Mẹ chồng muốn các con góp tiền sửa nhà, chị dâu nói đúng 1 câu khiến bà ngất lịm, cả họ chao đảo
Việc làm của chị dâu đã đẩy mâu thuẫn trong nhà này trở nên rất gay gắt.
Ngày xưa mẹ tôi vẫn hay dạy con gái rằng, sau này đi lấy chồng, nếu mình làm dâu trưởng thì phải thực sự gương mẫu để các em noi theo. Còn nếu không làm dâu trưởng, phải xem xét kỹ chị dâu là người có nhân cách ra sao. Bởi cả một dòng họ, có thể gặp vô số rắc rối, mâu thuẫn nếu người dâu trưởng không làm tròn bổn phận, trách nhiệm.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ sao lại như thế được chứ, chỉ là một người chị dâu thôi mà, đâu đến mức tác động lớn cho cả một gia đình? Và rồi khi chính bản thân mình trải qua cuộc hôn nhân này, tôi mới nhận ra mẹ mình nói quá đúng. Chị dâu trưởng nhà tôi quả thực tính cách không tốt, sống ích kỷ và còn ngông cuồng. Chính chị ta đã đẩy cả nhà này vào bao phen bế tắc, tranh cãi gay gắt.
Nhà chồng tôi có cả thảy 4 anh chị em, trong đó gồm 2 con trai lớn và 2 con gái út. Mẹ chồng mất từ lâu, bố chồng còn trẻ nên đi bước nữa. Vậy trên danh nghĩa thì người phụ nữ đến sau chỉ là mẹ kế. Song vợ chồng tôi và các em đều gọi bà ấy là mẹ, coi như mẹ ruột vậy. Duy nhất có mỗi chị dâu không bao giờ gọi là mẹ, chị ấy chỉ gọi là “dì”, hoặc “bà” nghe khá xa cách.
Ảnh minh hoạ.
Vì anh cả đã có sự nghiệp kinh doanh ổn định ở dưới quê nên quyết định không lên thành phố nữa. Còn 3 em thì đều học xong Đại học thì ở lại đây để lập gia đình và tiếp tục công việc. Hiện tại cả 4 anh chị em đều đã lấy chồng, lấy vợ, sinh con đẻ cái ổn định. Gia đình khá hòa thuận, êm ấm cho tới khi bố chồng đột ngột qua đời vì lý do sức khoẻ.
Video đang HOT
Ông ra đi khiến mẹ chồng cực kỳ buồn rầu. Khi lấy ông ấy, mẹ chồng đã qua tuổi sinh nở nên rất khó có thai, giữa hai người họ xem như chẳng có mối liên kết nào. Nhưng vì đạo làm con nên chúng tôi vẫn một lòng coi bà như mẹ chồng. Nói gì thì nói, mẹ chồng đã giúp cho bố chồng không còn cô đơn một mình, đặc biệt bà còn chăm sóc tận tình cho bố chồng nữa.
Đã 4 năm kể từ ngày bố chồng qua đời. Căn nhà ở quê cũng xuống cấp nhiều. Vài lần về quê ở qua đêm mà vợ chồng lẫn con tôi đều cảm thấy thiếu thoải mái một chút. Nếu có điều kiện thì sửa nhà là một chuyện nên làm. Sau này các con có về chơi thì còn vô tư ở qua đêm, gia đình cũng thêm đầm ấm, gắn kết hơn.
Mẹ chồng thì cứ ngại vì bây giờ bà cảm thấy như đang ăn bám các con. Vả lại bà cũng không còn đi làm, kinh tế chẳng có tiền đâu ra mà xây sửa. Tôi ngồi nói chuyện với bà rằng chuyện kinh tế không cần quá lo lắng. 4 người con chắc chắn có thể cùng nhau góp tiền vào để xây sửa căn nhà. Cũng chính nhà này sẽ là nơi thờ cúng bố mẹ chồng, sao mà để xập xệ được chứ. Điều quan trọng là bây giờ mẹ chồng cần phải đứng lên kêu gọi, nói ra nguyện vọng của mình.
Ảnh minh hoạ.
