Mẹ đảm Biên Hòa kiểm soát chi tiêu chặt chẽ nhờ áp dụng phương pháp phong bì của Nhật Bản, tiết kiệm và đầu tư được 30 triệu đồng
Áp dụng phương pháp phong bì, chị Hoàng Ry tháng nào cũng kiểm soát được chi tiêu của gia đình.
Bởi theo chị, chuyện chi tiêu hợp lý rất quan trọng, nó đồng nghĩa là bạn đang tiết kiệm được.
Chị Hoàng Ry (hiện đang sống tại Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, bản thân không phải là người thường xuyên ghi chép chuyện chi tiêu. ” Mình ghi chép được khoảng 2 tháng rồi ngừng vì các khoản chi tiêu lặt vặt rất khó ghi chép hết được. Nhưng mình nhận ra một điều rằng liệt kê ra tất cả các chi phí thì mình sẽ định lượng được số tiền cơ bản mà mỗi tháng sẽ phải chi”.
Ví dụ như chi tiêu cơ bản của nhà mình là 15,5 triệu. Còn chi phí phát sinh thì có thể cân nhắc chi hay không. Nhờ đó mà mình sẽ hạn chế chi tiêu vào những thứ không đem lại giá trị thực sự. Và chuyển phần tiết kiệm được vào du lịch, trải nghiệm và học hành”.
Nói một cách đơn giản, đây là phương pháp chia nguồn thu nhập của bạn thành nhiều “phong bì” khác nhau, tức là chia làm nhiều phần khác nhau để dễ dàng quản lý.
Mỗi phong bì sẽ là một khoản để chi cho một mục đích cụ thể. Nếu đảm bảo chi tiêu từng khoản theo đúng như những gì đã chia, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.
Giữ lại ý tưởng của phương pháp phong bì của Nhật Bản, nhưng rút gọn và cải tiến cho đơn giản và dễ ứng dụng hơn. Và đây là cách chị Hoàng Ry áp dụng:
Đầu tháng, chị sẽ chuẩn bị 3 “phong bì” cho ba hạng mục cần chi tiêu trong gia đình. Chị cho hay việc bỏ tiền vào từng ‘phong bì’ là chỉ mang tính lý thuyết và không cần phong bì thực nào cả. Tất cả chị ghi chép trong một cuốn sổ nhỏ.
Phong bì 1: Chi phí cố định (3,2 triệu)
Chi phí này sẽ bao gồm điện nước, card điện thoại, xăng xe, trả nợ, trả góp, học phí của con,..
Chi phí cho hạng mục này là cố định, không thay đổi và có thể tính toán trước được. Vì mục này không thể thay đổi nên không thể tiết kiệm.
Thế nên, tại phong bì số 1 chị không cần phải bận tâm và ghi chép gì nữa.
Phong bì 2: Chi phí tiêu dùng (9,3 triệu)
Video đang HOT
Chi phí này sẽ bao gồm các mục theo thứ tự ưu tiên như sau: Ăn uống sáng trưa tối, gas, gia vị, tẩy rửa vệ sinh, làm đẹp,… Mục này tính toán được và có thể thay đổi tùy tài chính của gia đình.
Đối với gia đình chị, chị đã tính trước các hạng mục theo tiêu chí không lãng phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống. Như vậy mục này cũng coi như là không thể tiết kiệm được nữa.
Phong bì 3: Chi phí phát sinh (3 triệu)
Chi phí cho mục này sẽ bao gồm sửa xe, hiếu hỷ, khám chữa bệnh, hội họp bạn bè, biếu tặng,… Chi phí này không tính toán được vì không biết trước những phát sinh, Tuy nhiên, có tiết kiệm được hay không là nhờ vào việc hạn chế những chi phí này.
Vì thế, cần ghi chép đầy đủ những chi phí để kiểm soát phong bì số 3 này.
