Mẹ giận khi tôi muốn cho vợ về ngoại ăn Tết
Tôi 30 tuổi, người Hà Nội. Vợ 29 tuổi, người Hải Phòng, quen và yêu nhau bốn năm rồi cưới được ba năm. Vợ tôi đang mang bầu bé đầu tiên.
Bố mẹ tôi ngoài 50 tuổi, kinh doanh tự do tại nhà nên giờ giấc rất thoải mái. Trên cương vị một người chồng, tôi thấy rất may mắn và biết ơn khi cưới được em làm vợ. Em đảm đang, tháo vát, không chơi bời, không đua đòi bạn bè, nấu ăn rất ngon, hiếu thuận với ba mẹ hai bên, chu toàn việc nhà. Em đang làm cho công ty nước ngoài, ổn định, lương tháng hơn 30 triệu. Mẹ tôi không thích em từ lúc biết hai đứa yêu nhau, lý do em là người ngoại tỉnh. Rồi trời vẫn xe duyên cho chúng tôi nên vợ chồng.
Về làm dâu, em lo mọi thứ, từ đi chợ, nấu nướng (mẹ tôi không hề nấu ăn từ khi em về, nếu hôm nào em bận việc không nấu ăn thì mẹ tỏ thái độ khó chịu), giặt giũ, phơi áo quần, chăm lo cho tôi từng bữa ăn giấc ngủ. Sinh hoạt phí trong nhà gồm điện nước, internet, chợ búa vợ chồng tôi chi trả, 1-2 tháng một lần đều biếu bố mẹ hai bên ít tiền tiêu.
Tôi thấy em đã làm tròn vai trò một người vợ đảm, một người con dâu ngoan hiền; vậy mà dường như những gì em làm là chưa đủ với mẹ tôi. Mẹ luôn chê bai, trách móc em là quét nhà không sạch, hay về quê ngoại dù đã là gái có chồng (1-2 tháng em về ngoại một lần vào dịp cuối tuần, có lúc về một mình, có lúc tôi cùng về), không lo chu toàn việc cúng bái, hương khói trong nhà (mẹ tôi theo đạo Phật, ăn chay và cúng 4 lần/tháng).
Em vẫn ăn chay, nấu đồ ăn chay cho cả gia đình. Hàng tháng, em mua hoa quả về để thờ cúng trong nhà, mâm cỗ cúng em cũng phụ làm chứ không bao giờ để mẹ tôi phải làm một mình. Nói thật, nếu em ăn mặn và không nấu đồ chay vào những ngày đó, mẹ cũng không có quyền gì để trách móc em cả. Vậy mà mẹ tôi lại không hiểu và thông cảm được cho em, không nhìn vào điểm tốt của em; chỉ soi mói, hạch sách những điều rất nhỏ nhặt trong gia đình. Chúng tôi đi làm đã mệt mỏi, về nghe mẹ cằn nhằn càng mệt hơn.
Mẹ chê trách em trước mặt tôi, còn trước mặt em thì mẹ nhăn nhó, khó chịu chứ không nói gì. Ngoài ra, nếu tôi phụ vợ quét nhà, dọn dẹp chén bát, phơi đồ, mẹ sẽ đá thúng đụng nia với bài ca muôn thủa: “Hồi xưa, một mình tao làm hết vẫn nuôi sống được cái nhà này đó thôi. Giờ có tí việc cũng nhác”, hoặc “Việc bếp núc, nhà cửa là của đàn bà, mày xen vào làm gì”. Mẹ còn đi kể xấu vợ tôi với họ h àng, bạn bè, vạch áo cho người xem lưng rồi hả hê rằng mình phải ghê gớm con dâu mới sợ.
Tôi là con của mẹ mà còn thấy mẹ vô lý, huống gì vợ tôi, nhưng em chưa bao giờ ca thán hay trách móc mẹ nửa lời. Mọi người đừng hỏi tại sao tôi không nói chuyện, tâm sự để mẹ hiểu, tôii kể tiếp câu chuyện bên dưới mọi người sẽ biết lý do thôi.
