Mẹ Edison và lời nói dối giúp con trai thành thiên tài vang danh thế giới
Ít ai ngờ rằng, Thomas Edison từng có một tuổi thơ đầy sóng gió. Từng bị đuổi học vì quá “ngu dốt” và lơ đãng trong lớp, ông đã trở thành nhà phát minh của mọi thời đại nhờ cách dạy dỗ của mẹ.
Có nhiều câu chuyện chưa rõ tính xác thực xoay quanh thời thơ ấu của nhà phát minh bóng đèn điện, song tất cả đều dựa trên sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu của Thomas Edison (11/2/1847-18/10/1931) và vai trò của người mẹ vĩ đại.
Edison là một trong những nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. Ông được người đời ca ngợi là vĩ nhân nhờ một loạt phát minh nổi tiếng như bóng đèn, máy hát, máy ghi âm…
Trước khi qua đời ông có khoảng 1500 bằng sáng chế. Trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông và các bằng sáng chế khác ở Anh Quốc, Pháp, và Đức.
Thế nhưng ít ai ngờ rằng, Thomas Edison từng có một tuổi thơ không thông minh cho lắm… Edison còn từng bị cho là có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển vì 4 tuổi mới biết nói.
Tuổi thơ, Edison lại bị nhiều người ghét bởi… hỏi quá nhiều. Trong khi những đứa trẻ khác còn đang ham chơi thì Edison lại luôn tò mò về mọi thứ xung quanh.
“Edison không chịu học hành mà luôn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 tất nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các bạn khác mà thôi!”, một thầy giáo của Edison thậm chí từng than phiền.
“Mẹ là người tạo ra tôi”, Thomas Edison nói về người khiến mình từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn đến nhà phát minh của mọi thời đại.
Năm 7 tuổi, Edison nhận được một mẩu giấy từ thầy giáo trường tiểu học Port Huron, bang Michigan với yêu cầu mang về nhà cho mẹ đọc.
Bà Nancy, mẹ Edison nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc xong thì bật khóc nức nở. Sau đó, bà cố gắng giữ bình tĩnh đọc cho con nghe: “Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình”.
Bởi vậy, sau 3 tháng đến trường, Edison đã nghỉ học và được mẹ dạy dỗ cả về học hành và các kỹ năng, bài học sống quan trọng.
Khi mẹ qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vang danh thế giới, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”.
Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ”.
Lời nói dối năm xưa của mẹ Edison đã giúp con trai không ngừng tiến bộ. Khi cả thế giới quay lưng với Edison, bà quyết định dùng niềm tin, tình yêu của mình để dạy dỗ con nên người. Trong mắt người mẹ, Edison là một thiên tài chứ không phải đứa trẻ ngu dốt.
Video đang HOT
Người mẹ vĩ đại này đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho con trai, bao bọc, che chở và là người thầy suốt đời của ông. Cuối cùng bà Nancy đã chứng minh cho cả thế giới thấy, họ đã đánh giá sai về con trai bà.
Trong lớp học của những năm 1800, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó.
Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện. Và trước đó, Thomas Edison bị giáo viên xem là có vấn đề về tâm thần.
Thầy Reverend G. B. Engle đã miệt thị học sinh 7 tuổi Thomas Alva Edison là kẻ đần độn, tâm thần. Edison đã rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.
Mặc dù Edison dường như có tham dự 2 trường học khác trong thời gian ngắn, song thiên tài này dành phần lớn tuổi thơ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ.
Trong cuốn tiểu sử “Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ”, Louise Betts giải thích Edison là một đứa trẻ thường tìm hiểu mọi thứ theo cách của riêng mình và tự chơi một mình ngoài trời cả ngày dài, việc ngồi yên trong phòng học là điều rất khổ sở.
Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da.
Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ, thậm chí bà còn sử dụng hình phạt này nặng hơn cả chồng.
Edison không thể học trong nỗi sợ hãi, không thể ngồi yên và ghi nhớ. Cậu thích nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài và đặt câu hỏi. Nhưng Reverend Engle bực tức với các câu hỏi của Edison. Vì lý do này, cậu không học được bao nhiêu từ trường học trong mấy tháng đầu và luôn đạt điểm kém.
Bà Nancy, mẹ của Edison đã chứng minh cho cả thế giới thấy, họ đã đánh giá sai về con trai bà
Sau khi cho Edison nghỉ học, mẹ cậu bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày để dạy cậu. Bà cũng truyền cho Edison niềm đam mê đọc sách. Chỉ trong vòng 6 năm, mẹ Edison đã truyền lại cho con tất cả kiến thức lịch sử, văn học, khoa học, nghệ thuật…
Bên cạnh đó, bà luôn nhắc nhở Edison các đức tính thật thà, ngay thẳng, tự tin, cần cù, lòng ái quốc và tình yêu nhân loại. Edison học hành tiến bộ nhanh khiến cha ông rất hài lòng và thường xuyên cho con tiền mua sách.
Câu chuyện trên đã chứng minh, người thầy tốt nhất của con, không ai khác, chính là cha mẹ. Việc giáo dục trẻ phải bắt đầu từ gia đình. Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ và cũng là người thầy sẽ dạy trẻ lâu nhất. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường phó mặc con mình cho các thầy cô giáo.
Có thể nói, những lời động viên tích cực như mẹ Edison từng nói và cách dạy dỗ của bà đã thay đổi số mệnh của một con người, thậm chí biến một người bị đánh giá là thiểu năng thành một nhà đại tài.
