Mẹ đơn thân đấu tranh để được thừa nhận
Trong vài tuần ngắn ngủi, Zou Xiaoqi, một bà mẹ đơn thân ở Thượng Hải, đã cảm thấy cuộc đời thay đổi khi được chính quyền chấp nhận.
Sau khi sinh con năm 2017, Zou Xiaoqi, nhân viên một công ty đa quốc gia ở Thượng Hải, yêu cầu công ty trả tiền trợ cấp thai sản, nhưng không được chấp thuận vì không có giấy đăng ký kết hôn.
Các đôi vợ chồng ở Trung Quốc được hưởng bảo hiểm và trợ cấp thai sản thông qua chương trình hỗ trợ tài chính cho phụ nữ sau sinh con. Tuy nhiên, người hưởng quyền lợi này cần cung cấp giấy chứng nhận kết hôn và thông tin về bố của đứa trẻ.
Khi chính quyền Thượng Hải bác khiếu nại đòi trợ cấp của Zou, cô kiện lên tòa và dành ba năm tiếp theo để đấu tranh pháp lý, nhưng liên tục thất bại khi vụ kiện bị bác với hai lần kháng cáo. Sau đó, vào đầu năm nay, thành phố bất ngờ bỏ điều kiện về kết hôn. Hồi tháng ba, Zou vui mừng vì tiền trợ cấp được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của cô.
Song Zou chưa kịp ăn mừng thì chỉ vài tuần sau, chính quyền thành phố lại khôi phục chính sách như trước. Những bà mẹ đơn thân như Zou một lần nữa không đủ điều kiện để nhận các khoản trợ cấp thai sản nhằm hỗ trợ phụ nữ trong thời kỳ nghỉ sinh con.
“Tôi luôn biết có khả năng này”, Zou, 45 tuổi, nói. “Nếu họ bắt tôi trả lại tiền, tôi sẽ trả”.
Zou Xiaoqi cùng con trai. Ảnh: AP.
Hành động không nhất quán của chính quyền Thượng Hải phản ánh một định kiến rộng lớn hơn ở Trung Quốc về vấn đề gia đình và giới. Luật pháp Trung Quốc không có quy định rõ ràng cấm phụ nữ độc thân sinh con. Nhưng các chính sách kế hoạch hóa gia đình chỉ hướng đến các cặp vợ chồng đã kết hôn và giới chức địa phương từ lâu chỉ phê duyệt trợ cấp thai sản dựa trên những quy định đó.
Duy nhất tỉnh Quảng Đông là cho phép phụ nữ không kết hôn đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản. Ở nhiều địa phương khác, phụ nữ vẫn bị phạt tiền hay các hình thức phạt khác vì sinh con ngoài giá thú.
Nhưng khi tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm mạnh trong những năm gần đây và một thế hệ mới đề cao nữ quyền đang phát triển nhanh chóng, các quy chuẩn cũ của Trung Quốc ngày càng chịu áp lực mạnh mẽ hơn.
Giờ đây, một nhóm nhỏ phụ nữ Trung Quốc đang đấu tranh để được đảm bảo quyền lợi thai sản, bất kể tình trạng hôn nhân của họ là gì, và rộng hơn là để được chấp nhận quyền tự quyết định sinh sản.
Video đang HOT
Tuy nhiên, câu chuyện của Zou Xiaoqi ở Thượng Hải là bằng chứng cho thấy các thách thức mà những nhà hoạt động nữ quyền Trung Quốc phải đối mặt.
“Chưa bao giờ có sự thay đổi nào về chính sách”, một nhân viên tại đường dây nóng cung cấp thông tin về bảo hiểm thai sản của chính quyền thành phố Thượng Hải cho biết khi được hỏi qua điện thoại. “Các bà mẹ đơn thân chưa bao giờ đáp ứng đủ yêu cầu”.
Zou phát hiện ra mình có thai sau khi chia tay với bạn trai và quyết định làm mẹ đơn thân. Cô khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh để được công nhận dù bản thân không cần tiền. “Vấn đề nằm ở quyền lựa chọn”, Zou nói. Khi một phụ nữ không kết hôn có thai, “người ta thường bảo họ hãy kết hôn hoặc phá thai. Tại sao không cho họ quyền lựa chọn thứ ba?”.
Ngày nay, nhiều phụ nữ Trung Quốc có học vấn và năng lực từ chối kết hôn, sinh con hoặc cả hai. Chỉ 8,1 triệu cặp đôi kết hôn trong năm 2020, theo thống kê từ chính phủ, mức thấp nhất kể từ năm 2003.