Khoảng hơn 1 tháng trước, bà đã gọi các con về quê để bàn chuyện này. Tôi để ý thấy thái độ của 2 em chồng cũng rất bằng lòng. 2 em ấy vừa lấy chồng giàu mà vừa có sự nghiệp, chắc chắn chẳng đến nỗi túng thiếu. Chồng tôi cũng đồng ý. Tuy nhiên thái độ của chị dâu thì khác hẳn. Chị ta tỏ thái độ ngay trên gương mặt rồi sẵng giọng:
“Dù gì cũng là người dưng nước lã sống nhờ, việc gì phải tu sửa làm gì?”
Nói xong, quả thật cả nhà ai cũng tròn mắt nhìn chị dâu. Chưa hết, chị ta còn bảo những câu đại loại như bố chồng mất kiểu gì cũng để lại nhiều tài sản. Trước đó, các con trong nhà cũng không đả động đến số tài sản ấy. Nhưng nói thật, chị dâu nói ra được câu ấy chứng tỏ chả suy nghĩ gì. Bố chồng cũng nghỉ hưu từ rất lâu, ông chỉ dựa vào vài đồng trợ cấp và các con biếu, vậy thì của nả dư dả đâu ra?
Khi chị dâu nói xong, tôi thấy mẹ chồng đứng dậy, tay quẹt nước mắt rồi vào buồng nằm. Có lẽ bà cũng sốc tới mức lịm cả đi. Bên ngoài, chồng tôi tức cũng nói lại chị dâu vài câu nhưng ả ta thì quay ngoắt ra về. Anh cả cũng ái ngại thay cho vợ mình. Phải làm sao đây để chị dâu không còn cái nhìn ác ý với mẹ chồng. Chứ không thì dù sau này các con có dồn tiền lại, chị ta ắt sẽ gây khó dễ ít nhiều. Thật là một người dâu trưởng quá quắt!
Cháu trai ở chung nhà mấy ngày giãn cách, chị dâu dưới quê ngang ngược bắt vợ chồng tôi làm chuyện quá đáng
Tôi thực sự rất sốc về cách hành xử của gia đình chị dâu.
Nhà chồng tôi có tận 4 anh em toàn là trai, trong đó 3 em thì lên thành phố còn anh cả thì ở quê phụng dưỡng bố mẹ. Tuy không lên thành phố nhưng nhà anh ấy cũng rất khá, kinh doanh rồi làm nông không thiếu thốn thứ gì, nuôi bố mẹ chồng thừa sức. Thi thoảng các em trên này cũng gửi tiền về giúp đỡ anh chị, nhưng anh cả nói không cần thiết, có tiền thì cứ biếu bố mẹ tuổi già.
Chồng tôi là con thứ, cũng thuộc vào hàng khá về kinh tế trong nhà. Chúng tôi đã chuyển về căn chung cư hiện tại được gần 1 năm. Đây là một căn cao cấp rất tuyệt vời, là thành quả sau bao cố gắng, mồ hôi nước mắt của cả hai vợ chồng. Cũng trong năm ngoái, tôi vui mừng chào đón một bé trai ra đời, thôi thì gọi là niềm hạnh phúc nhân đôi. Cuộc sống diễn ra hết sức thuận lợi, cho đến mùa giãn cách xã hội năm nay.
Ảnh minh hoạ.
Phía nhà anh cả chị dâu có một cháu năm nay tốt nghiệp Đại học, cũng đã đi làm nhưng vẫn ở trọ. Do công việc nên cháu phải ở lại thành phố, không tiện về quê. Trước hôm giãn cách, chồng tôi nhận được cuộc gọi của anh trai, nói là hãy cho cháu ở cùng nhà vài bữa. Phần vì cu cậu là con trai, không biết xoay xở nấu nướng sinh hoạt. Sang nhà tôi, có người cơm nước cho thì cũng tốt. Vả lại anh chị cũng lo sợ dịch bệnh nguy hiểm, cháu một thân một mình thì sốt ruột suốt ngày.
