
Ngày thứ 4 lịch trình khá dày nhưng hai bạn nhỏ lại học được nhiều điều thú vị. Cả nhà leo cột cờ Lũng Cú cao gần 1.500m, thăm những ngôi nhà trình tường lợp ngói âm dương của người Lô Lô, ngắm hoa tam mạch còn sót lại và phát hiện hóa ra loài hoa bé tí ấy lại ăn được, khám phá Dinh “Vua Mèo”…
Trên đường trở về homestay, bé Mây mệt phờ, ngủ ngon lành bất chấp mẹ giữ đến mỏi nhừ tay. “Nhưng lúc ấy mình thấy tự hào vì các con đã gần hoàn tất hành trình”, chị Hằng nói.
Ngày 5: Trở về trong hạnh phúc
Sáng ngày cuối cùng ở Hà Giang, ba mẹ con đi bộ tham quan bản người Dao, qua cầu treo Nặm Đăm, sau đó lên xe đi 55km, về lại TP Hà Giang.
Chị Hằng hài hước ví các con như “miếng thịt” và trải nghiệm thì giống như gia vị ngọt ngào. “Cứ ướp đẫm chúng trong trải nghiệm rồi ngày nào đó chúng sẽ mềm và ngon”, chị Hằng nói.
Sau hành trình 5 ngày với vô vàn lần đầu, nhiều lúc mệt mỏi, phàn nàn, cáu kỉnh, hai bạn nhỏ vui vẻ thấy rõ. Cậu bé Huy vốn không hào hứng khi bắt đầu nhưng ngày trở về cũng liên tục nhắc đến những điều thích thú trong chuyến đi, cởi mở hơn với mẹ. Hai đứa trẻ líu lo kể về những điều chúng mắt thấy tai nghe trong hành trình tới ông bà, bố. Điều đó làm chị Hằng hạnh phúc.
“Mình muốn các con được mở rộng tầm mắt, ngắm nhìn đất nước tuyệt vời, để sau này, dù có đi đâu, các con cũng khao khát trở về. Sau chuyến đi, các con cũng nhận thức được sự khác biệt của mình và những bạn nhỏ vùng cao còn khó khăn, thiệt thòi. Các bạn ấy có thể kém hơn các con về điều kiện học tập, sinh hoạt nhưng có trải nghiệm tuổi thơ hấp dẫn, đặc biệt, môi trường sống trong lành mà các con hiếm có…”, chị Hằng tâm sự. “Đây thực sự là chuyến đi giúp các con “vượt sướng”, tự vượt qua ngưỡng chịu đựng của bản thân để mang về trải nghiệm khó quên”, người mẹ nói thêm.
Ảnh: NVCC
3 người bạn xây homestay ở Hà Giang trong dịch
"Khởi công xây dựng ngay trong đại dịch, bọn mình ban đầu cũng e ngại, sợ rủi ro.
Tự nhận có chút liều lĩnh khi đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch giữa thời điểm mọi thứ "đóng băng", Thái, Bằng và Giang quyết định chấp nhận rủi ro để hiện thực hóa ước mơ.
Những ngày nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu mở cửa trở lại, đón khách du lịch ngoại tỉnh cũng là lúc căn homestay của Lê Hồng Thái (sinh năm 1991, Sơn La) và hai người bạn, Lê Bằng (sinh năm 1988, Hà Nội), Đức Giang (sinh năm 1994, Hà Nội), dần hoàn thiện.
Nằm trên một triền đồi nhỏ, cách phố cổ Đồng Văn khoảng 600 m, căn homestay với tổng diện tích gần 800 m2 là tâm huyết của 3 người bạn có chung tình cảm dành cho mảnh đất Hà Giang.
Tuy nhiên, cả ba vẫn quyết tâm xắn tay vào làm với mong muốn tạo nên một nơi dừng chân mang nét riêng cho những người có chung sở thích", Hồng Thái nói với Zing.
Căn homestay của 3 người bạn nằm trên một triền đồi nhỏ, cách phố cổ Đồng Văn khoảng 600 m.
Liều lĩnh
Tháng 5/2020, trong một lần đến Hà Giang du lịch, Thái và Bằng nhanh chóng phải lòng mảnh đất này và nhận thấy tiềm năng kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây nên bắt đầu tìm hiểu về việc xây homestay.
Mất 4 tháng để tìm được mảnh đất ưng ý, thuyết phục chủ nhà cho thuê và thêm chừng đó thời gian lo liệu các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để được cấp phép xây dựng, hai người bạn bắt đầu thêm những mảng màu đầu tiên vào bức tranh đang mường tượng trong đầu.
