Mẹ dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cậu con trai nhất định cãi lại, nghe lời giải thích mà dân tình phục quá trời quá đất
Ủa thì con nói đúng mà mẹ ơi, chỉ là không đúng ý mẹ thôi.
Đối với nhiều bố mẹ, trăm nghìn khó khăn khi đi làm có lẽ không bằng 2 tiếng dạy con học bài ở nhà. Từ nhẹ nhàng, giảng giải tình cảm cho đến gào thét, đập bàn, đập ghế, thậm chí nhiều bố mẹ còn lôi đủ các vật dụng trong nhà ra để dọa con mà vẫn không ăn thua. Đặc biệt, nếu phụ huynh nào có con thông minh nhưng quá… có chính kiến, thì đúng là vui có vui thật nhưng đôi lúc cũng phải uống thuốc bổ thần kinh.
Sau đây, xin giới thiệu một màn trả treo xứng đáng đi vào… lịch sử sách giáo khoa. Khi được mẹ dạy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thanh niên này cảm thấy không phục. Thay vào đó, cậu nhóc nhất quyết giữ vững quan điểm của mình. Đó chính là: ĂN QUẢ NHỚ PHẢI… CHẤM MUỐI.
Ăn quả nhớ phải… chấm muối. Có vẻ ở nhà học sinh này cũng mê các thể loại trái cây chấm muối lắm đây nên mới lậm vào cả bài học như thế.
Thậm chí khi mẹ khẳng định lại: Cô giáo dạy là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cậu bé vẫn giữ vững quan điểm: Không, ăn quả phải chấm muối. Thật là “ối giời ôi” luôn.
Dù không đúng với yêu cầu tuy nhiên ai cũng phải phục lăn trước sự sáng tạo và lầy lội của học sinh, chưa kể việc miêu tả cũng hết sức hợp tình hợp lý. Một bên, mẹ muốn truyền tải thông điệp về lòng biết ơn, một bên, cậu nhóc suy nghĩ một cách thực tế nhất có thể. Có vẻ ở nhà học sinh này cũng mê các thể loại trái cây chấm muối lắm đây nên mới lậm vào cả bài học như thế. Mẹ kèm con học phen này chắc cũng tăng xông mất thôi.
Quả thật, muốn biết thế nào là sáng tạo, hãy hỏi học sinh tiểu học. Một hình ảnh, một câu chuyện bình thường, dưới suy nghĩ ngây thơ cùng trí tưởng tượng vượt trội của những đứa trẻ đều có thể tạo ra những tác phẩm “để đời”.
Chẳng hạn, nếu là bạn, bạn có nghĩ ra những cách điền thành ngữ bá đạo như dưới đây không?
10 điểm cho tinh thần sáng tạo, trả lời sai bét nhưng câu nào nghe cũng rất có lý.
Cái khó ló cái khôn các anh chị ạ. Khả năng sáng tạo của học sinh tiểu học đúng là “không phải dạng vừa đâu”.
Đọc hiểu kiến thức tiểu học của con thì dễ nhưng với các bậc cha mẹ, dạy con học vẫn luôn là cuộc chiến. Bởi trẻ tầm tuổi này vô cùng hiếu động, lại toàn học trước quên sau nên cứ dạy vài hôm lại quên hết kiến thức, thậm chí còn nói một đằng suy diễn một nẻo. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng giảng giải hoặc lồng ghép thành ngữ để dạy con qua các tình huống hàng ngày. Đừng vội vã chê bai, trêu chọc khiến con nản chí và thui chột sáng tạo nhé!
Mẹ yêu cầu tìm từ ghép với vần "Ăc", con trai viết ngay 1 từ khiến mẹ mắc cỡ lấy bút xóa vội, bố đứng cạnh cũng đỏ mặt tía tai
Chỉ có con nít mới dám lấy ví dụ bá đạo thế này thôi!
"Để cu cậu mở mang vốn từ, em hay cùng con ghép với vần mới học. Hôm nay học vần "ăng" "ăc", trang đầu mẹ kèm, trang sau mẹ đi nấu cơm để con tự tìm và đây ạ", bà mẹ tên H.X chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện khó đỡ trong khi dạy con học kèm bức ảnh chụp vở con trai. Trong hình, cậu bé nắn nót ghép vần rất chỉn chu, sạch sẽ. Nhưng đọc đến chữ thứ 9 mà sang chấn tâm lý.
