Mẹ chồng không bao giờ từ chối tiền biếu của các con
Bố mẹ chồng còn trẻ, kiếm tiền nhiều hơn vợ chồng em, chưa kể các con rất thành đạt, thường gửi tiền về biếu. Mỗi khi chồng em đưa tiền, dù biết thừa kinh tế của hai vợ chồng thế nào nhưng mẹ chồng nhận hết, bất kể là chuyện lớn hay nhỏ, đưa nhiều hay đưa ít.
ảnh minh họa
Hai vợ chồng em là công chức tại một vùng quê nhỏ, kết hôn được hơn một năm, vừa mới có một cháu bé. Hai vợ chồng sống cùng bố mẹ, không có ý định ở riêng vì chồng là con duy nhất trong số các con của ông bà đã có gia đình và công việc ổn định ở quê. Hàng tháng chúng em cũng đóng góp một khoản tiền sinh hoạt cho ông bà, dù lương hai vợ chồng không cao nhưng cũng cố gắng tiết kiệm, bớt ra một chút dành dụm để sinh hoạt và dùng cho việc nuôi con sau này.
Hơn một năm trời số tiền dành dụm ấy chẳng tăng lên được, thậm chí còn hao hụt đi. Mỗi lần bố mẹ hoặc bên nội có chuyện gì là chồng em lại xởi lởi chi tiền toàn bộ, hoặc nếu không cũng biếu xén một khoản tương đối. Lương công chức mới vào ngành mọi người đều biết rất thấp, thế nhưng chồng em có cách tiêu tiền của một đại gia hào phóng. Ban đầu em nghĩ rằng thôi thì để anh làm tròn bổn phận con cái, nhưng cũng tự hiểu là hai vợ chồng chẳng giàu có gì, phải tích góp cho tương lai. Dù anh ấy đã nghĩ vậy, cộng với thực tế khoản tiền để dành của hai vợ chồng vốn chẳng nhiều lại còn hao hụt nhưng mỗi lần có việc gì là anh sẵn sàng chi tiền.
Nhiều lúc em rất giận hành động này của anh nhưng giận người lớn nhiều hơn. Bố mẹ chồng cũng còn trẻ, đi buôn bán được, kiếm tiền một tháng còn nhiều hơn vợ chồng em, chưa kể các con của ông bà rất thành đạt và thường hay gửi tiền về biếu. Thế nhưng cứ mỗi khi chồng em đưa tiền, dù biết thừa kinh tế của hai vợ chồng thế nào nhưng mẹ chồng nhận hết, bất kể là chuyện lớn hay nhỏ, đưa nhiều hay đưa ít.
Có lần chồng biếu mẹ hơn một nửa số lương một tháng của hai vợ chồng cộng lại, mẹ vẫn cầm. Khi thấy chồng như vậy, em đã khuyên can rằng gia đình nhỏ mình cũng rất khó khăn mới để ra được từng đấy, mình còn con phải nuôi sau này, ông bà cũng có điều kiện, còn các cô các chú nữa, chỉ nên biếu bố mẹ cái cần biếu thôi. Với những việc lớn, bố mẹ vẫn làm chủ thì mình gọi là phụ vào với bố mẹ chứ đã dư dả gì mà chi hết toàn bộ. Chồng em nổi khùng lên, không nói với em một câu gì suốt nhiều ngày sau đó.
Video đang HOT
Về sau chồng em cũng thừa nhận kinh tế hai vợ chồng khó khăn quá, không biết sau này con lớn dần xoay xở ra sao, chồng em cũng nói rằng sau này tới con mình hưởng của ông bà chứ ai. Biếu cứ biếu, còn con của hai vợ chồng thì hai đứa tự đi mà lo, chẳng có được từ ông bà cái gì như anh nói. Từ ngày mang thai cho tới ngày sinh em còn chưa nhận được sự chăm sóc, bồi bổ tự nguyện nào từ mẹ chồng, đồ bồi dưỡng cũng là em đưa tiền, hoặc nhờ người mua giúp.
Mới đây nhất chồng em lại tiếp tục biếu mẹ hơn một tháng lương công chức, mẹ lại tiếp tục cầm không mảy may suy nghĩ. Em không phải khó tính muốn ngăn chồng biếu bố mẹ nhưng nhìn lại một năm qua, em sợ cái cách vung tiền của chồng, giận mẹ không bao giờ nói “Không” và khi nghĩ tới con em càng lo lắng hơn nữa vì khoản tiền dành dụm của hai vợ chồng còn quá ít. Em đang cảm thấy chán chường và không thể nói chuyện được với chồng khi có bất cứ điều gì liên quan tới bên gia đình anh, bởi anh luôn cho rằng em khắt khe với gia đình bên nội. Em phải làm gì bây giờ? Mong mọi người cho em lời khuyên.
