Mẹ bầu ăn gì để tương lai con thông minh?
Bỏ sung đủ axit folic, sắt, chất xơ, canxi… sẽ giúp não thai nhi phát triển tốt nhất để tăng khả năng học hỏi, hiểu biết trong tương lai.
Chắc chắn các mẹ bầu đều biết việc ăn uống trong thai kỳ là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi cũng như của mẹ bầu. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho hay, những gì mẹ ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn cả tương lai nhiều năm về sau của mẹ và bé nữa. Bởi mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe từ khi chào đời, trí não phát triển phục vụ cho tương lai, còn sức khỏe mẹ cũng không bị xuống cấp sau sinh.
Nhưng vấn đề là mẹ nên ăn những gì để có được những lợi ích tuyệt vời này? Hãy “ngó” qua danh sách dưới đây các “mẹ ỏng” nhé!
Bổ sung đủ axit folic
Tốt nhất, mẹ cần bổ sung đủ 400 microgram vitamin B (axit folic) hàng ngày ngay từ trước khi mang bầu. Bởi khi chị em hấp thu đủ lượng axit folic mỗi ngày trong 3 tháng đầu sẽ giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 50-70%.
Mẹ cũng nên tăng liều lượng lên 600mcg khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một nghiên cứu mới đây cũng cho hay, phụ nữ bổ sung đầy đủ axit folic trong 1 năm trước khi mang thai và trong suốt quý 1,2 thai kỳ cũng giảm đáng kể nguy cơ sinh non.
Tốt nhất, mẹ cần bổ sung đủ 400 microgram axit folic hàng ngày ngay từ trước khi mang bầu. (ảnh minh họa)
Không ăn cho hai người
Kết quả thống kê mới nhất cho thấy có đến 46% chị em đạt quá cân trong thai kỳ, dẫn đến hậu quả là mắc nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và thậm chí là sinh non. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải ăn cho hai người mà chỉ cần tăng khẩu phần ăn mỗi ngày lên 300-500 calo nữa là đủ.
Đừng bỏ qua cá
Hấp thụ đủ DHA (có nhiều trong hải sản và hạt lanh) là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi. DHA là axit béo omega-3 giúp phát triển trí não, giúp bé có tầm nhìn, khả năng ghi nhớ, vận động cũng như ngôn ngữ tốt – những kỹ năng này rất quan trọng trong những năm đầu đời.
Mẹ nên ăn ít nhất 300-400gam cá và hải sản mỗi tuần nhưng nên chọn những loại hải sản đặc biệt là cá không hoặc có chứa hàm lượng thủy ngân thấp.
Tránh rượu
Mẹ uống nhiều rượu khi mang thai có thể gây ra những khuyết tật về mặt học tập, thiếu tập trung, hiếu động thái quá, hung hang… ở trẻ. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên uống rượu trong thai kỳ.
Video đang HOT
Bổ sung đủ sắt
Trong thời gian mang thai, lượng sắt bạn cần tăng gấp đôi lúc bình thường (khoảng 30mg moioxi ngày). Lượng sắt cần nhiều trong thai kỳ là đủ hỗ trợ và thúc đẩy oxy đến thai nhi. Vì vậy, chị em cần tham kháo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt phù hợp trong thai kỳ. Ngoài ra, muốn tăng sự hấp thụ sắt trong cơ thể, mẹ nên kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin C.
Tránh nhiễm khuẩn bacteria
Để em bé của mẹ tránh bị nhiễm những vi khuẩn có hại như khuẩn Listeria, Salmonella và E. coli, mẹ cần chú ý ăn những thực phẩm đã được đun sôi, nấu chín. Tuyệt đối không ăn uống những loại sữa hoặc sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Thực ăn thừa để ở ngoài nhiệt độ bình thường cũng không nên ăn sau 2 giờ.
Khi mang bầu, mẹ nên hạn chế tối đa ăn thịt tái sống để tránh nhiễm khuẩn. (ảnh minh họa)
Hạn chế caffeine
Theo tiến sĩ De-Kun Li, từ trước đến nay, mọi người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai có thể dung nạp khoảng 300 mg cà phê mỗi ngày là an toàn, tuy nhiên nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu uống đều đặn 200mg cà phê sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Tốt hơn hết, nên hạn chế càng ít càng tốt.
Không ăn nhiều đồ ăn nhanh
Nếu mẹ là người nghiện đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, các món rán, chiên thì hãy cố gắng hạn chế đến mức có thể. Những đồ ăn được tẩm ướp mặn, ngọt, nhiều chất béo này thực ra không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại khiến mẹ béo phì và không có lợi gì cho em né trong bụng cả.
Bổ sung canxi
Mẹ mang thai đặc biệt ở quý 2, 3 cần bổ sung đủ 1.000 mg canxi một ngày để răng và xương em bé phát triển tốt nhất. Nếu mẹ không dung nạp đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và đương nhiên mẹ sẽ rất dễ bị loãng xương. Nếu thực phẩm hàng ngày chứa ít canxi, mẹ có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để bổ sung qua đường uống.
Tránh thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Những thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu có thể liên quan đến chứng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, chậm tăng trưởng và một số bệnh ung thư, rối loại miễn dịch cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo ăn thực phẩm hữu cơ sẽ có lượng thuốc trừ sâu thấp hơn, sẽ an toàn cho sự phát triển non nớt của thai nhi trong bụng mẹ.
