Mẹ bán đất 10 tỷ chia hết cho 2 con, cuối đời mang tiếng ăn bám
Cả đời vợ chồng tích lũy tiền bạc, mua được ngôi nhà rộng rãi. Khi có tuổi, tôi chia hết tài sản cho các con nhưng vẫn mang tiếng là ăn bám.
Tôi năm nay 68 tuổi, đã có cháu nội ngoại đề huề. Hôm nay, tôi xin được chia sẻ câu chuyện của mình đến mục tâm sự của quý báo.
Ngày xưa tôi làm nhà nước nhưng xin nghỉ, ra ngoài buôn bán nuôi con.
Hai vợ chồng tích cóp nhiều năm cũng mua được ngôi nhà rộng rãi, nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Năm nào, gia đình tôi cũng được nhận giấy khen “Gia đình văn hóa” của địa phương.
Ảnh: B.N
Từ ngày các con lập gia đình riêng, tôi chưa bao giờ có ý định sống cùng. Tôi tuy sinh ở thế hệ trước nhưng tư tưởng văn minh, tiến bộ.
Phần nhiều, tôi cũng ngại chuyện va chạm mẹ chồng – nàng dâu, ảnh hưởng đến hòa khí gia đình.
Con dâu hay con gái sinh cháu, tôi sang bế ẵm, chăm sóc vài tháng rồi lại về nhà mình.
Tôi thấy sống riêng như vậy khá thoải mái, hai vợ chồng già chăm sóc nhau, thi thoảng đi du lịch đổi gió. Cuộc sống quay trở lại giai đoạn son rỗi…
Chồng tôi mất cách đây 2 năm. Khi ông ấy qua đời, các con động viên tôi sang nhà con cả ở. Chúng sợ tôi ở một mình, buồn chán rồi nghĩ quẩn.
Video đang HOT
Tôi lưỡng lự mãi chưa đồng ý thì con trai gặp chuyện làm ăn, nợ người ta số tiền lớn. Vợ chồng lục đục liên miên vì tiền bạc.
Thời điểm đó, khu nhà tôi giải phóng mặt bằng để làm đường. Nhà tôi từ trong ngõ thành mặt phố, giá trị bất động sản tăng vùn vụt.
Tôi được người ta đến gạ bán nhà nên đồng ý luôn. Số tiền bán nhà được 10 tỷ đồng, tôi chia cho mỗi con 4 tỷ, mình giữ lại 2 tỷ gửi tiết kiệm dưỡng già.
Sau đó, tôi chuyển về sống cùng con trai cả. Thời gian đầu mọi chuyện sinh hoạt, tình cảm mẹ con vẫn tốt đẹp.
Dần mối quan hệ ngày một xấu đi. Con trai tôi nợ nần, 4 tỷ là trả ngân hàng nhưng nợ lãi bên ngoài vẫn còn hơn 2 tỷ. Con dâu ngọt nhạt hỏi vay nốt số tiền tôi gửi tiết kiệm, hẹn 2 năm sẽ trả đủ.
Số tiền đó tôi dành để lúc già yếu, ốm đau không phải nhờ cậy các con nên khá lưỡng lự.
Những ngày hỏi vay tiền mẹ, con dâu tôi tỏ ra có hiếu, chăm sóc mẹ tận tình. Bữa cơm nào bưng lên phòng cũng có đồ ăn ngon, hoa quả tươm tất.
Khi tôi đồng ý cho vay nhưng chỉ cho vay 1 nửa, con dâu thái độ ra mặt, trách tôi chắc lép.
Tôi buồn vì lời lẽ của con dâu, tâm sự với con trai. Con tôi không được lời nào động viên mẹ, còn quay ra mắng: “Bà chắc làm gì quá đáng mới để vợ con nói như thế? Giờ bà than thở chỉ làm con mệt thêm. Công việc của con đã bế tắc rồi”.
Tôi thấy con trai bênh vợ, đành im lặng, ôm nỗi buồn một mình. Con gái ở xa, lại bận rộn với 3 đứa con. Tôi cũng chẳng muốn làm nó phải suy nghĩ.
Lúc này, sổ tiết kiệm của tôi còn hơn 1 tỷ. Tôi thấy cuộc sống với con cái nhiều lúc bí bách, không thoải mái nên định tìm viện dưỡng lão nào có chất lượng tốt để gửi thân những năm tháng cuối đời.
Qua một người quen, tôi tìm được viện dưỡng lão đúng ý mình. Tôi họp gia đình, bàn với các con thì chúng phản đối.
Các con cho rằng, tôi làm bẽ mặt chúng nó. Họ hàng mà biết, kiểu gì cũng bảo chúng bất hiếu…
Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ngày một tồi tệ, những va chạm hàng ngày phát sinh khiến hai mẹ con không tìm được tiếng nói chung. Tôi buồn bực, tự mua đồ về nấu ăn riêng.
Tình hình nợ nần của con trai ngày càng bi đát, chủ nợ đến nhà réo gọi cả ngày. Con trai bơ phờ, bỏ ăn uống, chỉ hút thuốc. Tôi xót con, rút sạch số tiền còn lại trả nợ giúp.
Nhờ đó, con trai tôi bớt áp lực, có thời gian vực dậy chuyện làm ăn. Con lo cho tôi ăn uống nhưng những khoản ma chay, cưới hỏi, tham gia các hoạt động với câu lạc bộ người cao tuổi lại không có.
Tôi bảo con: “Mẹ có 2 tỷ, trước cho con vay 1 tỷ, còn 1 tỷ trả nợ gần đây coi như mẹ cho. Giờ mỗi tháng con đưa vài triệu cho mẹ tiêu, vì mẹ không có lương hưu”.
