Mẹ đơn thân trả 1,5 triệu đồng tiền trợ cấp, nhường cho người nghèo
Nhà tâm lý học xã hội Erich Seligmann Fromm từng có một câu nói khá nổi tiếng rằng: ” Not he who has much is rich, but he who gives much ” (tạm dịch: ” Giàu không phải là có nhiều tiền mà là người cho đi thật nhiều “).
Câu nói mang hàm nghĩa sâu sắc này có lẽ rất phù hợp với bà H.T.T – một người phụ nữ bán vé số nghèo nhưng có trái tim nhân ái.
Một trang mạng xã hội chia sẻ về câu chuyện người phụ nữ bán vé số trả lại tiền trợ cấp. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, mới đây một trang fanpage về cộng đồng Bình Dương đã chia sẻ bài viết cho biết vào 12/10, cô H.T.T mang theo 1,5 triệu đồng đến văn phòng khu phố 9, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) với mong muốn trả lại tiền trợ cấp. Số tiền này bà T. được nhận theo Quyết định số 09, dành cho người lao động bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chia sẻ tại văn phòng khu phố, người phụ nữ này tâm sự do cảm thấy bản thân vẫn có thể tự lo được cuộc sống nên muốn nhường lại cho những bà con khác khó khăn hơn.
Trước hành động tử tế của bà T., cán bộ làm việc tại khu phố 9 (phường Phú Hòa) rất xúc động, bày tỏ sự kính nể, tôn trọng. Vị đại diện bày tỏ, hoàn cảnh của bà T. cũng rất khó khăn, chồng mất sớm, con trai thì làm công nhân nên cũng bị ảnh hưởng từ dịch.
Ngoài ra, một người hàng xóm của bà T. chia sẻ: ” Hoàn cảnh nhà bà ấy khó khăn, tôi thấy thương nên thỉnh thoảng có gì lại mang qua cho bà ấy. Đến tôi còn bất ngờ khi biết bà T. đến trả lại tiền trợ cấp. Tôi thấy nhiều trường hợp không thật sự khó khăn như bà T. nhưng ít ai làm được như thế “.
Bà con lao động tự do tại Bình Dương nhận tiền trợ cấp mùa dịch. (Ảnh: Vietnamnet)
Câu chuyện về người phụ nữ bán vé số nghèo, từ chối nhận tiền trợ cấp để nhường cho bà con khó khăn hơn khiến nhiều người cảm động. Chia sẻ với báo Đất Việt, bà tâm sự rằng khi còn đi bán vé số, mỗi ngày bà nhận được 100 nghìn đồng tiền lãi. Con trai bà T. làm công nhân, lương mỗi tháng cũng hơn 5 triệu đồng. Số tiền gần 10 triệu đồng được chia thành nhiều khoản, bao gồm chi tiêu sinh hoạt, trả nợ sửa nhà. Hiện tại, gia đình bà T. còn nợ khoảng hơn 30 triệu đồng.
Khi được hỏi về hành động trả tiền trợ cấp, bà T. tâm sự: ” Con tôi làm công nhân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cháu cũng được công ty hỗ trợ rồi. Số tiền được công ty hỗ trợ, cháu cũng mua thêm thức ăn về nhà 2 mẹ con ăn, bên cạnh đó tôi cũng được anh em, người dân địa phương hỗ trợ mì tôm, nước mắm, mẹ con tôi còn sức khỏe nên không thể nhận thêm lần 2 tiền trợ cấp “. Bên cạnh đó, người mẹ đơn thân này cũng rất tự hào khi nhắc về người con duy nhất của mình. Theo lời kể của bà, cậu con trai năm nay đã 21 tuổi, hiện đang làm công nhân nhưng ngoan, biết thương mẹ nên không chơi bời.
Ngoài tiền hỗ trợ, bà con còn được nhận thêm đồ ăn. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, thế nhưng không ít câu chuyện đẹp, ấm lòng đã được chia sẻ khiến cộng đồng mạng xúc động. Với hành động tử tế của bà T. và con trai, bạn có cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Anh chàng số nhọ: Vừa về quê thì công ty gọi đi làm, hụt tiền hỗ trợ
Những ngày gần đây, câu chuyện hồi hương của bà con ở khu vực phía Nam đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.