Đừng bỏ qua chất xơ
Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bầu hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ táo bón, trĩ – những triệu chứng bệnh phổ biến trong thai kỳ. Những thực phẩm giàu chất xơ cũng có chứa vitamin, khoáng chất và phytochemical cần thiết để em bé trong bụng mẹ phát triển. Mẹ cần nạp đủ ít nhất 25-35 mg chất xơ mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
Theo Khám Phá
Những yếu tố khiến mẹ sinh con 'học dốt'
Mẹ cần biết rằng nền tảng của sự phát triển trí thông minh của trẻ được xây dựng từ khi bé còn trong bào thai.
Giai đoạn trong bài thai là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều nguy cơ khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và cuộc sống của bé. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến nhưng yếu tố xấu tác động đến bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Dưới đây là những yếu tố có thể gây hại cho sự phát triển não của em bé trước khi chào đời:
Tuổi của cha mẹ
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Queensland, Úc cho biết, nam giới làm cha ở tuổi trên 40 sẽ sinh ra những đứa trẻ có thể mắc hội chứng tự kỷ, những bất thường trên khuôn mặt, hộp sọ... đồng thời bé còn có điểm số thấp trong các bài kiểm tra về trí thông minh, sự tập trung, ghi nhớ và cả kỹ năng đọc.
Độ tuổi của người mẹ khi mang thai cũng liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ - theo kết quả nghiên cứu về căn bệnh này mới đây. Theo đó, cứ mỗi 5 năm tăng tuổi của mẹ thì mức độ tự kỷ ở trẻ lại tăng thêm 18%. Ngoài ra, người cha quá lớn tuổi (ngoài tuổi 45) còn có nguy cơ sinh ra những bé em mắc chứng thần kinh, rối loạn tâm thần.
Tuổi của bố mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở thai nhi. (ảnh minh họa)
Công việc của cha
Công việc của người cha có thể làm tăng nguy cơ mẹ sinh ra em bé bị dị tật bẩm sinh, theo kết quả nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina. Những người bố có nguy cơ cao trong nhóm này là các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, thợ cắt tóc, nhà toàn học, trợ lý văn phòng. Nguyên nhân là do những công việc này có liên quan đến sự phơi nhiễm hóa học, vật lý...
Sinh sớm
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, em bé sinh ra ở tuần 37, 38 có điểm số đọc, điểm toán thấp hơn đáng kể so với những trẻ sinh ra ở tuần 39, 40. Vì vậy các nhà nghiên cứu luôn khuyên các mẹ đẻ thường để trẻ chào đời được đúng ngày tháng chứ không nên đẻ mổ sớm. "Điều các mẹ cần biết là kích thước não của một đứa trẻ 36 tuần 6 ngày chỉ bằng 2/3 so với đứa trẻ 40 tuần", tiến sĩ Bryan Williams nói.
Thiếu dinh dưỡng
Việc thiếu canxi, sắt, i-ốt và các vitamin có thể dẫn đến những khiếm khuyết trong việc học tập, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, chậm phát triển kỹ năng vận động và chỉ số IQ của các bé này cũng thấp hơn. Nguyên nhân là do đủ i-ốt sẽ giúp cho hormone tuyến giáp phát triển - cần thiết cho sự phát triển não bộ. Sắt cần thiết để làm cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến thai nhi và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé.
Thiếu hụt axit folic
Thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến ống thần kinh của bé không hoạt động đúng cách, gây ra các dị tật nghiêm trọng ở não và tủy sống. Axit folic được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh, đậu, trái cây...
Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit folic trong thai kỳ. (ảnh minh họa)
Thuốc
Theo quy định, phụ nữ mang thai không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ví dụ mẹ sử dụng thuốc aspirin có thể gây chảy máu trong não vô cùng nguy hiểm với thai nhi.
Căng thẳng
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng người mẹ căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bẩm sinh ở nãm thai nhi, thậm chí khiến trẻ bị tâm thần phân liệt. Sự căng thẳng ở đây có thể kể đến là lo lắng thường xuyên, cú sốc tinh thần lớn hoặc tâm lý bất ổn trong thai kỳ...
Thiếu ánh nắng mặt trời
Nghiên cứu của đại học quốc gia Úc cho rằng trẻ em có mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai có thể tăng nguy cơ cao trẻ bị bệnh đa cơ cứng. Vì vậy ngay từ trong bào thai và những năm đầu đời, mẹ hãy chăm chỉ tắm nắng, rất tốt cho hệ thống thần kinh trung ương của trẻ.
Mẹ bị rubella
Rubella hay bệnh sởi Đức có thể là bệnh không nguy hiểm với người mẹ nhưng lại gây chậm phát triển trí não cho thai nhi, thậm chí gây đục thủy tinh thể và nhiều dị tật nghiêm trọng khác khi bé còn trong bụng mẹ. Người mẹ bị rubella 3 tháng đầu mang thai cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo Khám Phá
Mang thai mắc "tá bệnh" vì ham đồ ngọt Vì ăn nhiều đồ ngọt, em tăng cân vù vù tuy nhiên cùng với việc tăng cân em không thấy mình khỏe khoắn mà lại cảm thấy mệt mỏi. Em là một bà mẹ tuy không còn trẻ về tuổi nhưng lại còn quá trẻ về kinh nghiệm bầu bí và nuôi con. 29 tuổi em mới lập gia đình, vì tuổi cũng...