Video đang HOT
Cách đây một tuần, tôi nói chuyện với mẹ rằng sẽ cho vợ về bên ngoại ăn tết vì năm nay vợ bầu bì, nhà ngoại lại neo người. Tôi vừa mở đầu câu chuyện, mẹ đã la lối, quát tháo, chửi bới tôi là ngu dốt, không biết dạy vợ còn xúi vợ về ngoại, đã đi làm dâu thì phải biết điều mà ở lại nhà chồng lo lễ tết. Rồi sau đó, mẹ lôi những câu chuyện cũ ra để trách móc, chê bai vợ tôi như tôi kể ở trên.
Thật sự, tôi rất sốc vì cách hành xử của mẹ, không sao hiểu được. Mẹ cũng là phụ nữ, từng làm dâu, sao mẹ không hiểu và cảm thông cho vợ tôi? Sau đó, tôi đề cập đến kế hoạch sau khi vợ tôi sinh con, một lần nữa mẹ lại chửi bới: “Mày lớn rồi, thích làm gì thì làm, có vợ con rồi thì cần gì bố mẹ, coi như tao mất đứa con”. Tôi phải làm sao đây?
Chồng làm ăn thua lỗ, vợ có tiền tỷ nhưng không bỏ xu nào giúp đỡ thì bị oán "cạn tàu ráo máng", cô đủng đỉnh nhắc nhở vài điều mà anh chồng giỏi phải "câm nín"
Sự việc đã qua vài năm nên nhiều khi anh cũng quên bẵng mất. Anh chỉ nhớ người đi mua nhà là anh, tiền cũng từ trong túi anh lấy ra nhưng không nhớ số tiền ấy làm thế nào mà có.
Vợ chồng nếu muốn đi được cùng nhau lâu dài thì phải luôn tâm niệm "tuy hai mà một", đồng lòng và chia sẻ với nhau mọi điều. Nếu còn tâm lý tính toán thiệt hơn, đề phòng được mất, phân biệt rành mạch "của anh, của em" thì sẽ rất khó lấy được sự toàn tâm toàn ý của người còn lại.
Hoà (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô kết hôn đến nay được 6 năm và có một cậu con trai chung. Ai cũng nói Hòa may mắn khi lấy được Khương bởi anh có tài, giỏi giang kiếm ra nhiều tiền lại không sa đà vào tệ nạn. "Quả thật chồng tôi vẫn luôn giữ lối sống chuẩn mực, dù đã có của ăn của để nhưng không chơi bời phóng túng. Nếu không phải như thế thì tôi cũng chẳng ở cạnh chồng cho tới bây giờ", Hòa nói.
Mới đây công ty Khương lâm vào khủng hoảng, thua lỗ nặng đứng trước bờ vực phá sản. Tình hình kinh tế khó khăn chung, bạn bè Khương ai cũng chật vật nên anh chẳng biết nhờ ai giúp đỡ. Khương sực nhớ ra Hòa có món tiết kiệm cả tỷ đồng do bản thân cô đi làm dành dụm được và bố mẹ vợ bán đất chia cho các con. Khương mừng thầm cho rằng rắc rối đã được giải quyết nhưng Hòa lại thẳng thừng từ chối, dẫu Khương chỉ vay và hứa sau này có sẽ trả lại.
Ảnh minh họa
"6 năm nay tôi vì cái nhà này mà cố gắng ngày đêm để mẹ con cô được ở nhà đẹp, đi ô tô sang nắng chẳng đến mặt mưa chẳng đến đầu. Tôi vừa gặp trắc trở thì cô quay lưng làm ngơ. Cô sống cạn tàu ráo máng, chẳng còn chút tình nghĩa nào như thế sao? Tôi quả thật đã nhìn nhầm cô rồi!" , Khương oán hận vợ.
Hòa cười nhạt hỏi chồng: "Nhà này, xe này là anh mua cho tôi hay sao?". Khương cứng họng không biết đáp lại thế nào. Sự việc đã qua vài năm nên nhiều khi anh cũng quên bẵng mất. Anh chỉ nhớ người đi mua nhà là anh, tiền cũng từ trong túi anh lấy ra nhưng không nhớ số tiền ấy làm thế nào mà có.
Sau đám cưới Hòa nghỉ việc về làm cho chồng. Lúc đó Khương vừa mở cửa hàng kinh doanh, lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Hòa làm cho chồng sẽ giúp anh tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên.