Chị cho hay: “Bạn có thể không đi hội họp nếu bạn không thích, không cần hay giảm bớt biếu tặng nếu bạn đang khó khăn, tự sửa xe và đồ dùng. Bạn có thể không mua sắm hoặc chọn giá rẻ hơn cho hạng mục quần áo, phụ kiện, bạn cũng có thể chọn mua đồ dùng cũ mà còn sử dụng tốt… Rất nhiều sự lựa chọn giúp bạn tiết kiệm trong mục này”.
Nếu chi phát sinh nhiều thì chị cũng biết là đã chi vào mục gì và có cần thiết hay không. Ghi chú lại để rút kinh nghiệm cho tháng sau. ” Bằng cách tính toán chi tiêu hợp lý, không lãng phí là đồng nghĩa bạn đang tiết kiệm được“, chị Hoàng Ry cho biết.
Được biết, 1 tháng hai vợ chồng chị Hoàng Ry có thu nhập dao động từ 45 – 50 triệu. Sau khi trừ đi số tiền chi tiêu đã được áp dụng theo phương pháp này là 15,5 triệu thì trung bình mỗi tháng anh chị giữ lại tiết kiệm và đầu tư được số tiền là 30 triệu.
Phương pháp chi tiêu kiểu phong bì mà chị Hoàng Ry đang áp dụng vẫn được coi là công cụ kỳ diệu giúp người Nhật quản lý chi tiêu. Cách này giúp quản lý chi tiêu, không tiêu vượt quá số tiền đã đặt trước trong phong bì.
Đặc biệt, nhiều người Nhật còn sử dụng “những chiếc phong bì kỳ diệu” này làm một thử thách. Họ sẽ cố gắng để giữ lại được thật nhiều phong bì nhất có thể tính đến ngày cuối cùng của tháng.
Chị em có thể áp dụng theo phương pháp này để sớm quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ nhất.
Bài viết ghi theo chia sẻ của NV.
Chuyên gia tài chính tiết lộ 3 câu hỏi về tiền bạc được quan tâm nhất sau 1 năm "đảo điên" vì Covid-19: Chuẩn bị cho tương lai bao nhiêu cũng là không đủ
Việc bạn chi tiêu và tiết kiệm như thế nào bây giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hàng tỷ người trên thế giới lâm vào cảnh khốn khó vì giảm lương và mất việc. Chính lúc này, mọi người mới nhận ra tầm quan trọng của quỹ tiết kiệm dự phòng để dùng trong trường hợp nguy cấp.
Chỉ khi gặp căng thẳng về mặt tài chính, mọi người mới tự hỏi làm thế nào để quản lý tiền bạc và chuẩn bị cho tương lai.
Lorna Kapusta - trưởng phòng bộ phận tương tác khách hàng của Fidelity Investment - đã tiết lộ 3 câu hỏi phổ biến nhất về tiền bạc mà bà nhận được từ khách hàng của mình trong vòng 12 tháng qua.
1. Tôi nên tiết kiệm bao nhiêu tiền trong tài khoản?
Theo Kapusta, mọi người nên tiết kiệm khoảng 3-6 tháng chi tiêu cho các trường hợp dự phòng.
Điều quan trọng là kế hoạch tài chính của bạn phải phù hợp với bạn và nhu cầu của bạn. Nếu bạn cảm thấy cần tiết kiệm hơn cho các trường hợp dự phòng khẩn cấp và có đủ điều kiện để làm vậy, đừng ngại ngần làm vậy.
"Cái bạn cần là một con số phù hợp giúp bạn có thể ngủ ngon mỗi đêm", Kapusta lưu ý. Số tiền này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi biết rằng mình có thể sống được cho dù có chuyện gì xảy ra.
Thậm chí, có những người cẩn thận còn tiết kiệm một số tiền mặt đủ để chi tiêu trong 1 năm. Dù vậy, giữ tiền quá lâu trong tài khoản ngân hàng không phải là quyết định khôn ngoan nhất. Trong một số trường hợp, các chuyên gia tài chính sẽ khuyên bạn nên đầu tư để thu về khoản lợi nhuận lớn hơn.
2. Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu và đảm bảo mình tiết kiệm đủ tiền?
Theo Kapusta, quy luật 50-10-5 là cách đơn giản nhất để quản lý thu nhập. Nhờ vậy, bạn có thể phân bổ khoản tiền mình kiếm được ngay khi vừa cầm trên tay. Một kế hoạch tiết kiệm chuẩn sẽ gồm các bước sau:
- 50% thu nhập nên được dành cho các khoản chi tiêu thiết, ví dụ như tiền nhà, đồ ăn, chăm sóc y tế, trả nợ và chăm sóc con cái,...
Đây là khoản để dành quan trọng nhất, nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể chi trả hết các khoản thiết yếu chỉ với 50% thu nhập. Ở một số thành phố lớn, người dân phải để dành nhiều tiền hơn.
- 15% thu nhập nên để dành để đóng lương hưu.
Tại Việt Nam, tất cả những hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động, cán bộ, công chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Số tiền đóng BHXH sẽ được trích 17,5% từ chi phí doanh nghiệp và 8% từ lương của người lao động.
- 5% thu nhập nên để dành để xây dựng quỹ dự phòng
Sau khi trừ đi mọi khoản tiền đã để dành, bạn sẽ còn lại khoảng 30% thu nhập. Đây là khoản chi tiêu bạn có thể tùy ý sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Bạn có thể tận dụng thêm khoản 30% này nếu các các chi tiêu thiết yếu chiếm hơn một nửa ngân sách mà bạn đề ra. Ngoài ra, bạn có thể dùng để xây dựng quỹ dự phòng nhanh hơn, đầu tư hoặc tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn khác.
3. Tôi nên làm gì với số tiền dư ra sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu thiết yếu và tiết kiệm hưu trí?
Sau khi chi trả các khoản phí cơ bản và tiết kiệm đủ cho tương lai, có những người may mắn còn dư ra một khoản tiền đủ lớn.
Nếu ở trong trường hợp đó, bạn sẽ tự hỏi mình nên làm gì với số tiền còn thừa? "Liệu mình có nên mang tiền đi đầu tư?", "Liệu mình có nên tiết kiệm thêm cho lúc về già?"
Thật không may, chẳng có giải pháp nào là toàn vẹn đối với tất cả mọi người. Việc làm gì với khoản tiền dư ra phụ thuộc vào ưu tiên của mỗi người. Theo Kapusta, bạn nên dùng tiền sao cho phù hợp với các kế hoạch trong tương lai của bạn, dù đó là tương lai gần hay xa.
Khi cân nhắc về các ưu tiên của mình, hãy thử nghĩ xem mình sẽ tiêu gì trong vòng 5, 10 hay 20 năm nữa. Điều này sẽ thay đổi thói quen tài chính của mọi người. Mục tiêu của bạn có thể là mua nhà, tổ chức đám cưới lớn, hoặc chi trả tiền học phí đại học cho con cái.
Ngoài ra, Kapusta cho biết, nhờ chuyên gia tài chính tư vấn cũng sẽ giúp bạn ít nhiều. Một người hiểu rõ về tiền bạc sẽ giúp bạn cân bằng ngân sách để đạt được mục tiêu đề ra, dù đó là gì đi chăng nữa.
Cách phân bổ giúp người có thu nhập 10 triệu/tháng chi tiêu thoải mái mà vẫn có thể tiết kiệm, thậm chí là cả đầu tư Với cách phân bổ tiền chi tiêu hợp lý này bạn sẽ vừa lo được chi phí sinh hoạt mà vẫn có dư tiết kiệm và đầu tư. Với những ai có mức thu nhập là 10 triệu/tháng thì hãy cứ yên tâm vì bạn vẫn có thể chi tiêu hợp lý mà tiết kiệm, đầu tư được. Bạn có thể chia số...