Mẹ Hà Nội chia sẻ: Năm nay nhà tôi quyết ăn Tết tối giản với 15 triệu đồng!
“Tết năm nay gia đình tôi sẽ ăn Tết tối giản” – Thu Hương chia sẻ.
Sắm Tết cho gia đình, lên kế hoạch chi tiêu sao cho “vừa đủ” là bài toán hóc búa khiến nhiều người đau đầu trong thời điểm này. Chỉ hơn 1 tháng hơn nữa Tết Nguyên đán đã đến cùng với sự bận rộn cuối năm, nhiều người bắt đầu lập ngân sách chi tiêu và sắm sửa ngay từ bây giờ.
Lên kế hoạch chi tiêu Tết cụ thể
Ảnh minh họa
Gia đình Thu Hương (36 tuổ.i) ở Hà Nội chia sẻ, do năm nay thu nhập bị giảm sút nhiều nên gia đình cô dự tính sẽ chi khoảng 15 triệu đồng cho Tết.
Trước hết, phần mua sắm Tết không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa, thực phẩm tươi sống và các loại bánh kẹo để đãi khách.
Hương chia sẻ rất rõ ràng kế hoạch tiêu Tết của mình: “Với 3 triệu đồng, chúng ta có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu trong khoảng 7-10 ngày Tết.
Ngoài ra, việc mua sắm quần áo mới cho các con là cách để cùng đón xuân với tâm trạng phấn chấn nhất.
Đừng quên khoản chi 1 triệu cho việc trang trí nhà cửa với hoa mai, hoa đào, lì xì, và các vật dụng trang trí khác để không gian sống thêm phần ngập tràn không khí Tết”.
Cụ thể kế hoạch chi tiêu như sau:
Mua sắm Tết:
Thực phẩm cho các ngày Tết: 1.5 triệu (bánh chưng, giò lụa, thịt lợn, gà, măng, dưa hành…)
Đồ tráng miệng và bánh kẹo: 1 triệu (bánh kẹo, mứt…)
Đồ uống: 500 nghìn
Quần áo mới:
Video đang HOT
Tr.ẻ e.m: 1 triệu/trẻ = 2 triệu.
Trang trí nhà cửa:
Hoa, cây cảnh: 1 triệu (hoa đào, cây cảnh trang trí…)
Đồ trang trí: 500 nghìn (đèn lồng, phụ kiện trang trí…)
Ảnh minh họa
Lễ chùa đầu năm:
Lễ vật và công đức: 500 nghìn.
Quà biếu người thân và bạn bè:
Quà biếu: 2 triệu (bánh kẹo, rượu, trà, cà phê…)
Lì xì: 3 triệu
Du xuân:
Thăm Văn Miếu: 300 nghìn (vé vào cổng và tiề.n công đức).
Các địa điểm khác: 700 nghìn
Dự trữ cho chi phí phát sinh:
Dự phòng: 1.5 triệu (đi lại, ăn uống, sức khỏe…)
Tổng cộng: 15 triệu đồng.
Quyết tâm đón Tết tối giản
Năm nay Hương mua sắm đón Tết tại nhà ở Hà Nội cũng đơn giản hơn rất nhiều.
“Không còn mua size mứt, bánh kẹo to đùng nữa, thay vào đó mua size bé vừa xinh, có không khí Tết hơn. Đào quất cũng size bé xinh xinh, vừa hợp nhà nhỏ xinh, vừa tiết kiệm tiề.n. Mọi năm thích hoành tráng, cái gì cũng phải to thật to, thích mua sắm tưng bừng thì năm nay, chồng bảo vợ mua quần áo mới đi, mình nói không luôn.
Năm nay biết đến tối giản, cuối năm thảnh thơi đọc sách uống cafe thay vì săn sale mệt bở hơi tai mà vẫn tốn tiề.n còn thấy không cần thiết, chật nhà. Năm nay trong chuyện sắm Tết mình biết đến chữ buông và tối giản đi.
Năm nay mình cũng biết đến thế nào là sống hạnh phúc thật sự thay vì chớp nhoáng, không kịp hưởng thụ thời khắc Tết. Mình chỉ sắm những đồ tốt cho sức khỏe, ít bánh kẹo. Khách đến nhà mình có thể uống cafe không đường, nhiều nước uống siêu ngon, siêu tốt cho sức khỏe, nhiều rau, ít dầu mỡ trong bữa cơm nữa”, Hương chia sẻ.
Ảnh minh họa
Đối với quan điểm của hai vợ chồng Hương thì bố mẹ nào cũng là bố mẹ của cả hai. Nên hai vợ chồng biếu tặng mỗi bên giống nhau.
“Mình thấy thay đổi năm nay tốt hơn so với các năm trước. Mình chi tiêu ít hơn, bớt nặng tâm lý, có thời gian rảnh rỗi tận hưởng hương vị Tết. Mình mua sắm ít bánh kẹo vì mình hiểu nó không tốt và cũng không cần mua size to hay quá nhiều, chỉ vừa đủ, mà vẫn cảm thấy tròn trịa Tết xưa. Cách chi tiêu Tết vừa tốt cho sức khỏe, vừa không lãng phí đó mới chính là tiêu chí của mình”, Hương cho biết.
