Mẹ chăm chỉ, con ăn sạch?
‘Hãy dậy sớm nấu cơm cho con mang đến trường’, ‘Mẹ chăm chỉ, con ăn sạch’… là lời kêu gọi của nhiều phụ huynh sau những vụ trẻ phải ăn những bữa cơm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Một suất cơm do phụ huynh tự nấu cho con mang đến trường – ĐỖ TÚ
“Đừng lấy lý do bận”
Chị Phan Diệp Chi có con học lớp 2 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM đặt câu hỏi: “Mỗi lần đi họp phụ huynh chúng tôi mới có điều kiện ghé ngang nhà ăn để xem, tuy nhiên thời gian đó cũng là giờ nghỉ rồi. Hằng ngày, tôi không biết con mình ăn những món gì, nguồn gốc thực phẩm được lấy từ đâu, chế biến có đảm bảo vệ sinh hay không… Nếu như đồ có ôi thiu, gạo có mốc phụ huynh chúng tôi cũng không cách nào biết được”.
Đó là nỗi hoang mang, nghi ngờ của nhiều phụ huynh có con đang theo học mầm non và tiểu học bán trú.
“Các mẹ hãy hành động đi. Hãy nấu cơm cho con mang đến trường, đừng lấy lý do bận nữa!”, chị Nguyễn Thị Thu Nga, ngụ chung cư Tôn Thất Thuyết, Q.4, TP.HCM, bày tỏ.
Video đang HOT
Theo chị Thu Nga, cha mẹ chỉ cần dậy sớm một chút cắm cơm, đồ ăn thì có thể chế biến sơ qua từ tối hôm trước. “Chỉ mất khoảng nửa tiếng là có thể làm xong suất ăn cho con rồi. Nếu thực sự muốn bữa trưa của con đảm bảo thì không có lý do gì mà các mẹ không tự mình nấu cả. Ai cũng có công việc bận rộn, nhưng nếu muốn thì vẫn sắp xếp được. Mẹ chăm một chút thì con được nhờ, mẹ mà lười thì cũng không nên kêu ca là sao con phải ăn đồ ăn không đảm bảo”, chị Nga nhìn nhận.
Phụ huynh được kiểm tra bếp ăn
Mặc dù vậy, không ít phụ huynh cho rằng để giải quyết tận gốc vấn đề, thì việc cha mẹ tự nấu ăn cho con không phải là cách tốt nhất. “Những phụ huynh là dân lao động đầu tắt mặt tối, những phụ huynh là công nhân làm sao có điều kiện để ngày nào cũng nấu cơm cho con mang đi học. Đặc biệt, không phải trường nào cũng cho học sinh mang cơm theo?…”, một phụ huynh đặt vấn đề.
Cùng quan điểm này, chị Nguyễn Ngọc Lam (ngụ đường 9A, khu Trung Sơn, Q.7, TP.HCM) cho rằng phải giải quyết tận gốc bằng những quy định rõ ràng. Chẳng hạn phải có sự kiểm tra chéo, thời gian bao lâu kiểm tra một lần, khi phát hiện sai phạm thì xử lý mạnh tay… “Đồng thời phụ huynh chúng tôi cũng phải được tham gia vào việc kiểm tra bếp ăn, quy trình chế biến. Bất cứ lúc nào đại diện hội phụ huynh đều có thể tiếp cận khu vực bếp ăn trong trường học”, chị Ngọc Lam nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, việc nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phụ huynh cũng cần được nâng cao. Chị Dương Tuyết Mai có con học tại một trường mầm non quốc tế tại Q.7, TP.HCM, cho rằng: “Không ít phụ huynh chưa ý thức được đồ ăn bẩn, không có nguồn gốc sẽ gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con. Việc thờ ơ đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu quan tâm sâu sát, phó mặc con muốn ăn gì cũng được. Khi cha mẹ nhận thức tốt thì lúc đó mới đủ mạnh mẽ và trách nhiệm để lên tiếng quyết liệt nếu như bữa ăn ở trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Theo thanhnien
Cô gái học giỏi đi làm công nhân nuôi ước mơ đại học
Là học sinh giỏi nhưng gia đình khó khăn, Nguyễn Thị Thu (18 tuổi, ngụ số 27/239 đường Nguyễn Công Hòa, quận Lê Chân, Hải Phòng) đã đi làm công nhân để góp tiền nuôi ước mơ đại học.
Chị Nguyễn Thị Thu và bà nội - ẢNH LÊ TÂN
Chúng tôi tìm đến nhà gặp Thu vào sáng chủ nhật, ngày duy nhất trong tuần Thu được nghỉ.