"Lúc đó, bọn mình cũng nghĩ đơn giản lắm, rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát trong vài tháng, sau đó sẽ bắt đầu kinh doanh được. Sau dịch, nhu cầu về du lịch cũng sẽ rất lớn", Thái kể.
Tuy nhiên, tình hình nhanh chóng vượt khỏi dự liệu của đôi bạn khi các đợt dịch bùng phát, việc giãn cách phải kéo dài. Đã có lần, Bằng định từ bỏ vì quãng đường khoảng 12 tiếng di chuyển từ Hà Nội lên Đồng Văn quá xa, cô sợ không thể kinh doanh và làm quen với cuộc sống ở đây.
Homestay mang phong cách gần gũi, tận dụng các góc view đẹp trên cao.
"May hai đứa cuối cùng cũng vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu, quyết tâm làm. Trong thời gian lên ý tưởng có thêm Giang ngỏ ý hợp tác cùng. Thêm người, thêm sức, bọn mình nhanh chóng triển khai".
Ngày 17/3, homestay chính thức khởi công. Do tình hình dịch phức tạp, hơn 6 tháng sau đó, chỉ có Thái túc trực ở công trình, hai người còn lại hỗ trợ từ xa. Từ năm 2017, Thái cũng kinh doanh một homestay khác ở Mộc Châu, là điểm check-in nổi tiếng của khá nhiều bạn trẻ.
"Dù vậy, Hà Giang vẫn là một thử thách mới với điều kiện và con người hoàn toàn khác. Ở Đồng Văn, mọi chi phí từ nguyên vật liệu đến thuê thợ đều cao hơn. Tuy nhiên, thời gian làm homestay ở Mộc Châu giúp mình có kinh nghiệm lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp và cách sắp xếp công việc hiệu quả hơn".
Hy vọng
Sau nhiều thử thách, căn homestay của nhóm bạn đang bước vào những công đoạn cuối cùng, có thể đưa vào sử dụng từ cuối tháng 11.
Homestay được chia làm 3 phần chính, một là dãy nhà liền kề có 4 phòng lấy cảm hứng từ nhà của người Tày, Giáy với ngói âm dương truyền thống. Loại ngói này cũng được mua cũ từ huyện Yên Minh, cách Đồng Văn khoảng 50 km.
Thứ hai là dãy nhà chính gồm 2 tầng, tầng một là khu nhà tập thể dành cho khách đoàn, kho, quầy lễ tân và phòng nhân viên; tầng 2 là bếp, quầy bar, cà phê, ăn uống trong nhà và ngoài trời với view toàn cảnh thị trấn.
Thứ ba là khu glamping với 3 lều dành cho khách muốn trải nghiệm mô hình cắm trại nhưng vẫn tiện nghi, có tầm nhìn ra những dãy núi trùng điệp.
Homestay đang bước vào những công đoạn cuối cùng trước khi đón khách.
"Mình bắt đầu du lịch từ những năm là sinh viên, từng đến nhiều địa danh. Mỗi chuyến đi đều khiến mình cảm thấy yêu mảnh đất hình chữ S hơn, cũng chính vì thế, mình hy vọng thỏa mong muốn được ở những nơi mình đã đi qua và góp một phần nhỏ vào nền du lịch địa phương và Việt Nam nói chung".
Sắp tới, đợi tình hình vẫn duy trì ổn định, 3 người bạn sẽ chính thức khai trương homestay. Các thành viên thay nhau quản lý ở Hà Giang, sau đó khi mọi thứ vào guồng sẽ thuê người dân địa phương vận hành.
Dù chưa biết tương lai sẽ ra sao, với nhóm bạn yêu Hà Giang, việc hoàn thành căn homestay trong thời điểm khó khăn đã là một thành công đáng ghi nhận và tự hào.
"Bọn mình đã xác định đâm lao thì phải theo lao. Mọi người cũng chấp nhận rủi ro, nếu dịch diễn biến phức tạp sẽ tính đến phương án khác, còn bây giờ, bọn mình tràn ngập hy vọng và sự hào hứng".
Những mùa hoa vắng khách du lịch Tháng 11, cúc họa mi ở Sa Pa, Hà Nội, tam giác mạch ở Hà Giang và dã quỳ ở Đà Lạt đã nở rộ nhưng vắng khách tham quan. Hoa tam giác mạch nở rộ ở thảo nguyên Suôi Thầu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ngày 27/10. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều du khách phải tạm gác lại...