Con trai xuất khẩu lao động bí mật trở về, mẹ bật khóc khi nhận ra giữa chợ
Khoảnh khắc người mẹ rơi nước mắt nhận ra con trai sau mấy năm xa cách khiến cộng đồng mạng thổn thức.
Hôm 27/11, anh Nguyễn Ngọc Bẩy (SN 1990, quê Hưng Yên) từ Nhật Bản trở về Việt Nam gặp mẹ. Mẹ anh là bà Đào Thị Xuyện (SN 1969), quê gốc Hưng Yên, đã có hơn 10 năm bán rau củ tại chợ dân cư ở phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội).
Bẩy đeo khẩu trang, đóng giả người tới mua hàng ở quầy rau củ của mẹ. Anh để điện thoại trước ngực, vừa hỏi giá mớ rau, quả trứng... vừa quay lại khoảnh khắc đặc biệt này. Bà Xuyện không hề nhận ra con trai qua giọng nói, dáng người.
Người mẹ không nhận ra con trai ở những phút đầu gặp mặt.
Đôi bên trao đổi như người mua - kẻ bán bình thường. Khi Bẩy cố tình đưa ra đồng Yen Nhật như một gợi ý đặc biệt cho mẹ, bà Xuyện vẫn vô tư nói "cô không biết đồng này là đồng gì", "không tiêu được"...
Cho đến khi chàng trai Hưng Yên gỡ khẩu trang, người mẹ tròn mắt bất ngờ, hô lớn "ối giời ơi" rồi bật khóc. Khoảnh khắc người mẹ vừa gạt nước mắt, vừa mắng yêu con trai "sao bảo không về" khiến người xem xúc động.
Khoảnh khắc nhận ra con trai, người mẹ xúc động bật khóc.
Đoạn video được anh Bẩy đăng trên kênh TikTok cá nhân thu hút hơn 6 triệu lượt xem, hơn 200.000 lượt "thả tim" và hơn 5.000 lượt bình luận quan tâm.
Dân mạng để lại nhiều bình luận xúc động về khoảnh khắc mẹ con gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách như: "Mình đã khóc khi xem video này?", "Dễ thương quá", "Xem video thấy hạnh phúc lây. Chắc cô phải mong con nhiều lắm mới òa khóc như vậy"...
Trao đổi với PV VietNamNet, Ngọc Bẩy cho hay, anh sang Nhật Bản làm việc từ năm 2016. Công việc của anh là sản xuất linh kiện ô tô cho một công ty tại tỉnh Ibaraki. 8 năm qua, anh chỉ về thăm nhà duy nhất một lần vào năm 2022.
Năm nay, Ngọc Bẩy quyết định về quê ăn Tết cùng gia đình. Vì muốn gây bất ngờ cho mẹ, anh đã bí mật trở về rồi đóng giả người mua hàng để xem phản ứng của mẹ. Anh không ngờ, sự xuất hiện bất thình lình của mình khiến mẹ xúc động đến vậy.
Ngọc Bẩy dành cho mẹ tình yêu thương đặc biệt.
"Mẹ mình có hơn 10 năm bán hàng ở đây. Ngày nào hai mẹ con cũng gọi video nói chuyện nên mình biết rõ mẹ bán hàng ở đâu, giờ nào... Lúc gặp, mình cố tình nói lái giọng, đeo khẩu trang để xem mẹ có nhận ra không. Nào ngờ, mẹ không nhận ra.
Lúc mình gỡ khẩu trang, mẹ hô lớn rồi mắng yêu. Câu mắng của mẹ khiến mình chảy nước mắt", Bẩy kể.
Ngay tối hôm đó, mẹ con Bẩy bắt xe về quê. Bố của Bẩy biết con trai về nước cũng vui mừng và xúc động không kém.
Căn nhà chàng trai Hưng Yên xây để báo hiếu bố mẹ.
"Thường xuyên gọi điện trò chuyện với bố mẹ, mình hiểu, bố mẹ cũng rất thương và mong ngày mình về. Thời gian qua, mình cố gắng làm việc, mỗi tháng gửi cho bố mẹ một khoản chi tiêu.
Năm 2023, mình đã hoàn thành tâm nguyện xây cho bố mẹ căn nhà khang trang để mai này an hưởng tuổ.i già", Bẩy tâm sự.
Dịp này, anh Bẩy dự định ở lại Việt Nam một thời gian vừa để ăn Tết cùng gia đình, vừa chuẩn bị hồ sơ sang Nhật Bản ký hợp đồng lao động mới.
Bố 76 tuổ.i lần đầu đón Tết đông đủ, nghẹn ngào phút tiễn con đi làm xa Tết được xem là quãng thời gian để mỗi gia đình trở nên gắn kết và sum vầy bên nhau sau một năm vất vả. Hơn bao giờ hết, ông bà, bố mẹ có con cháu đang học tập, làm việc xa nhà thì Tết mới là thời điểm để đoàn viên. Dù Tết to hay nhỏ, chỉ cần có con cháu ở...