Mẹ 2 con chia sẻ tường tận các mô hình trường học ở Sài Gòn và 6 kinh nghiệm cực hữu ích khi chọn trường mẫu giáo cho con
Mình là mẹ của 2 em bé sinh năm 2018 và 2019. Sinh nhật 1 tuổi xong là con mình đi học ngay nên mình cũng có chút xíu kinh nghiệm chọn trường mẫu giáo cho con muốn chia sẻ cũng cha mẹ.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Mình chọn trường mẫu giáo cho con đi học sớm vì mình tin là con sẽ được ở trong một môi trường phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của con, được thầy cô có phương pháp sư phạm dạy dỗ, được “giao tiếp” với bạn bè cùng trang lứa, biết học cách chia sẻ, được vận động thể chất, trải nghiệm và học kỹ năng “cộng đồng”.
Ở nhà với mẹ, với bà hay bà vú có thể sẽ được chiều chuộng, chăm bẵm sát sao hơn, nhưng con sẽ không được vận động nhiều (vì mọi người không có sức chạy theo), và đôi khi được nuông chiều thái quá hoặc có những hành vi chưa tốt mà không được điều chỉnh kịp thời.
Về trường mầm non (và các cấp) ở Sài Gòn thì có vô cùng nhiều lựa chọn. Đầu tiên là xác định ngân sách học phí cho con là điều tiên quyết.
Chị Tú Anh là mẹ của 2 em bé sinh năm 2018 và 2019.
- Cao cấp nhất – trường liên cấp Quốc tế: chương trình dạy từ cấp tiểu học trở lên được công nhận (accredited) theo chuẩn quốc tế (hệ IB), hoặc hệ chuẩn của một nước phát triển nào đó (UK, US, Canada, Đức Singapore, …), học hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài. Tiếng việt chỉ là 1 môn học (tuần 1-2 tiết) bắt buộc cho học sinh có quốc tịch Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Giáo dục.
Học nhóm trường này, nếu cha mẹ muốn con biết đọc biết viết đánh vần chữ tiếng Việt thì phải thuê gia sư về nhà dạy tiếng Việt. Học phí từ cấp tiểu học trở lên trung bình khoảng 400 – 700 triệu/ năm học 9 tháng. Phần lớn các trường đều có cấp lớp từ mầm non xuyên suốt lên cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3. Mầm non nhận từ 2 tuổi. Mầm non tiền học rẻ hơn xíu: tầm 300 – 400 triệu/ năm. Càng lớn thì tiền học càng tăng.
- Trường mầm non quốc tế (mầm non học hoàn toàn bằng tiếng Anh). Cũng giống như trên, nhưng học phí dễ chịu hơn xíu: tầm 160 – 350 triệu/ năm học 9 tháng. Giáo viên chủ nhiệm người bản địa từ châu Âu, Mỹ, Úc…; các cô trợ giảng là người Việt Nam nhưng nói tiếng Anh 100% trong lớp. Các bạn nhỏ nhiều quốc tịch, giao tiếp tiếng Anh. Nhóm trường này thường bắt đầu nhận trẻ sớm nhất từ 12-18 tháng.
Chú thích nhỏ: Trường quốc tế thường bắt đầu học từ 8AM đến 3-3.30PM chiều (nếu hên sẽ tìm được trường học đến 4PM), đa số sẽ trả thêm chi phí để con ở lại tham gia đến 4 – 4.30PM. Năm học theo lý thuyết là 9 tháng nhưng sẽ có: nghỉ tết tây và ta, nghỉ đông, nghỉ giáng sinh, nghỉ giữa kỳ kèm theo các kỳ lễ của Việt Nam nữa. Và, mầm non quốc tế không có camera trong lớp nhé các mẹ. Gắn camera trong lớp là vi phạm quyền riêng tư của cô giáo và các bạn học sinh khác.
- Trường song ngữ và trường tư thục Việt Nam: Có hằng hà sa số các trường tư theo chương trình song ngữ hoặc tăng cường tiếng Anh. Song ngữ: sáng theo chương trình tiếng việt của bộ Giáo dục, chiều học thêm các môn Khoa học, Toán, Văn học… bằng tiếng Anh, theo một chương trình nào đó (Cambridge chẳng hạn). Còn ở cấp mầm non song ngữ thường sẽ có 1 giáo viên bản địa nói tiếng Anh, còn các cô trợ giảng/ bảo mẫu nói tiếng Việt – 2 ngôn ngữ được sử dụng song song liên tục để các con tự thấm ngôn ngữ một cách tự nhiên như 1 miếng bọt biển.