Theo VNE
"Đừng có nghe lời ngon ngọt của nó..."
Tôi biết chắc là mẹ nói đúng, nhưng khi cơn đau qua đi, vết bầm trên mắt đã tan thì tôi lại nhớ đến Bảo.
Đến lần thứ ba Bảo đánh tôi thì mẹ mới biết. Bà nói: "Mới quen nhau mà nó đánh như vậy, mai mốt lấy về chắc nó giết con". Tôi rất giận anh hai đã nói cho mẹ biết nhưng vẫn cố bênh vực Bảo: "Tại con nói xóc nên ảnh giận chớ đâu phải tự nhiên mà ảnh đánh con đâu mẹ? Con gái của mẹ đâu có vừa gì".
Mẹ kêu tôi đưa Bảo về nhà để mẹ nói chuyện. Nhưng từ sau hôm bị mẹ phát hiện đã đánh tôi, bảo không dám đến nhà nữa. Tôi năn nỉ cách gì, anh cũng lắc đầu: "Anh sợ mẹ chửi lắm". Tôi bảo nếu sợ như vậy, không lẽ cả đời anh không gặp ba mẹ tôi sao? Vậy thì chuyện cưới xin của chúng tôi sẽ thế nào? "Chừng nào tới đó rồi tính"- Bảo dứt khoát.
Một bữa, tôi vô tình nói cho Bảo biết tôi phải đưa ba mẹ ra phòng công chứng để làm giấy tờ nhà, nghe vậy Bảo hỏi dồn: "Ba mẹ làm di chúc cho tài sản hả? Cho ai vậy?". Tôi gật đầu: "Cho anh hai". "Sao không cho em? Em cũng là con mà?". Tôi bảo đó là tài sản của ba mẹ, ông bà muốn cho ai là quyền của họ, tôi không can thiệp. Thật ra hôm đó ba mẹ ra công chứng là để ủy quyền cho anh hai quản lý cơ sở sản xuất dầu dừa của gia đình vì ba đã yếu.
Không ngờ mấy hôm sau, Bảo chủ động bảo tôi: "Hay là... em đưa anh về thăm ba mẹ? Nói gì thì nói, mình cũng là con cái, không lẽ lại giận cha mẹ?". Tôi nghe vậy thì mừng húm. Vậy là tôi đưa anh về. Ba mẹ tôi không tỏ vẻ gì. Chỉ đến khi ăn cơm xong, ngồi uống nước nói chuyện, mẹ tôi mới hỏi: "Cháu có định đưa gia đình vô bàn chuyện của hai đứa chưa?". Bảo ấp úng: "Dạ... cũng chưa ạ. Công ăn việc làm của con chưa ổn định nên con muốn chờ thêm một thời gian nữa".
Mẹ tôi nhìn thẳng mặt Bảo: "Có tính thì tính bây giờ, sớm sủa gì nữa đâu mà lần lựa. Năm nay con Phương 26 tuổi rồi. Mà bác nói trước, con bác đẻ ra, nuôi tới lớn, cho ăn học đàng hoàng, bác chưa đánh nó một roi nào. Nếu mà cháu còn đánh nó nữa thì bác không có gả đâu". Bảo vò đầu bức tóc nói rằng tại tính mình nóng nảy, đi làm công trường với dân giang hồ tứ chiếng nên bị ảnh hưởng. "Con hứa sẽ cố gắng sửa đổi"- Bảo nói với ba mẹ tôi.
Ba tôi nãy giờ ngồi im, đến lúc đó mới lên tiếng: "Dù gì thì cháu cũng là người có ăn học. Kỹ sư đại học Bách khoa chớ không phải kẻ vô học, phải nói năng, hành xử cho đúng mực là người có văn hóa". "Dạ, con biết rồi"- Bảo cúi mặt.
Sau hôm đó, anh bảo tôi: "Ba mẹ em đúng là... Ông bà có ăn đời ở kiếp với em đâu mà hăm với dọa".Tôi bảo anh: "Lại chứng nào tật nấy rồi. Nhịn cha mẹ có lỗ lã gì mà không chịu làm? Anh đã hứa rồi đó. Còn đánh em thì mẹ không có gả đâu". "Không gả thì dẫn đại. Tới chừng đó coi ai lỗ?"- Bảo nhăn mặt.