Bí quyết để dạy con cách quản lý tiền ở các lứa tuổi
Một nhà tâm lý học chia sẻ, khi cô học lớp 3, một người quản lý ngân hàng đã đến lớp học của cô và mỗi đứa trẻ đều có được mở tài khoản ngân hàng gửi tiền thường xuyên. Đó là một bài học rất có giá trị, vì vậy bố mẹ nên dạy trẻ quản lý tiền từ bé.
Tuổi từ 2 đến 3
Bác sĩ Dorothy Singer (Mỹ) nói rằng, trẻ em từ 2 đến 3 tuổi chưa hiểu giá trị của đồng tiền nhưng chúng có thể bắt đầu học cách nhận biết tên các đồng tiền.
Con bạn có thể dạy trẻ qua màu sắc, hình dạng của các đồng tiền khác nhau, sau đó ghép với hình ảnh trên tiền để trẻ nhận biết về mệnh giá tiền.
Ảnh minh họa. Ảnh: Brigh side
Hãy cũng trẻ nhỏ chơi trò chơi mua bán hàng trực tiếp cùng mình tại nhà, bạn có thể cung cấp cho con bạn một số thông tin mới về việc mua sắm mà không cần ra ngoài.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng hộp ngũ cốc và trái cây... làm vật phẩm trong cửa hàng.
Đổi tiền của bạn để lấy thức ăn, cho con xem phiếu giảm giá và nói về bán hàng như một trò chơi thú vị sẽ khiến con hào hứng tìm hiểu về chủ đề này nhiều hơn.
4 đến 5 tuổi
Trước khi đi siêu thị, hãy đưa cho đứa trẻ một phiếu giảm giá nhớ yêu cầu chúng để mắt đến các sản phẩm nằm trong danh sách được giảm.
Cách này sẽ làm con cảm thấy như đang giúp bố mẹ, làm một việc quan trọng. Một cách khác để dạy trẻ mẫu giáo về tiền là thành lập một nhà hàng tưởng tượng ở nhà.
Ảnh minh họa. Ảnh: Brigh side
Bạn hãy chuẩn bị một bữa ăn tối tại nhà, giải thích một số điều cơ bản trong suốt trò chơi như cách cư xử với nhân viên nhà hàng và cách đặt bàn. Sau bữa tối rằng chúng phải trả hóa đơn. Bạn có thể sử dụng tiền giả vờ cho phần này.
Con bạn cũng nên học tầm quan trọng của việc chờ đợi. Nó là một kỹ năng quan trọng để tiết kiệm, chi tiêu. Để thực hành, tìm một món đồ chơi có giá hợp lý mà con bạn muốn, yêu cầu con phải chờ và tiết kiệm tiền đến khi có được nó.
6 đến 8 tuổi
Sau khi nhận được trợ cấp, con bạn cần học cách tiết kiệm tiền. Bạn có thể cung cấp những con heo đất để con tiết kiệm tiền cho các mục đích khác nhau.
Các chuyên gia nói rằng, đây cũng là thời điểm bạn có thể đưa con đến ngân hàng để có thể tiết kiệm tiền, điều này có thể biến thành một sự kiện thú vị trong trẻ.
Ảnh minh họa. Ảnh: Brigh side
Mở một tài khoản tiết kiệm cho con bạn và giải thích lợi ích của việc có tiền gửi thường xuyên và cách ngân hàng trả lãi suất cho người dùng.
Nếu có thể, bạn cũng có thể đưa con ghé thăm một bảo tàng về sự phát triển của tiền tệ.
9 đến 12 tuổi
Khi con bạn 9 tuổi, bạn có thể bắt đầu đọc nhãn giá với con và so sánh chúng. Khi bạn chọn mua một sản phẩm, đừng quên nói về chất lượng khi bạn đưa ra quyết định với trẻ.
Bạn cũng có thể thử sử dụng một cuộn giấy vệ sinh từ một thương hiệu trong một tuần và sau đó chuyển sang một thương hiệu khác vào tuần sau. Thảo luận về sự khác biệt với con bạn, cùng đưa ra lựa chọn mua gì cùng nhau.
Bằng cách này, con có thể tìm hiểu về giá trị đồng tiền và cách lựa chọn hàng hóa.
Tuổi từ 13 đến 15
Các chuyên gia nói rằng, đây là một độ tuổi tốt để tìm hiểu về thị trường chứng khoán.
Bạn có thể giả vờ đầu tư vào các công ty mà con bạn quen thuộc như Nike, Coca-Cola... Con và bạn có thể xem tin tức tài chính cùng nhau và giải thích mọi thứ bằng các thuật ngữ đơn giản.
Hãy cố gắng thảo luận về lợi nhuận mà con sẽ kiếm được khi đầu tư, nhưng nhất định đừng quên đề cập đến những rủi ro.
Cách dạy con của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới tạo ra những đứa trẻ biết đồng cảm và hạnh phúc Thấu cảm là môn học chính quan trọng, được xem là yếu tố giúp trẻ em Đan Mạch trở thành những người hạnh phúc và rèn luyện nên các nhà lãnh đạo thành công. Nhắc tới Đan Mạch, người ta nghĩ ngay tới truyện cổ Andersen, đồ chơi Lego, bia Carlsberg... và 'danh hiệu' quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo nghiên...