Còn trường tư có tăng cường tiếng Anh là các con giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt, lâu lâu có thầy cô nước ngoài vào dạy tiếng Anh, vài giờ/ tuần. Học phí của nhóm song ngữ – tư thục rơi vào tầm 7-14 triệu/ tháng.
- Trường công lập: Thường các bé sẽ vào trường theo hộ khẩu nơi cư trú, học phí rất dễ chịu.
Các tiêu chí chọn trường mẫu giáo cho con
1. GẦN
Tiêu chí chọn trường mẫu giáo cho con quan trọng nhất của mình là GẦN (nhà/ công ty/ nhà ông bà) để thuận tiện nhất cho người đưa đón bé, đặc biệt quan trọng với các bé nhỏ. Lí do:
- Vào những mùa nắng nóng, nếu phải chở bé đi xe máy ngoài đường khói bụi hơn 30 hẳn bé sẽ mệt và khó chịu.
- Trẻ con 1-2 tuổi nắng mưa buồn vui thất thường, đôi khi dở chứng không chịu đi học (nhưng tất nhiên vẫn phải đi học). Vậy ta nên chọn nghe con khóc 10 – 20 thay vì 30 – 40 đúng không các mẹ?
- Một buổi trưa đẹp trời nghe điện thoại trường gọi: “Mẹ ơi, con sốt cao/ con bị té /con bị abc xyz, mẹ đến đón con về ngay” – thì lòng dạ mẹ như lửa đốt, trường gần tất nhiên sẽ tốt hơn trường xa. Mình nói thật mình sợ nhất khi thấy điện thoại trường con gọi khi con đang đi học, các mẹ ạ.
Nếu có thể tìm được một trường gần nhà đến mức con có thể đi bộ được, thì mình nghĩ sẽ rất tuyệt vời. Vì trên đường dắt con đi bộ đến trường, con sẽ học được rất nhiều thứ. Còn nếu không đi bộ được thì hãy làm cho đoạn đường đến trường của con thật vui. Mình biết có gia đình còn chuyển nhà đến gần trường cho con được học trường ưng ý đó.
Video đang HOT
Nếu có thể tìm được một trường mẫu giáo gần nhà đến mức con có thể đi bộ được thì sẽ rất tuyệt vời. (Ảnh minh họa)
2. PHÙ HỢP
- Ngôn ngữ: Phù hợp với nhu cầu của gia đình. Sẽ có gia đình muốn con phải thật giỏi tiếng Việt trước khi biết tiếng nước ngoài. Cũng có gia đình muốn cho con học tiếng Anh 100% ở trường, ở nhà nói 100% tiếng Việt với con. Và cũng có những gia đình con lai, cần con phải được học thêm tiếng Hoa, tiếng Nhật,..
- Phương pháp của trường: Thông thường mình thấy phổ biến nhất sẽ có 2 phương pháp Montessori và Reggio Emilia.
Montessori là gì thì hẳn nhiều phụ huynh cũng nghe đến và thấy quen thuộc rồi. Còn Reggio Emilia có thể mới lạ hơn chút. Vắn tắt có thể hiểu là play-based learning, child lead study: con sẽ được học thông qua việc chơi, và việc học khá tự do.
- Định hướng của cha mẹ: Phụ huynh cần trực tiếp đến trường để nói chuyện, tìm hiểu, hoặc tra cứu thật kỹ trên website của các trường (2-3 lựa chọn phù hợp) để lựa chọn cho con. Mình nghĩ không có đúng và sai, mà là nhu cầu, suy nghĩ và điều kiện của từng gia đình mong muốn cho con mình thế nào.
Ví dụ, sẽ có những trường có thời khoá biểu rất rõ ràng, mỗi ngày con sẽ học tiết gì, môn gì (tiếng Anh, thể dục, Montessori, vẽ, thủ công..) và phụ huynh thật sự muốn biết rõ ràng con mình học được gì, để về nhà còn dạy và trò chuyện thêm cùng con.
Nhưng cũng có những trường (như trường của con mình), thì không có thời khoá biểu tiết học cụ thể, chỉ có sườn thời gian và các hoạt động tương ứng. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng con sẽ được chơi các trò chơi, hoạt động khác nhau, và thông qua việc chơi đó con sẽ được thầy cô dạy kiến thức phù hợp. Lớp học theo định kỳ sẽ được bày biện lại, sắp xếp khác đi, thay đổi theo chủ đề giảng dạy của thầy cô.
- Tính cách của con: các mẹ đừng quên đánh giá lại con mình xem con thuộc nhóm tính cách nào: có tính kỷ luật hay thích tự do, rụt rè mắc cỡ hay mạnh dạn năng động. Và khi đi tham quan trường lớp, các mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để đánh giá:
Môi trường này có đủ rộng rãi cho con mình không?
