Mẹ đảm học cách làm món thịt thăn chiên xù ngoài giòn rụm, trong mềm ngon khó cưỡng
Món thịt thăn chiên xù giòn rụm, thơm phức sẽ làm cho bữa ăn của bạn trở nên thú vị và độc đáo hơn bao giờ hết.
Dù có nhiều quán hàng có món thịt thăn chiên xù nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh và tận hưởng hương vị tươi ngon tuyệt hảo. Hãy cùng theo dõi cách làm món thịt thăn chiên xù mà Emdep.vn chia sẻ dưới đây.
Món thịt thăn chiên xù
Nguyên liệu món thịt thăn chiên xù:
700gr thịt thăn lợn.
1 gói bột chiên giòn.
1 gói bột chiên xù.
3 quả trứng gà.
1 gói sữa tươi không đường.
Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, dầu hào, dầu ăn và các loại gia vị khác theo khẩu vị cá nhân.
Các bước thực hiện món thịt thăn chiên xù:
Bước 1:
Rửa thịt thăn lợn và ngâm vào nước muối pha loãng trong 3-5 phút để loại bỏ mùi hôi. Sau đó, rửa thịt lại bằng nước sạch và để ráo. Thái thịt thành miếng dày khoảng 1cm.
Bước 2:
Cho thịt vào một bát lớn với các gia vị như: 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 muỗng nhỏ tiêu (tuỳ khẩu vị). Bạn có thể dùng găng tay bóp nhẹ thịt để gia vị thấm đều. Sau đó, để thịt nghỉ trong vòng 5-7 phút.
Bước 3:
Trong một bát, đập trứng và tách riêng lòng đỏ (không sử dụng lòng trắng). Cho bột chiên xù và bột chiên giòn ra hai đĩa riêng biệt.
Bước 4:
Video đang HOT
Tẩm bột cho thịt theo thứ tự sau:
Thịt được lăn qua bột chiên giòn (hoặc bột mỳ).
Cho thịt lăn qua lòng đỏ trứng.
Cuối cùng, lăn thịt qua bột chiên xù, đảm bảo phủ đều bề mặt thịt bằng cách nhẹ nhàng ấn để bột dính chặt.
Bước 5:
Đun sôi dầu ăn. Cho thịt từ từ vào dầu nóng, chiên cho đến khi thịt có màu vàng đẹp và giòn hai mặt. Sau khi chiên xong, hãy để thịt trên giấy thấm dầu để hấp thụ dầu thừa.
Bước 6:
Đợi thịt nguội, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 7:
Cho món thịt thăn chiên xù ra đĩa và thưởng thức cùng gia đình. Bạn sẽ có món thịt thăn chiên xù với lớp vỏ giòn vàng óng, bên trong thịt mềm mịn và không bị khô. Để làm món ăn thêm hấp dẫn, bạn có thể kèm theo tương ớt hoặc pha nước tương với một chút ớt để tạo vị cay cay hấp dẫn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Thực đơn cơm cữ với những món ăn giàu dinh dưỡng giúp mẹ hồi phục sức khỏe, nhiều sữa
Sau khi sinh, người mẹ cần được chăm sóc chu đáo. Một thực đơn cơm cữ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục.
Để đảm bảo có đủ sữa và duy trì nguồn sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh không những cần chú ý duy trì một chế độ ăn uống tốt mà còn phải nghỉ ngơi đủ. Trong đó, ăn uống tốt rất cần thiết, nếu như trước đây mẹ chỉ có thể ăn 3 bữa một ngày thì bây giờ nên ăn 5 bữa, chia nhỏ lượng thức ăn, phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó mẹ nên nhớ chú ý uống nhiều nước và có thể uống thêm sữa.
Trong 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà. Cùng với sự hồi phục của khả năng tiêu hóa có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng: canh gà, canh xương...
Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 - 6 bữa, mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng cũng phải tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích, giảm tiết sữa. Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có tiền sử cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.
Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn dinh dưỡng cho mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, có nhiều sữa cho con bú.
Tôm hấp, cật xào ớt chuông, rau ngót nấu thịt băm, tráng miệng thanh long đỏ
- Quả thanh long rất tốt cho mẹ bầu sau sinh vì nó cung cấp các chất cần thiết như là Vitamin B1, B2, sắt, canxi... Đây là các chất quan trọng và cần thiết để giúp mẹ tăng cường sức đề kháng.
- Rau ngót được xem là loại rau rất lành, phù hợp với phụ nữ sau sinh vì trong rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C, canxi... và các khoáng chất vi lượng khác, giúp co thắt dạ con đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh và chống các chứng viêm nhiễm hiệu quả.
- Mẹ trước hoặc sau sinh hãy hoàn toàn yên tâm dùng các món tim hoặc cật của lợn vì nguồn chất dinh dưỡng dồi dào và cần thiết có trong hai bộ phận này.
- Các bà đẻ có sức khỏe bình thường thì hoàn toàn có thể ăn tôm sau khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ.
Rau ngót nấu thịt bằm, lưỡi lợn luộc, thịt bò nấu khoai cà rốt, tráng miệng nho
- Thịt bò có vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều dưỡng chất nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Cứ 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 280 calo, 10g lipid và 28g protein.
- Ăn nho mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh, bao gồm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng táo bón, giúp chắc khỏe xương.
- Rau ngót là món ăn cực kỳ quen thuộc với các mẹ sau sinh nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi ăn nhé.