Không có thống kê chính thức về số bà mẹ đơn thân, nhưng một báo cáo năm 2018 của Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc ước tính nước này sẽ có ít nhất 19,4 triệu bà mẹ đơn thân vào năm 2020. Con số trên bao gồm cả phụ nữ góa chồng và ly hôn.
Zhang A Lan chơi đùa với con trai trong một công viên gần nơi cô sinh sống ở tỉnh Hà Bắc. Ảnh: NYTimes.
Theo Zhang A Lan, nhà làm phim 30 tuổi ở tỉnh Hà Bắc, khi lớn lên, cô đã chứng kiến việc những phụ nữ “không chồng mà chửa” luôn bị coi là xấu xa và tội lỗi. Nhưng vào hai năm trước, thời điểm cô quyết định sinh con mà không kết hôn, trên mạng xã hội, các ý kiến phản đối những định kiến cũ bắt đầu xuất hiện nhiều. “Kết hôn rõ ràng không phải điều kiện tiên quyết để sinh con”, Zhang nói.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cho biết khoảng cách về nhận thức giữa trên mạng và thực tế là vô cùng lớn.
Nhiều người Trung Quốc vẫn lo lắng về gánh nặng tài chính và sự kỳ thị của xã hội đối với những người làm mẹ đơn thân, Dong Xiaoying, một luật sư ở Quảng Châu đấu tranh mạnh mẽ cho quyền lợi của các bà mẹ đơn thân và người đồng tính, cho hay. Những người đồng tính nữ cũng thường bị từ chối phúc lợi thai sản bởi Trung Quốc không công nhận hôn nhân đồng giới.
Dong, người cũng muốn có con mà không lấy chồng, chia sẻ rằng cha mẹ cô cảm thấy quyết định này thực sự khó hiểu. “Nó giống như việc tiết lộ với gia đình rằng bạn là người đồng tính vậy. Vẫn còn rất nhiều áp lực”, cô nói.
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm mạnh những năm gần đây, sau khi chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ đã làm giảm số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhận thức được mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế, chính phủ bắt đầu khuyến khích phụ nữ sinh thêm con.
Hôm 31/5, Trung Quốc thông báo cho phép các cặp vợ chồng có đến ba con. Kế hoạch 5 năm mới nhất của chính phủ công bố hồi năm ngoái hứa hẹn về những chính sách sinh đẻ “hòa nhập” hơn, làm dấy lên hy vọng cho những bà mẹ đơn thân.
Nhưng thực tế chưa cho thấy điều đó, Dong đánh giá. Khác xa với việc trao quyền cho phụ nữ, giới chức Trung Quốc gần đây đã tìm cách đẩy phụ nữ ra khỏi lực lượng lao động và trở về với vai trò giới truyền thống, điều hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của những bà mẹ đơn thân. “Từ góc độ quản trị, họ không thực sự cởi mở”, cô nói.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc năm nay nhấn mạnh kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm “của cả vợ và chồng”. Hồi tháng một, ủy ban đã từ chối đề xuất cho phép phụ nữ độc thân đông lạnh trứng, với lý do lo ngại về đạo đức và sức khỏe.
Việc bác bỏ quá mức các chuẩn mực về giới vẫn có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Tháng trước, mạng xã hội Douban của Trung Quốc đã đóng cửa một số diễn đàn nổi tiếng, nơi phụ nữ thảo luận về mong muốn không kết hôn hay sinh con. Người kiểm duyệt trang cáo buộc những nhóm này “cực đoan”.
Câu chuyện của Zou Xiaoqi là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy bản thân giới chức Trung Quốc cũng vẫn chưa chắc chắn về quyền sinh sản của những phụ nữ không muốn kết hôn.
Khi thành phố quyết định mở rộng đối tượng hưởng quyền lợi thai sản hồi đầu năm, các quan chức không đề cập cụ thể tới các bà mẹ đơn thân. Thông báo chỉ nói rằng việc “đánh giá kế hoạch hóa gia đình”, vốn trước kia yêu cầu giấy đăng ký kết hôn, giờ đây không còn cần đến loại giấy tờ này nữa.
Nhưng vào tháng 4, một lần nữa những phụ nữ trong thành phố lại bị yêu cầu trình giấy đăng ký kết hôn trước khi nộp đơn xin nhận phúc lợi thai sản trực tuyến.