Anh khóc lóc van xin tôi tha thứ và hứa không bao giờ tái phạm (Ảnh minh họa)
Được chừng 4 tháng, hôm đó Bảo đi làm công trình ở Cà Mau về, tôi phát hiện bao cao su trong quần áo của anh nên tra hỏi. Biết là không thể chối cãi, anh thú nhận: "Nhưng anh cũng biết làm sao cho an toàn. Đó cũng là thương em, giữ gìn cho em. Chớ thử hỏi một thằng đàn ông sức dài vai rộng như anh mà xa vợ cả tháng, làm sao mà chịu nổi".
Tôi tức giận nặng lời. Nói qua nói lại một hồi, Bảo lại giở thói côn đồ. Anh đánh tôi, sơ ý thế nào mà trúng ngay đuôi mắt bầm tím. Tôi giận bảo đã phản bội tôi để đi lại với những người phụ nữ khác, khi bị phát hiện lại còn đánh tôi: "Đã vậy thì từ nay đường ai nấy đi".
Tôi chạy về nhà, nằm khóc vùi. Lần này khi mẹ hỏi, tôi không cần giấu giếm. Tôi kể với mẹ tất cả mọi chuyện, kể cả chuyện tôi và anh đã ăn ở với nhau như vợ chồng từ mấy năm qua. Nghe vậy, mẹ tôi lặng lẽ khóc. Lát sau bà mới nói: "Con bỏ nó đi. Thứ đàn ông như vậy, không đáng để lấy làm chồng đâu. Còn cái chuyện trai gái ăn nằm với nhau, không có người này thì có người khác, đừng vì những thứ ham muốn tầm thường đó mả hủy hoại cuộc đời mình".
Ngay lúc đó, tôi biết chắc là mẹ nói đúng, nhưng khi cơn đau qua đi, vết bầm trên mắt đã tan thì tôi lại nhớ đến Bảo. Tôi nhớ quãng thời gian 6 năm quen nhau từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi gặp và yêu bảo ngay lần đầu tiên khi trường anh và trường tôi tổ chức giao lưu nhân ngày 9 tháng 1. Khi ấy, Bảo đã ôm đàn ghi-ta đệm cho bạn bè hát bài "Dậy mà đi" khiến tôi mê mẩn. Sau đó, tôi đã chủ động đi tìm anh... Trong mắt tôi Bảo là người đàn ông đích thực, lắm tài vặt, ăn nói có duyên. Sau này khi đã trao thân cho anh, tôi còn phát hiện nơi anh một người đàn ông cuồng nhiệt có thể làm đắm say tất cả những người phụ nữ nào đã lên giường với anh một lần.
Tôi nhớ tất cả những điều đó đúng lúc Bảo gọi điện thoại cho tôi. Anh khóc lóc van xin tôi tha thứ và hứa không bao giờ tái phạm. "Anh xin thề độc. Anh mà còn lăng nhăng bậy bạ, còn đánh em thì cho trời đánh anh đi". Tuy không thấy mặt nhưng chỉ nghe anh nói, tôi đã thấy xốn xang trong lòng. Anh đã thề độc như vậy thì có lẽ sẽ không dám vi phạm lời thề.
Bất giác tôi muốn chạy đến gặp anh, muốn tha thứ cho anh, muốn tiếp tục những tháng ngày hạnh phúc bên anh như chúng tôi đã từng có... Thế nhưng tôi chợt nhớ, hình như có lần anh đã nói như vậy khi tôi đòi chia tay sau một trận đòn nhừ tử. Tôi chợt nhớ lời mẹ: "Đừng có nghe lời ngon ngọt của nó. Cái tánh thằng đó như vậy là không bao giờ sửa đổi đâu con".
Thật lòng tôi đang ngổn ngang giữa thương và giận, giữa tiến và dừng... Những người ở ngoài sáng suốt, hãy nhìn vào và cho tôi biết, tôi phải làm sao khi chuông điện thoại của Bảo vẫn gióng giả từng giờ...
Theo VNE
Có nên hủy cưới sau 5 năm yêu? Liệu tôi có nên cưới anh vì tình cảm suốt 5 năm gây dựng? Hay hủy đám cưới để tránh tương lai bị bạo hành, đánh đập. Một tháng nữa thôi là đến ngày cưới, tôi cứ ngỡ hạnh phúc đã thực sự đến với mình. Thế nhưng, một cái kéo tóc, một cú đánh như trời giáng đã làm thay đổi mọi...