Chầm chậm uống viên thuốc trợ tim, bà Đào Thị Ngái (67 tuổi, bà nội Thu) chia sẻ: "Từ khi tốt nghiệp cấp 3, Thu xin đi làm công nhân ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Cả tuần chỉ được nghỉ ngày chủ nhật".
Nhìn cô cháu gái luôn tay dọn dẹp trong bếp, bà Ngái rơm rớm nước mắt: "Tôi có 3 người con trai thì đều đã mất. Bố cháu Thu (người con thứ 2) mất sớm nhất vì đột tử. Lúc ấy Thu mới 6 tuổi. Mẹ Thu thì bỏ đi từ khi cháu chưa biết nói, đến nay cũng không có liên lạc gì. Chú út nhận nuôi nhưng cũng ra đi sau bố cháu vài tháng vì bệnh. Sau đó vài năm, bác trưởng của cháu cũng mất vì tai nạn giao thông".
Từ khi cả bố và các chú bác đều mất, ông bà nội nuôi 2 chị em Thu. "Biết thân biết phận nên Thu ngoan ngoãn, chăm chỉ. Thu còn thay ông bà chăm sóc các em rất nhiều (ông bà Ngái còn đang nuôi 2 chị em Thu và 2 cháu ngoại do con gái, con rể đi làm xa - phóng viên). Thu học rất giỏi, 12 năm đều là học sinh xuất sắc", bà Ngái nói.
Ông bà Ngái nuôi chị em Thu bằng 4 triệu đồng lương hưu, 800.000 đồng tiền chính sách của phường và số tiền mà cô ruột Thu đi làm xa gửi về. Tuy nhiên, để Thu được học đại học là một việc khó khăn. Chính vì vậy, ông bà nội muốn Thu tốt nghiệp cấp 3 xong sẽ đi làm.
Chị Nguyễn Thị Thu đang làm công nhân với hy vọng năm sau có thể đi thi đại học - ẢNH LÊ TÂN
"Khi ông bà khuyên như vậy, em rất buồn. Sau này, em mới hiểu là ông bà đã già yếu, tiền thuốc men, sinh hoạt rất tốn kém nên không còn khả năng lo cho em thêm nữa", Thu chia sẻ khi thấy bà nội có phần ngại ngùng lúc nói đến việc vì sao Thu phải nghỉ học.
Sớm xác định không học đại học và cũng vì không có điều kiện học thêm nên Thu chỉ tập trung ôn thi tốt nghiệp ở nhà. "Ước mơ của em là theo học ngành tâm lý xã hội", Thu vừa xem lại quyển sách toán vừa tâm sự.
Ngồi tại bàn học mà Thu đã nhường cho em gái, Thu lấy những cuốn sách vở được gói kỹ trong những túi ni lông, Thu say sưa xem lại bài cũ. "Tốt nghiệp xong em xin đi làm luôn. Sách vở em cất kỹ, cuối tuần mới mang ra xem cho đỡ quên. Em đi làm để góp tiền, ra tết em bắt đầu ôn thi lại. Nếu đỗ, em sẽ vừa học vừa làm", Thu nói về những tính toán của mình.
Tâm sự với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Thanh Toàn, giáo viên chủ nhiệm của Thu ở Trường THPT Đồng Hòa (quận Kiến An, thành phố Hải Phòng) cho biết: "Thu luôn tỏ ra là người nghị lực, cứng rắn vươn lên và có lòng tự trọng rất cao. Hầu như không bao giờ tôi thấy Thu buồn".
Cô giáo Toàn cũng cho biết, cô và nhà trường rất quan tâm đến Thu. "Nếu thời gian tới em ấy tiếp tục ôn thi, chúng tôi sẽ giúp Thu học vào các buổi tối với hy vọng em sẽ thực hiện được giấc mơ đại học của mình", cô Toàn nói.
Theo thanhnien
Gia Lai: Thừa cán bộ quản lý, thiếu giáo viên đứng lớp Trong năm học 2018-2019, tỉnh Gia Lai đã thực hiện việc dồn lớp, sáp nhập các trường lại với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và giảng dạy. Nhưng sau khi sáp nhập, một số trường dôi dư cán bộ quản lý, có những trường có 4-5 phó hiệu trưởng. Trong khi đó, các giáo viên mầm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong
Tin nổi bật
16:09:43 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
Sao châu á
16:03:17 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Angelina Jolie làm lóa mắt Cannes
Sao âu mỹ
15:37:35 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
Sao việt
15:26:29 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
Netizen
15:02:39 18/05/2025