“Các quan chức địa phương không muốn chịu trách nhiệm”, Dong cho hay “Không cơ quan cấp quốc gia nào nói rằng các nguyên tắc kế hoạch hóa gia đình được phép nới lỏng, vì thế, họ không muốn là người đi đầu”.
Nhiều phụ nữ hy vọng áp lực từ công chúng một ngày nào đó sẽ khiến những quy định như vậy bị bãi bỏ.
Teresa Xu, 32 tuổi, tận mắt chứng kiến sự thay đổi như thế vào năm 2019, khi cô đệ đơn kiện chống lại lệnh cấm đông lạnh trứng đối với phụ nữ độc thân. Theo lời Xu, ban đầu, thẩm phán coi cô như một “cô bé ngây thơ”. Nhưng khi vụ kiện của cô nhận được ủng hộ trên mạng xã hội, các quan chức trở nên tôn trọng hơn.
Dù vậy, vụ kiện vẫn trong tình trạng chờ xử lý và các quan chức không cập nhật cho Xu thêm bất kỳ tin tức nào trong hơn một năm qua. Song Xu cho biết cô hoàn toàn tự tin.
“Không thể nào dự đoán họ sẽ làm gì trong hai hoặc ba năm tới”, Xu nói. “Nhưng tôi tin không có cách nào phủ nhận sự phát triển và mong muốn của xã hội. Không có cách nào đảo ngược được xu hướng này”.
Xót xa số phận của ca sĩ Angela Trâm Anh vừa đột ngột qua đời ở tuổi 36
Angela Trâm Anh được mọi người nhận xét là người hiền lành, gần gũi.
Sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan, ca sĩ Angela Trâm Anh vừa trút hơi thở cuối cùng tại Mỹ, hưởng dương 36 tuổi. Sự ra đi của cô khiến cho cả gia đình, đồng nghiệp và khán giả vô cùng xót xa.
Khi phát hiện bị mắc bạo bệnh vào dịp đầu năm 2021, giọng ca 8x chỉ thông báo cho một vài người bạn thân thiết. Nhạc sĩ Lê Xuân Trường cho biết, Angela Trâm Anh từng rất buồn bã và luôn bật khóc mỗi khi nhắc đến chuyện bệnh tật.
Vào giai đoạn đó, ông chỉ biết động viên cô giữ tinh thần và xét nghiệm kĩ càng từ nhiều bác sĩ khác nhau.
Một khán giả có theo dõi chặng đường hoạt động của Angela Trâm Anh thì tâm sự rằng: "Tuy con đường ca hát của chị không dài, nhưng tôi vốn ấn tượng với phần trình diễn "Không cần nói" của chị.
Lâu lâu xem lại vẫn thấy tiếc vì sao chị không xuất hiện nhiều hơn nữa. Một tiếng hát quá đẹp. Giàu cảm xúc lẫn kỹ thuật, hoàn toàn có khả năng nổi tiếng hơn. Nay nghe tin chị qua đời lòng bỗng hẫng đi, quả thật cuộc đời quá vô thường".
Ở hải ngoại, một vài nghệ sĩ từng tiếp xúc với Angela Trâm Anh cũng không giấu được sự bàng hoàng khi nghe tin buồn. Mọi người đều nhận xét, cô rất hiền lành, gần gũi và nhiều tài năng.
Angela Trâm Anh sinh năm 1985 và được công chúng nhắc nhớ tới khi thể hiện đầy tình cảm bài hát "Không cần nói". Ít ai biết rằng ngoài làm ca sĩ, cô còn là y tá trưởng và từng công tác trên các chuyến bay quốc nội.
Cuộc đời của Angela Trâm Anh khá gian truân khi cô từng là mẹ đơn thân và nuôi cậu con trai đang độ tuổi khôn lớn. Dù có nhiều khó khăn, vất vả xong cô vẫn luôn cố gắng để làm mọi thứ tốt nhất cho cả cô và con.
Mang bầu trước cưới được mẹ bạn trai đưa 100 triệu để "cắt đứt mọi quan hệ", 5 năm sau cuộc hội ngộ bất ngờ ở siêu thị lại khiến bà phải tê tái "Buồn hơn khi bố mẹ cho chọn lựa giữa em và tài sản gia đình, Đ. đã phũ phàng hất bỏ mọi lời thề non hẹn biển của hai đứa...", cô gái kể. Xã hội hiện đại việc có bầu trước cưới được coi là niềm vui song hỉ của nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải mẹ chồng nào tư tưởng cũng...