Chẳng ngờ, con trai tôi quát: “Bà già rồi, có việc gì mà tiêu đến tiền. Ở nhà chỉ việc ăn với ngủ mà sách nhiễu. Bà đang phụ thuộc vợ chồng con thì đừng đòi hỏi. Một tỷ bà cho vay, bao giờ có, con trả”.
Tôi nghe con nói mà điếng người. Từ người có tiền, có tài sản. Vì thương con mà tôi trắng tay, còn mang tiếng ăn bám.
Tôi nghĩ mà cay đắng cho bản thân mình. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Khi chồng tôi đưa di chúc của bố mẹ ra, phản ứng của hai anh trai khiến chúng tôi hoảng sợ
Nhìn vào thứ mẹ để lại, chồng tôi thốt lên sung sướng, còn tôi thấy bắt đầu lo lắng cho tương lai của 4 anh em tôi.
Nhà tôi có 4 anh chị em, hai trai, hai gái, tôi là con gái út. Khi chưa lập gia đình, anh em tôi rất đoàn kết, yêu quý nhau và hiếu lễ với bố mẹ. Thế nhưng từ khi hai anh trai lấy vợ thì gia đình không còn yên ổn.
Về già, bố mẹ tôi không thể kiếm được tiền nữa nên muốn bán đi một suất đất để gửi tiết kiệm lấy tiền lãi chi tiêu. Bố mẹ tôi có mảnh đất hơn 1000m2, kể từ ngày có con đường làm qua đó thì mảnh đất trở nên có giá trị lớn. Nhưng hai anh trai không chịu, thường xuyên ép bố mẹ tôi phải chia hết đất cho các anh, còn ông bà chẳng phải làm gì nữa, hai anh trai sẽ thay phiên nuôi.
Vậy là bố mẹ đành phải nghe theo ý của các anh để cho gia đình được bình yên. Trong thời gian sống cùng, các anh suốt ngày nhắc đến chuyện bố mẹ phải tách sổ đỏ để chia cho các con rõ ràng nhưng hai ông bà nhất định không chịu làm. Vì sợ khi đất đã thuộc về các anh rồi thì ông bà sẽ bị đuổi ra đường.
Chính sự khôn ngoan của bố mẹ mà hai anh không thể làm gì, đành phải ngoan ngoãn chăm sóc bố mẹ đến khi khuất núi.
Bố tôi mất trước mẹ một năm, sau khi mẹ qua đời, vợ chồng tôi đến dọn dẹp hết tất cả quần áo, mọi vật dụng trong phòng để mang đi đốt. Bất ngờ chồng tôi nhặt được một tờ giấy gói trong túi nilon rất cẩn thận, nhét trong góc hòm quần áo của bà.
Khi mở ra xem thì chúng tôi sốc thật sự, đó là tờ di chúc của bố mẹ được viết cách đây chục năm, khi hai ông bà còn khỏe mạnh minh mẫn, có cả chữ ký của bác trưởng thôn và một vài người thân khác. Tờ di chúc là lời gửi gắm của bố mẹ tôi đến các con, mong các con đừng vì tiền bạc mà quay lưng với nhau. Nhưng câu quan trọng nhất đó là mảnh đất hiện hai anh trai đang ở phải được chia thành 4 phần đều nhau cho 4 người con.
Anh em đang sống yên bình đột nhiên vì một tờ giấy mà đưa nhau ra tòa thế này mất hết tình nghĩa rồi. (Ảnh minh họa)
Mẹ biết nếu công bố tờ di chúc này trước lúc mất sẽ khiến anh em bất hòa và bản thân mẹ cũng chẳng nhắm mắt xuôi tay được. Cũng may vợ chồng tôi nhặt được, nếu là các anh chị mà lấy được chắc đã đốt luôn cùng với đống quần áo cũ rồi.
Mang tờ giấy về nhà, chồng tôi đã photo ra vài bản còn bản thân giữ bản gốc. Ngày họp gia đình, chúng tôi đưa bản photo cho 2 anh trai xem, họ rất sốc và tức giận. Anh cả quát ầm lên là đất này của tổ tiên, con gái đi lấy chồng rồi làm gì có quyền quay về tranh chấp.
Nhưng chồng tôi đáp lại là theo pháp luật thì khi chia tài sản không phân biệt trai gái, con nào chẳng là con. Đuối lý hai anh tôi định xông vào đánh chồng tôi nhưng mọi người đã can ngăn kịp thời.
Về nhà tôi khuyên chồng hay thôi không đòi đất nữa, vì đất đai mà mất tình anh em cũng không nên, huống chi bố mẹ tôi cũng không muốn các con xung đột chuyện tiền bạc. Nhưng chồng tôi bảo nếu hai anh không chia lại đất sẽ kiện ra tòa .
Nghe đến đây tôi lo lắng thực sự, anh em đang sống yên bình đột nhiên vì một tờ giấy mà đưa nhau ra tòa thế này mất hết tình nghĩa rồi. Theo mọi người tôi phải làm sao đây?
Nghỉ làm trông con, tôi bị chồng coi như kẻ ăn bám Anh nói tôi không kiếm ra tiền thì phải biết chi tiêu tiết kiệm, đừng đòi hỏi nhiều ở anh... Trước khi sinh con tôi làm việc cho một công ty tư nhân, công việc cũng vất vả nhưng thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng 15-17 triệu, tôi chủ động dùng tiền ấy để chi tiêu ăn uống cho hai vợ chồng...