Ảnh: H.X
Với vần "ăc", cậu bé ghép thành các từ: Bắc qua; sữa đặc; xắc; vặc; nặc; rắc; đắc; tặc... Riêng từ số 9, cậu bé ghép với chữ C khiến từ tìm được mang ý nghĩa vô cùng nhạy cảm. Bà mẹ khi đọc được phải thốt lên: "Đọc xong mà phì cười mẹ ạ, may là ở nhà chứ ở lớp lấy ví dụ thế này nguy hiểm ạ".
Tất nhiên, con nít khi tìm từ ghép thì chẳng nghĩ gì xa xôi như người lớn cả, chỉ có những "chiếc đầu đen tối" của người trưởng thành mới nghĩ ra và xấu hổ thôi. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý nhắc nhở con những từ nhạy cảm, nếu không tình huống này cô giáo đọc được cũng khó xử lắm đây.
Trước đó, một bài tập tiếng Việt khác của học sinh tiểu học cũng khiến dân tình cười đau ruột. Theo đó, với bài Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng L hoặc N, học sinh này trả lời như sau:
- Cùng nghĩa với hiền => LÁO.
- Không chìm dưới nước => LÊN
- Vật dụng để gặt lúa, cắt cỏ => NIỀN
Với bài tìm các từ chứa tiếng có vần AN hoặc ANG, học sinh trả lời:
- Trái nghĩa với dọc => NGHANG (cậu bé viết sai chính tả)
- Nắng lâu, không mưa, làm đất nức nẻ vì thiếu nước => HẠNG HẮNG
- Vật có dây và bàn phím để chơi nhạc => VANG
Xét trên nội dung bài tập, câu trả lời này không hề sai, vậy nên dù dân tình thì cười nghiêng ngả nhưng phen này cô giáo chắc cũng khá khó xử rồi đây.
Có những bài tập tiếng Việt với người lớn thì chỉ xong trong 1 nốt nhạc nhưng khi giao cho học sinh lớp 1 thì thật sự là một nhiệm vụ khó khăn. Nguyên do là bọn trẻ mới làm quen với dạng bài này, vốn từ còn ít, suy nghĩ khá ngây ngô.... Và thành quả của những em bé mới chuyển từ mầm non lên tiểu học khiến cho nhiều người đi từ ngạc nhiên đến buồn cười.
Quả thực, kèm con học bài chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với các bậc cha mẹ, sửa xong bài tập không khéo... sang chấn tâm lý. Những lúc muốn... lên tăng xông, cứ nghĩ đến nụ cười hồn nhiên của con và những tháng ngày vật vã cùng con chữ mấy chục năm trước của mình, chắc hẳn phụ huynh sẽ đồng cảm và có động lực "chiến đấu" với lũ nhỏ mà thôi.
Tiếng Việt liên quan đến khả năng sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ của trẻ. Do đó, không chỉ thời gian trên lớp mà trong mọi thời điểm, khi ở nhà, nói chuyện với bố mẹ, các em cũng đang học. Do đó, để các bé học tốt môn này, bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc học của con.
Những sai sót trong bài tập điền từ rất phổ biến ở lứa tuổi tiểu học vì học sinh còn ngô nghê và non nớt nhưng các em đều rất cố gắng hoàn thành bài tập bằng tất cả kiến thức của mình. Để có thể học giỏi tiếng Việt thì phải cần một quá trình dài rèn giũa. Việc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt lại sự vật, sự việc không dễ dàng và khả năng của mỗi người là khác nhau. Hơn nữa, với bé tiểu học thì mới là khởi đầu, còn một quá trình dài sau này. Do đó, phụ huynh không nên gây áp lực cho trẻ. Điều này có thể khiến bé càng sợ hãi và không thích học văn.
Dạy con học online ở nhà, mẹ mệt mỏi, phải truyền nước vì mãi con không hiểu Trên tay người mẹ vẫn còn ghim ống truyền nước biển, trên đầu treo lủng lẳng hai bình nước biển đang chảy từng giọt. Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các phần lớn các tỉnh thành trên toàn quốc đều áp dụng phương pháp học tập trực tuyến cho học sinh. Điều này...