Vợ chồng tôi cũng bàn bạc suy nghĩ nhiều. Bây giờ trong nhà vẫn còn thừa một phòng để không, lắp đặt điều hoà, giường ngủ... sẵn, chỉ việc dọn vào ở. Cháu nó là con trai, chắc sống đơn giản, không khiến cô chú phải bận lòng. Cuối cùng chúng tôi đồng ý.
Ấy vậy nhưng thực tại lại khác hoàn toàn những gì chúng tôi tưởng tượng. Thằng cháu này sống hơi luộm thuộm, và nói thật là rất... hôi. Trước giờ tôi vẫn tự hào vì tôi và chồng sống sạch sẽ, chuộng những mùi hương dễ chịu. Từ ngày cháu chuyển về đây sống nhờ một thời gian, đã có không ít lần chồng tôi nhắc cháu phải chăm tắm, giặt giũ quần áo phơi ra nắng đi. Tôi cũng không hiểu nổi tại sao người tốt nghiệp Đại học lại có thể sống như vậy. Tưởng rằng giới trẻ bây giờ hiện đại, sống ngăn nắp, ai dè lại chừa ra đúng thằng cháu tôi như thế.
Chưa hết, cậu ta còn mắc bệnh về da liễu mới là chuyện đáng lo. Nó chỉ tâm sự với ông xã tôi. Khi chồng kể lại với tôi thì tôi bảo phải tuyệt đối giặt đồ riêng, không thể để vào máy giặt được. Tôi đã nói như thế trong bữa ăn cơm. Nếu giặt đồ chung thì khả năng lây bệnh rất cao. Tôi còn dặn đi dặn lại cháu là nhà toàn những người ăn ở sạch sẽ, cháu nên chú ý để thay đổi. Đàn ông đàn ang bẩn thế sau tán gái lấy vợ kiểu gì.
Ảnh minh hoạ.
Không ngờ thằng bé lại gọi điện về kể cho bố mẹ nó. Và từ đây mâu thuẫn bị đẩy lên một nấc cao hơn. Chị dâu gọi điện chửi vợ chồng tôi không ra một cái gì. Chị ấy nói bằng giọng rất bức xúc:
"Chị nói cho cô chú nghe, nhà anh chị phải tin tưởng cô chú lắm thì mới giao phó con trai cho ở nhờ mùa giãn cách này. Nếu không phải vì tình hình dịch bệnh căng thẳng, anh chị cũng đang phải nhờ cậy làm gì? Bây giờ cháu nó có sai gì đi chăng nữa thì nhẹ nhàng góp ý thôi, cháu nó cũng tự trọng chứ. Mà còn chưa kể, bệnh da liễu của nó nhẹ, làm gì đến mức nặng mà phải hắt hủi? Nên chị nghĩ là các em cứ đối xử với nó bình thường, đừng bắt ép làm gì, anh chị có mỗi đứa con trai. Sau này nếu hết chi phí gì anh chị sẽ gửi!"
Mọi người thử xem, chị dâu nói thế khác nào trách móc vợ chồng tôi đối xử tồi tệ với cháu trai? Rõ ràng tôi cũng chỉ góp ý là cháu nên xem lại cách ăn ở, nói 1, 2 lần không được thì sẵng giọng để cảnh tỉnh cháu thôi. Đúng là làm phúc phải tội. Tôi tin kiểu gì chị dâu cũng lại đi đơm đặt chuyện này với bố mẹ chồng, thành ra tôi giống như một người sống ích kỷ hẹp hòi. Từ ban đầu, đồng ý cho cháu tới đây sống quả là sai lầm!
Chị dâu trưởng có bầu, 1h đêm nào mẹ chồng cũng đập cửa bắt tôi làm việc vô lý Ban đầu tôi cũng nhẫn nhịn làm theo ý mẹ nhưng được vài hôm tôi bắt đầu thấy mệt mỏi, chán chường và muốn "vùng lên". Lấy chồng 2 năm, tôi cảm thấy mọi thứ vô cùng yên ổn, cuộc sống gia đình tuy có lúc nọ lúc kia nhưng khôngphải là điều khiến tôi bận tâm trong lòng. Vì tôi hiểu, bất...