Mẹ chồng lên chăm cháu, tiện thể “mở lớp” trông trẻ ngay tại nhà tôi
Không chỉ chăm cháu, không biết bằng cách nào, mẹ chồng tôi kết nối với một vài nhà hàng xóm khu tôi ở rồi nhận trông trẻ luôn.
Nhưng sức mình bà có hạn, vì mải chăm cháu hàng xóm để kiếm tiền mà không ít lần bà để cháu mình ngã thâm tím cả người.
Càng lúc tôi càng thấy khó xử khi mẹ chồng lên chăm con giúp. Con tôi được gần 1 năm tôi mới đi làm, vợ chồng tôi có nhờ mẹ chồng lên chăm cháu giúp. Vợ chồng tôi cũng nói luôn với mẹ là, nếu mẹ lên ở cùng chăm cháu, mỗi tháng chúng tôi vẫn gửi mẹ 5 triệu để mẹ tiêu vặt. Tôi tưởng rằng làm vậy bà sẽ bớt tham công tiếc việc, toàn tâm toàn ý chăm cháu.
Mẹ chồng tranh thủ trông trẻ khi trông cháu nội (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Nhưng không, vừa lên nhà tôi ở được hơn 1 tháng, mẹ tôi đã quen hàng xóm cả khu tập thể đó. Rồi không biết bằng cách nào, bà giới thiệu ra sao, có đến 3 gia đình tin tưởng nhờ mẹ chồng tôi trông con nhỏ giúp để đi làm. Cháu lớn nhất thì 1 tuổi rưỡi, cháu bé nhất thì cũng mới chỉ 7-8 tháng. Mẹ tôi không nhận lời cả 3 nhà, nhưng cũng nhận trông cho 2 nhà. Tính cả con tôi, mẹ tôi chăm sóc 3 đứa trẻ cùng lúc.
Video đang HOT
Ai có con nhỏ đều sẽ hiểu, để chăm một đứa trẻ không hề đơn giản, rất vất vả, yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận. Thế nhưng mẹ tôi vẫn cố nhận làm kiếm thêm tiền. Mỗi gia đình kia, mẹ tôi chỉ lấy có 3 triệu/tháng, sữa, bột hàng ngày thì bố mẹ các cháu gửi sang. Số tiền kia chỉ là tiền công hàng tháng của bà.
Mẹ chồng tôi rất hào hứng với việc này, cũng bởi trông nhiều cháu một lúc, mà có những khi bà bỏ bê chính cháu nội mình, để thằng bé lăn từ trên giường xuống dưới đất ngã tím cả đầu. Xem camera ở nhà tôi vô cùng xót ruột, tôi đã nói chuyện với bà, mong bà dừng việc nhận trông trẻ hàng xóm để chuyên tâm chăm sóc cháu nội, nhưng mẹ chồng nhất định không nghe.
Tôi cảm thấy không hài lòng nhưng không biết nói sao cho đỡ mất lòng mẹ chồng.
Con dâu nhờ tôi chăm cháu rồi suốt ngày trách bà nội dạy hư trẻ
Làm mẹ chồng thời bây giờ khó quá, con dâu giao phó cháu nội 5 tuổi cho tôi chăm sóc, đưa đón nhưng hơi một tí lại than vãn với người ngoài rằng tôi dạy hư thằng bé.
Mấy hôm nay, đọc bài viết của những nàng dâu than vãn chuyện bị mẹ chồng can thiệp vào chuyện giáo dục con cái hay "tố" ông bà nội dạy hư trẻ nhỏ, tôi nghĩ đến mình mà thấy buồn lòng. Tôi cũng là mẹ chồng, là bà nội, cũng bị nàng dâu chê trách vì lý do tương tự dù mấy năm qua đem sức già ra giúp đỡ con cháu hết lòng.
Ở tuổi 66, trong khi bạn bè tôi dùng những năm tháng hưu trí, khi vẫn còn đủ sức khỏe để đi du lịch hoặc hằng ngày tụ họp cà phê, khiêu vũ..., tôi lại dành sức lực, thời gian cho cháu nội. Hồi con dâu ở cữ, tôi vừa chăm con vừa chăm cháu, đến lúc con dâu đi làm trở lại, phần lớn công việc chăm trẻ đều một tay tôi làm.