Đa phần đều cho rằng về quê lúc này là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp, thu nhập giảm sút sau nhiều tháng vừa qua. Tuy nhiên cũng có người gặp phải câu chuyện "dở khóc dở cười" như anh chàng dưới đây.
Anh chàng "kể khổ" thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, một anh chàng đã lên mạng xã hội chia sẻ về "combo số nhọ" mình nhận được sau khi về quê. Anh nói trong đoạn clip: "Mới về quê được 3 bữa rồi, thấy mọi người về nhiều quá cũng bắt chước chạy về theo, đang cách ly tại nhà ở Bến Tre nè. Xong cái sáng hôm qua tiêm chủng nhắn tin thông báo có lịch tiêm... Đợi 1 tháng không thấy về quê cái có tin nhắn à.
Xong cái chiều tổ trưởng gọi điện, nói sáng đem CMND ra nhận tiền trợ cấp đợt 3, 2 vợ chồng với đứa con được 3 triệu đồng. Rồi, vậy mất 3 triệu đồng luôn. Còn nữa, mới tức thời nè, công ty gọi điện kêu tuần sau đi làm được không em. Rồi giờ lên Sài Gòn bằng cách nào, có ai giống mình không. Khổ quá đi mà."
Chia sẻ của chàng trai nhận được sự đồng cảm từ nhiều người. (Clip: TikTok)
Mặc dù chưa rõ thực hư câu chuyện này, cần xác minh thêm để có cái nhìn khách quan nhưng chỉ sau ít giờ đăng tải nó đã nhận được lượt tương tác lớn từ cư dân mạng vì nhiều người cho biết họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
"Trời y hệt nhà tôi luôn. Vừa về quê đầu tuần thì giữa tuần công ty báo hoạt động lại, mà về rồi quay lại Sài Gòn đâu dễ", bạn T.H. bình luận.
"Vậy mới nói kiên nhẫn chút là gặp thời rồi. Giờ ai ở lại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai là sáng suốt lắm nè, các công ty mở lại, thiếu đầy công nhân", tài khoản V.C. chia sẻ.
"Hiện tại Sài Gòn, Bình Dương gần như an toàn nhất rồi, tỉ lệ tiêm chủng cao, F0 khỏi bệnh nhiều, y tế cũng đầy đủ, đỉnh dịch đã qua, đáng nhẽ phải ở lại ổn định cuộc sống", bạn Q.D nêu quan điểm.
Nhiều người chia sẻ mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế hiện nay, ngoài chăm lo đời sống an sinh cho bà con thì TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang nỗ lực tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể "giữ chân" người lao động. Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lời ông Võ Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương như sau: "Chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch. Đến thời điểm này, cuộc sống đang dần trở lại bình thường nên rất mong người dân cố gắng vượt qua khó khăn, ở lại để lao động, sản xuất. Doanh nghiệp thì có đủ công nhân, người lao động thì có thu nhập để ổn định.
Sắp tới, tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án mở cửa đón người lao động đã về quê quay lại Bình Dương sản xuất, khi các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, cuộc sống trở lại bình thường hoàn toàn."
Đoàn người từ Bình Dương về quê sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết, mới đây, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản về các giải pháp giữ chân lao động gửi đến công đoàn địa phương, công đoàn ngành trong bối cảnh hàng nghìn người rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định: "Việc được tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất sẽ giúp người lao động, người sử dụng lao động giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả".
Công nhân được tiêm chủng đầy đủ trước khi quay lại làm việc. (Ảnh: Phụ Nữ Pháp Luật)
Như vậy, có thể thấy cơ quan chức năng đang tạo điều kiện tối đa để bà con ở lại thành phố được đảm bảo cuộc sống. Trước những động thái này, hi vọng mỗi người sẽ đưa ra sự lựa chọn sáng suốt cho mình.
Sao Việt háo hức đi nhận tiền hỗ trợ mùa dịch Như bao người, những nghệ sĩ này cũng đã nhận được tiền hỗ trợ trong hoàn cảnh dịch bệnh ảnh hưởng, mất nguồn thu nhập. Chiều ngày 3/10, một số nghệ sĩ Việt đã khoe trên trang cá nhân về việc được nhận tiền hỗ trợ của nhà nước. Theo đó, nghệ sĩ Quốc Thuận cho hay anh đã nhận được 1 triệu...