- Lưỡi lợn cũng rất hữu ích cho bà mẹ đang cho con bú, vì giá trị dinh dưỡng cao của nó góp phần tạo ra sữa và cải thiện chất lượng sữa.
Khoai mỡ nấu thịt bằm, thịt bò xào ớt chuông, mướp luộc, tráng miệng mắc cọp
- Sau sinh có thể ăn canh khoai mỡ như bình thường vì khoai mỡ không có bất kỳ thành phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ mới sinh.
- Mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung mướp vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh của mình. Lý do bởi vì thành phần dinh dưỡng trong mướp đa dạng và bổ dưỡng: Các vitamin nhóm A giúp nâng cao thị lực.
- Nếu mẹ sau sinh ăn quả mắc cọp đúng cách, đảm bảo an toàn sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Có thể kể đến bao gồm: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, trị táo bón, thanh nhiệt, giải độc...
Mướp luộc, thịt thăn chiên xù, sườn xào chua ngọt, tráng miệng chuối
- Xương sườn hầm bí đỏ hoặc bí xanh là món canh giúp mẹ dễ ăn và cảm thấy ngon miệng hơn. Đây là một bí quyết giúp mẹ có nhiều sữa và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh.
- Chuối là loại quả luôn đứng đầu trong danh sách những quả gì bà đẻ ăn được sau sinh bởi không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, chuối còn chứa hàm lượng calo cao, từ đó có thể giúp duy trì dòng sữa mẹ tốt hơn.
Đậu cove xào thịt, canh rau cải, na, khoai lang, thanh long trắng
- Có thể thêm đậu cove vào chế độ ăn vì phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm 25g protein/ngày trong thời kỳ cho con bú.
- Bà đẻ sau sinh có thể ăn na bởi loại quả này chứa nhiều vitamin B6, vitamin C giúp tăng đề kháng, giảm mệt mỏi và căng thẳng cho mẹ. Không chỉ thế, na còn chứa nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hóa, giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh rõ rệt.
- Họ rau cải bao gồm các loại rau trong chế độ ăn uống của bà mẹ sau sinh, có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể, chẳng hạn như: Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch: Rau củ chứa hàm lượng vitamin C cao, dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, da, xương và răng.
Cá hồi, đậu đũa, bông cải xanh, na tráng miệng
- Mẹ sau sinh nên ăn bông cải xanh nhằm "nạp" thêm vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian phục hồi vết thương.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên thực tế thì đậu đũa vẫn là một thực phẩm có chứa rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Do vậy, mẹ sau sinh vẫn có thể ăn để cung cấp dưỡng chất, cải thiện và bồi bổ sức khỏe.
- Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa cá vào chế độ ăn uống sau sinh để nhận được hàng loạt lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm này.
Đùi gà hầm, thanh long đỏ, chuối, mướp xào
- Sau sinh, sự tiêu hao sức khỏe của mẹ rất lớn chính vì thế, mẹ nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ vừa giúp bồi bổ được năng lượng đã tiêu hao vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để mẹ có đủ lượng sữa cho con bú. Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Mướp là loại rau nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên có tác dụng hiệu quả trong việc bồi bổ và hồi phục cơ thể sau sinh.
Để luôn cảm thấy vui vẻ sau khi sinh, mẹ nên:
- Tham gia các hội nhóm mẹ bỉm sữa để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ tình huống khó khăn, nhờ sự hỗ trợ.
- Thường xuyên trò chuyện cùng chồng, người thân, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ công việc trong gia đình. Sự giúp đỡ của gia đình trong việc hỗ trợ chăm sóc con nhỏ hoặc trò chuyện, quan tâm đến sản phụ sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và giảm căng thẳng.
- Sau sinh nhiều sản phụ phải ăn uống kiêng khem. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, mẹ nên ăn uống đa dạng để có được nguồn sữa chất lượng. Nếu đang gặp phải tình trạng stress sau sinh, hãy bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm, magie, omega-3... vì nó có tác dụng chống lại stress, giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Lập thời gian biểu chăm sóc con: Nhiều mẹ căng thẳng, rối loạn khi thời gian chăm sóc con gần như chiếm trọn cả ngày của mẹ. Hơn nữa, giờ giấc sinh hoạt của bé thường xuyên đảo lộn cũng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, bất lực. Vì thế, lập thời gian biểu chăm sóc con là biện pháp giúp mẹ không còn cảm thấy căng thẳng nữa. Chồng và người thân cũng nên chăm sóc bé để mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Chăm sóc bản thân: Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cũng như chăm sóc bản thân. Hãy nghe những bản nhạc mẹ yêu thích, xem những bộ phim, đọc sách và thư giãn khi em bé ngủ hoặc nhờ người trông bé giúp để mẹ có nhiều thời gian cho bản thân. Như vậy, mẹ sẽ thấy tâm trạng được cải thiện rất nhiều.
Còn ít thịt lợn thừa trong tủ lạnh, đem biến tấu kiểu này không hề ngán ngấy lại trôi cơm vô cùng Thịt thăn nấu kiểu này mềm trong, giòn ngoài, thơm nức, đậm đà, chua chua ngọt ngọt trôi cơm vô cùng, sẽ giảm bớt ngán ngấy của những bữa cơm ngày Tết. Nguyên liệu: - 200g thịt thăn, 2 thìa đường, 1 quả trứng gà, 2 thìa nước tương, 5 thìa sốt cà chua, 1 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa giấm, một...