Hồi thằng bé còn nhỏ, tôi là người bế bồng, dỗ dành, chơi với cháu, cho cháu ăn, đẩy xe đưa cháu đi khắp khu tập thể để đút từng thìa cháo. Thằng bé lớn hơn một chút, vẫn là tôi đưa nó đi nhà trẻ rồi đón về, tắm táp, chơi với nó, chỉ cho nó đâu và màu xanh, đâu là hình tròn... Cho đến nay khi cháu nội được 5 tuổi, tôi có thể khẳng định bản thân là người dành nhiều thời gian cho thằng bé nhất, đến nỗi nó trở thành cái đuôi của bà nội, bám bà hơn bám mẹ.
Vậy mà trong mắt nàng dâu, tôi lại là người dùng quyền lực mẹ chồng để giành quyền dạy dỗ cháu, chỉ vì những khác biệt trong quan niệm giáo dục trẻ. Tôi biết, chuyện nuôi dạy trẻ em bây giờ không còn giống thời của mình ngày xưa, nhưng có những điều luôn luôn đúng, có những điều mà người già chiêm nghiệm qua rất nhiều năm từng trải mà người trẻ không thể so được.
Tôi là người dành nhiều thời gian cho cháu nội nhất, đến nỗi cháu bám bà hơn bám mẹ. (Ảnh: Shutterstock)
Tôi chăm sóc và dạy cháu theo những gì mình cho là đúng, tất cả cũng chỉ vì tình thương yêu dành cho con cháu. Không phải tôi cố tình can thiệp hay tranh giành quyền dạy trẻ với con dâu, mà thực tế tôi là người gần thằng bé hơn, tiếp xúc với nó nhiều hơn nên đương nhiên ảnh hưởng đối với cháu cũng lớn hơn. Con dâu bận rộn không có thời gian dành cho con, hầu như chuyện gì cũng nhờ mẹ chồng, vậy mà lại mang vẻ mặt ấm ức đi nói với mọi người rằng bà nội lạm quyền, dạy hư cháu, chiều chuộng cháu vô lối.
Chẳng hạn như chuyện khép thằng bé vào kỷ luật. Con dâu tôi cứ nhất nhất yêu cầu đến giờ là ăn, đến giờ phải ngủ, hay hạn chế cho xem tivi, điện thoại. Nhưng làm sao có thể bắt thằng bé ngủ sớm khi bố mẹ nó toàn đi làm về muộn, về nhà cũng có việc phải làm? Đến tận khuya bố mẹ mới có thời gian rỗi, thằng bé chưa muốn ngủ mà thích nô nghịch, vòi vĩnh bố mẹ thì có gì sai? Vì thế, tôi thường bênh cháu, muốn nó được chơi thêm với bố mẹ.
Việc xem tivi hay chơi điện thoại cũng thế. Trẻ con bây giờ làm gì có thiên nhiên hay không gian rộng rãi an toàn để chơi, chủ yếu ở trong nhà, đồ chơi thì chơi mãi cũng chán, không cho xem tivi thì biết xem gì? Con dâu và con trai hễ về tới là cắm mặt vào điện thoại, vậy mà lại trách tôi cho cháu chơi game trên máy của tôi.
Hôm trước chị hàng xóm mách lại chuyện con dâu tôi kể tội mẹ chồng dạy hư cháu, tôi vừa buồn vừa giận dù không ngạc nhiên về điều này (thái độ của con cũng như một số điều tôi nghe được từ những người khác trước đó đủ cho tôi biết con nghĩ gì). Tôi khóc, kể lại với chồng, bảo hay là thôi không chăm cháu nữa, trao trả hết cho bố mẹ nó, hai vợ chồng già rủ nhau đi du lịch, đi gặp gỡ bạn bè cho sướng thân.
Giận thì nói vậy nhưng khi nghĩ lại, tôi không đành lòng. Các con tôi đi làm rất vất vả, giai đoạn này kiếm tiền và giữ được công việc không hề dễ dàng gì. Tôi không giúp nữa, nếu các con không bị ảnh hưởng công việc thì chắc chắn cháu nội phải khổ.
Vì thế mà tôi lại phải tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt, lại đem sức già ra chăm cháu, dù trong lòng buồn bực không vui. Thời bây giờ, mẹ chồng quả thật là một công việc không dễ làm.
Mẹ chồng vừa lên trông cháu 2 ngày, tôi hoảng sợ chạy về nhà sau khi xem camera Hồi năm 3 đại học, trong lần đi tình nguyện ở một vùng quê, tôi vô tình cứu được Cam khi nó mắc kẹt ở dưới khe đá. Nó gầy nhom, yếu ớt vì bị đói. Nghe dân bản kể lại thì hình như Cam bị lạc chủ. Nó là giống poodle ở đô thị nên không thể là chó người dân trên...