Mẹ chi nghìn đô đăng tin gọi con về ăn Tết
Một bà mẹ ở Trung Quốc đã chi hơn 2.400 USD đăng tin trên cả trang nhất của một tờ báo Úc để gọi con về nhà ăn Tết, hứa rằng sẽ không gây áp lực buộc anh kết hôn nữa.
“Peng yêu quý, mẹ đã gọi cho con rất nhiều lần nhưng con không nghe máy, nhưng có thể con sẽ đọc được những dòng này. Mẹ và bố sẽ không bao giờ ép con phải kết hôn nữa, hãy về nhà đón Tết đi con! Thư gửi từ người mẹ luôn yêu con”, bà mẹ (giấu tên) viết, theo CNN.
Những dòng gọi con về ăn Tết của người mẹ này xuất hiện trên trang nhất của tờ nhật báo Melbourne tiếng Trung hôm 14/1. Theo tờ báo này, chi phí để thông điệp xuất hiện trên trang nhất là 2.465 USD.
Tờ báo này chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sống ở Úc và mỗi ngày xuất bản 18.000 tờ.
Video đang HOT
Thư gọi con về ăn tết đăng trên trang nhất nhật báo Melbourne hôm 14/1
Tổng biên tập của tờ báo, ông Cecil Huang cho biết: “Thông tin trên trang nhất này cho thấy người mẹ sống ở Trung Quốc đại lục và con trai bà đang sống ở Melbourne”.
Theo Tân Hoa Xã, người mẹ sống tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vì quá tuyệt vọng vì mất liên lạc với con trai, bà phải dùng đến biện pháp này.
Hàng năm, cứ đến dịp này, người Trung Quốc lại chuẩn bị về nhà đoàn tụ cùng gia đình ngày Tết. Tuy nhiên, nhiều người lại sợ về nhà vì đối mặt với áp lực hôn nhân từ gia đình.
Theo Datviet
5 năm rồi, không được ăn Tết nhà mẹ đẻ
Mỗi năm, gần dịp Tết, chị lại đứng trầm ngâm trước cửa nhà rồi nhìn về phía xa xăm.
Đó là nhà chị, ở chỗ nào chị cũng không rõ vì đã quá xa, quá lâu chị không về nhà thăm mẹ, thăm cha. Chỉ là những cuộc điện thoại đường dài hỏi thăm sức khỏe của gia đình rồi lại nghẹn ngào cúp máy, còn đầy tiếc nuối.
Đã 5 năm như thế, chưa năm nào chị nguôi nỗi nhớ về cha, về mẹ. Chị lấy chồng xa, quá xa nhà, ởhai đầu tổ quốc. Ngày chị yêu anh, bố mẹ đã ngăn cấm, không phải vì họ không muốn cho chị lấy anh, họ không chê anh ở điểm gì cả. Chỉ là, họ không muốn mất con gái. Nhưng chị lại kiên quyết, chị cứ trách bố mẹ ngăn cấm tình yêu của chị. Ngày đó, chị ích kỉ chỉ nghĩ đến anh, nào nghĩ đến gia đình, người thân của mình.
Chị nào biết, trong đám cưới, mẹ chị đã khóc ngất khi con gái lấy chồng. Rồi em chị, cháu chị, những người thân xung quanh đều khóc, vì họ biết, chị lấy chồng là xa ngàn dặm, và cũng không biết bao giờ mới về nhà được. Nhưng chị nào đâu có hiểu.
Cái Tết đầu tiên, chị ăn Tết ở nhà chồng, gọi điện về nhà. Bố mẹ chị người cười, người khóc, con cháu sum vầy, gia đình vui vẻ bên nhau, tiếng trẻ con í ới gọi chị, chị ngồi khóc. Chị nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh chị em biết bao, bây giờ chị mới hiểu. Chị hiểu nỗi khổ tâm của bố mẹ, hiểu được nỗi nhớ nhung đứa con gái của họ. Nuôi con gái mất con là thế.
Đã 5 năm nay chị vẫn thế. Vẫn khóc mỗi khi Tết đến xuân về. Và lại một năm nữa sắp đến. Giờ chị đã có con lớn. (ảnh minh họa)
Chị lấy chồng xa, có chồng, có con, có gia đình chồng. Chồng chị cũng thương yêu chị. Thế nhưng, mỗi lần cãi vã, chị tủi thân, lại nghĩ về nhà mình. Nếu như lấy chồng gần, chị có thể chạy về bên mẹ, ỉ ôi, than thở và khóc lóc với mẹ mỗi khi giận chồng. Nhưng giờ, chị biết nương tựa vào ai. Bố mẹ chồng cũng bình thường, nếu như chị không nương tựa họ thì còn biết trông cậy vào đâu nữa. Nên chị đã coi họ như người thân ruột thịt, là người trong nhà. Chỉ là, chị vẫn nhớ bố mẹ mình quay quắt.
Đã 5 năm nay chị vẫn thế. Vẫn khóc mỗi khi Tết đến xuân về. Và lại một năm nữa sắp đến. Giờ chị đã có con lớn. Cháu đã biết gọi ông bà, nhưng chưa một lần được gặp mặt. Chị lại nghĩ về một cái Tết mà chị mong mỏi bên gia đình. Lấy chồng xa, ở hai đầu tổ quốc, về nhà không phải là chuyện dễ. Chị không hối hận vì lấy anh, nhưng nỗi nhớ mẹ cha cứ làm chị quay quắt trong lòng. Liệu năm nay thế nào, chị có về ăn Tết cùng bố mẹ được không?
Chị gọi điện về cho mẹ, nghe mẹ nói: "Năm nay con gắng về ăn Tết!", nước mắt chị trào ra. Chị vội cúp máy, nhấc xe đi làm, chị cố gắng kiếm thêm việc, làm thêm tiền để nhất định, chị sẽ về quê ăn Tết cùng mẹ...
Theo VNE
Nhìn mặt có giống như đang tin không? Chị dâu à Theo Datviet