Sau 4 năm cửa hàng của vợ chồng Hòa thu lợi đáng kể, quy mô cũng mở rộng hơn. Họ mua được nhà, tậu được xe, cuộc sống cải thiện rất nhiều. Hòa mang bầu nhưng vẫn làm quần quật đến gần ngay sinh, hết 1 tháng ở cữ cô lập tức quay trở lại cửa hàng, con phải để cho người giúp việc. 4 năm ấy Hòa đã cống hiến tất cả sức lực và kiến thức mà mình có cho cửa hàng của hai vợ chồng.
Lúc còn nghèo thì mọi chuyện rất êm xuôi nhưng vừa phất lên Khương bắt đầu cư xử khác thường với vợ. Anh không còn tôn trọng và nể vợ như trước. Từ việc kinh doanh của cửa hàng tới các vấn đề khác trong cuộc sống, Khương luôn tự mình quyết định mà không hề bàn bạc hay tham khảo ý kiến, sở thích của vợ.
Đến việc mua nhà, mua xe Khương cũng rủ bạn bè đi cùng. Khi anh mang giấy tờ nhà về, Hòa mới ngã ngửa biết hóa ra chồng đã mua nhà. Và việc của cô chỉ là hì hục dọn nhà, sắp xếp lại mọi thứ theo chỉ đạo của Khương.
Những tài sản lớn như nhà, xe đã như vậy, tất nhiên những khoản mua sắm nhỏ hơn Khương càng không bao giờ thương lượng với vợ. Nếu Hòa lên tiếng chất vấn và trách móc thì Khương sẽ đáp lại bằng mớ lời lẽ kiểu "tiền của tôi thì tôi thích làm gì là quyền của tôi, cô không có tư cách tham gia". Chuyện của cửa hàng, Hòa góp ý thì Khương sẽ gạt đi ngay: "Cửa hàng của ai?".
Trước tình hình ấy Hoà nhanh chóng đưa ra quyết định đi làm bên ngoài. 4 năm đó Hòa không hề lĩnh đồng lương nào từ chồng nhưng công sức cô bỏ ra thì thậm chí còn hơn Khương. Nhà và xe mang tiếng Khương mua song thực chất là công sức của 2 vợ chồng vun góp vào.
Ảnh minh họa
"2 năm vừa qua tôi không còn làm chung với chồng nữa, chuyện của anh ấy thì tôi lại càng chẳng có tư cách biết tới. Hàng tháng chồng đưa tôi một khoản vừa đủ để chi tiêu, dù anh ấy mang tiếng kiếm ra tiền, hụt đâu tôi phải bù lương của mình vào. Chồng tôi mua bán gì, biếu tặng ai, cho ai vay, cho em trai chồng bao nhiêu tiền mua nhà, Tết nhất mừng tuổi bố mẹ từng nào... tất tật tôi đều không được biết và cấm được hỏi tới. Đơn giản thôi vì đó không phải tiền của tôi nên chẳng có quyền - chồng tôi luôn nghĩ như thế", Hòa kể.
"Khi anh thành công tôi không được chia sẻ và đồng hành, vậy có lý nào lúc anh thất bại tôi lại phải chung vai gánh vác? Là anh đã gạt tôi ra khỏi cuộc sống của anh trước. Còn chuyện chăm lo cho gia đình, tôi tự thấy những đóng góp của tôi chẳng thua kém gì anh, từ cả vật chất lẫn công sức", Hòa đanh thép nói với Khương.
Khương tái mặt không biết phải biện minh cho bản thân thế nào bởi những điều cô nói đều đúng cả. Anh không hết lòng với đối phương thì làm gì có tư cách đòi hỏi đối phương phải "dốc gan ruột" vì mình? Nhận ra điều đơn giản đó nên Khương chẳng dám trách móc vợ thêm. Hiện tại Hòa chấp nhận một mình cáng đáng gia đình cho anh thời gian và không gian để vực lại công việc đã đủ khiến anh mãn nguyện rồi.
Muốn tìm lại cảm xúc với chồng Vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm, chưa có con cái và sắp ra ở riêng, tổng thu nhập tầm 40 triệu, tôi và chồng thu nhập tương đương. Cả hai làm cùng lĩnh vực IT nên thông cảm và hiểu về ngành của nhau. Một năm trở lại đây, tôi không có hứng thú với chuyện chăn gối. Nói thêm, vợ chồng...