Mẹ 40 tuổi vẫn ‘đến kỳ’ đều đặn, con gái 17 tuổi sớm mãn kinh
Đột nhiên thấy chu kỳ kinh nguyệt biến mất trong nhiều tháng, cô gái trẻ cùng mẹ vội vàng tới bệnh viện khám nhưng không ngờ phải nghe tin dữ.
Thời gian vừa qua, bệnh viện phụ sản Hàng Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận một ca bệnh mãn kinh sớm khi chỉ mới 17 tuổi. Theo bác sĩ Kim Tuyết Tịnh – Trưởng khoa Nội tiết sinh sản, bệnh viện Hàng Châu cho biết, lần đầu gặp Tiểu Vy, đã thấy cô gái này tuy đang tuổi dậy thì nhưng vóc dáng rất gầy, làn da đen sạm. Sau kiểm tra ban đầu, bác sĩ cho biết cơ quan sinh sản của Tiểu Vy không đầy đủ, tử cung chỉ lớn bằng tử cung chưa trưởng thành và buồng trứng chỉ bằng một nửa buồng trứng người bình thường, tương đương ngón tay cái.
Bác sĩ Tịnh cho rằng hiện nay tình trạng phụ nữ mãn kinh sớm đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân mắc các bệnh này hiện nay mới chỉ 35 tuổi và mất dần khả năng sinh sản.
Sau một loạt các xét nghiệm chuyên sâu về hormone giới tính và chức năng tuyến giáp, Tiểu Vy được chẩn đoán bị suy buồng trứng khởi phát sớm, đồng thời với viêm tuyến giáp hashimoto và viêm khớp dạng thấp.
Cô gái 17 tuổi bị chẩn đoán suy buồng trứng – căn bệnh có khả năng gây vô sinh. – Ảnh minh họa
“Bác sĩ, tôi 40 tuổi vẫn đến kỳ mỗi tháng tại sao con gái tôi có thể mãn kinh ở tuổi 17. Liệu sau này con gái tôi còn có thể sinh con nữa không?”, mẹ Tiểu Vy đau lòng hỏi bác sĩ sau khi nghe tin bệnh tình của con gái.
Các bác sĩ cho biết: “Về mặt y học, nhờ vào liệu pháp thay thế hormone nên các đặc điểm cơ quan sinh sản của Tiểu Vy sẽ dần hồi phục và các đặc tính sinh sản cũng xuất hiện. Tuy nhiên, do các nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng đã cạn kiệt nên không có khả năng tái tạo. Trong tương lai, Tiểu Vy sẽ không có khả năng làm mẹ”.
Dựa theo tình hình của Tiểu Vy, Khoa Nội tiết và Nội khoa đã bổ sung điều trị estrogen và progesterone. Cô gái trẻ đã phải điều trị tại bệnh viện trong một thời gian dài. Vài tháng sau, làn da của Tiểu Vy có sự thay đổi rõ rệt, trở nên mịn màng hơn – đây cũng là một tia hy vọng đối với cô và các bác sĩ.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh cũng cho biết thêm, nếu các cô bé trong độ tuổi từ 14 -17 tuổi vẫn chưa dậy thì, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng trường hợp bất trắc.
Suy buồng trứng là gì?
Video đang HOT
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ, giống như một “ngân hàng” lưu trữ tế bào trứng. Có khoảng 2 triệu nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng và 300.000 nang trứng ở tuổi dậy thì. Việc chúng ta bị suy buồng trứng sớm và không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh.
Nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng
Nguyên nhân phổ biến của suy buồng trứng khởi phát sớm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch, yếu tố môi trường… Hiện tại, các yếu tố di truyền chiếm từ 20% đến 25%, bao gồm bất thường nhiễm sắc thể. Hơn một nửa bệnh nhân mắc suy buồng trứng sớm không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh cho biết việc mắc bệnh quai bị và không được chữa trị kịp thời cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng sớm. Ngoài ra phẫu thuật, xạ trị và thuốc hóa trị, áp lực trong cuộc sống hằng ngày quá lớn cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng.
An An (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
Hơn 12 triệu người Việt bị tăng huyết áp
Ở nước ta, cứ 5 người trưởng thành lại có một người mắc bệnh này, nhưng có tới 60% người chưa được phát hiện.
Xu hướng trẻ hoá
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết ước tính nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 20% người trưởng thành).
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế và mất sức lao động mỗi năm.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch, trong đó 9,4 triệu ca là do biến chứng của tăng huyết áp.
Một nghiên cứu tại Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) chỉ ra rằng, cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người trong số đó có tăng huyết áp.
Trong khi khuyến cáo chung tăng huyết áp thường gặp ở người trên 45 tuổi, thì gần đây, các chuyên gia cảnh báo thực trang trẻ hoá ở bệnh này.
Theo TS. Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh.
Nhiều người không hề biết bản thân mình bị tăng huyết áp
Tuy nhiên, căn bệnh này nhiều khi không hề có bất cứ biểu hiện triệu chứng nào thậm chí nhiều người mắc họ không hề biết. Vì vậy tăng huyết áp được mệnh danh là "Kẻ làm chết người thầm lặng".
Bộ Y tế cho hay, gần 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh và chỉ có 14% bệnh nhân mắc bệnh này được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định.
Đến hết năm 2015, quản lý bệnh tăng huyết áp mới chỉ thực hiện ở khoảng 12% số trạm y tế xã. Đây cũng là lý do chính làm cho số người mắc bệnh được phát hiện và được quản lý điều trị còn ít.
6 khuyến cáo quan trọng để dự phòng bệnh nguy hiểm
Các chuyên gia cho biết, tăng huyết áp có rất nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở những người hút thuốc, người béo phì, ít vận động. Đặc biệt ăn nhiều muối cũng là một trong số nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Đây là bệnh mãn tính, không lây nhiễm, đã mắc thì phải quản lý, điều trị suốt đời.Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, mỗi người cần thiết lập, duy trì chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
Việc duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ rất quan trọng để dự phòng tăng huyết áp. Cùng đó, không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống đồ có cồn cũng được đề cập đến như là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Người dân cần tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Để góp phần giải quyết một cách hiệu quả những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp quan trọng để dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng.
Bên cạnh giải pháp phòng chống các yếu tố nguy cơ phổ biến như: Thuốc lá, đồ uống có cồn, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực, Chiến lược nhấn mạnh một giải pháp quan trọng là phát triển hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm và lồng ghép quản lý bệnh liên tục, lâu dài tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm: can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ; dự phòng các tình trạng tiền bệnh và nguy cơ cao; phát hiện sớm, quản lý người có nguy cơ tim mạch, quản lý lồng ghép đối với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường...
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khoẻ Việt Nam, đặt mục tiêu tới năm 2030, 100% trạm y tế cấp xã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến (trong đó có tăng huyết áp); tăng tỷ lệ người dân phát hiện tăng huyết áp từ 50% (năm 2025) lên 70% (năm 2030), cùng đó, tỷ lệ quản lý tăng huyết áp cũng tăng từ 25% lên trên 40%.
Lệ Thanh
Theo vietnamnet
Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường và cách phòng ngừa Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) dự đoán đến năm 2045 sẽ có 6,3 triệu người mắc bệnh, tăng 78.5%. Nguy hiểm hơn nữa là tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người độ tuổi 25-30 mắc đái tháo đường mà không hay biết, thậm chí có những...