Môi trường này có vẻ hơi rủi ro và mạo hiểm so với tính cách của con mình?
Con có chơi nước, chơi cát không? Các hoạt động ở đây là quá bẩn hay quá sạch cho con?
Thời gian chơi ngoài trời thế này là nhiều hay ít?
Cách giao tiếp giữa các cô và trò ở lớp này, trường này, có phải là cách phù hợp nhất mà con mình sẽ thích không?
- Môi trường của trường mầm non này có cung cấp cho con những thứ mà ở nhà không có không? Ví dụ cụ thể: nếu gia đình mình hiện ở chung cư, thì có lẽ bố mẹ sẽ không muốn cho con học trường nằm trong 1 chung cư khác đúng không? Nếu có điều kiện thì cho con học ở 1 trường có sân thật rộng, bãi cỏ thật to, hồ nước lớn thì con sẽ được nhiều trải nghiệm khác so với chơi ở nhà.
3. LỊCH SINH HOẠT CỦA TRƯỜNG VÀ CÁCH HỌC THỬ
Một trong những băn khoăn lớn nhất mình thấy ở các mẹ là: không biết con đến lớp thì ăn – bú – ngủ theo lịch thế nào? Khác ở nhà thì sao? Ví dụ: Sẽ có mẹ chấp nhận việc con ăn ít 1 chút, con còi 1 chút, nhưng con phải được tự xúc ăn. Nhưng cũng sẽ có mẹ gửi con đi học với lí do chính là để con phải ăn được nhiều hơn ở nhà, nên sẽ muốn cô hỗ trợ xúc cho con ăn hết phần ăn của con.
Chỉ có 1 cách duy nhất là các mẹ phải đến trường, xin lịch trình, nói chuyện trực tiếp với cô Hiệu trưởng hoặc bộ phận tuyển sinh, và chia sẻ với trường về lịch sinh hoạt, việc ăn uống của con mình ở nhà. Từ việc nói chuyện này, mình sẽ hiểu thêm mức độ linh hoạt của trường đến đâu. Hoặc mình sẽ về tập cho con mình sinh hoạt theo lịch của trường cho bé quen dần trước khi đi học. Hoặc tìm trường khác phù hợp hơn với nếp sinh hoạt của con.
Ngoài ra, mỗi trường sẽ có 1 vài buổi học thử, các mẹ tìm hiểu kỹ xem cách nào phù hợp với con mình.
- Có trường sẽ cho học thử nửa buổi vài ngày, sau đó chuyển qua học cả ngày luôn. Có thể cho bố mẹ vô ngồi cùng 1 – 2 buổi.
- Có trường sẽ có phương án cho đóng tiền học theo buổi: bắt đầu học 2 – 3 hoặc 5 buổi sáng /1 tuần. Khi nào con quen thì tăng số buổi học lên, rồi tăng từ nửa buổi lên thành cả ngày. Khuyến khích mẹ hoặc bố vô lớp ngồi chơi cùng con trong 1 – 2 tuần đầu tiên.
Một trong những băn khoăn lớn nhất mình thấy ở các mẹ là: không biết con đến lớp thì ăn – bú – ngủ theo lịch thế nào? Khác ở nhà thì sao? (Ảnh minh họa)
4. THỬ CHO CON TIẾP CẬN LẦN ĐẦU VÀ MẸ QUAN SÁT
Sau khi đã chọn được khoảng 1-2 trường ưng ý rồi, mình nghĩ là nên dắt bé đến trường 1 lần để mẹ quan sát. Mình thấy rất thú vị nếu phân tích nha.
- Ở trường Việt Nam thì các mẹ các bà nếu thấy các cô chào đón con mình nhiệt tình, dang tay đón bé, sẵn sàng đưa bé đi chơi thường sẽ rất hài lòng vì thấy con mình được chào đón.
- Nhưng ngược lại thường ở trường tây, các cô sẽ không “vồ vập” bằng, thường sẽ chỉ cười chào và vẫy tay, không đụng vào người bé. Đây là khác biệt văn hoá. Lúc đó các cô vẫn là người lạ, nên thường phụ huynh tây sẽ hài lòng hơn khi cô không đụng chạm ôm hôn con mình.
Ngoài ra, nếu để ý hoặc tìm hiểu sâu thêm, sẽ có những việc ví dụ như sau cho các mẹ cân nhắc:
- Có trường cô giáo sẽ yêu cầu phụ huynh khi đưa bé đến lớp tuyệt đối không cho bé ăn kẹo hay dùng đồ ăn vặt để dụ bé vào lớp. Nhưng cũng có trường, có thể vô tình vô ý, có cô bảo mẫu/ tạp vụ lớn tuổi, chăm bé theo cách cũ, hay dỗ bé nín khóc để ba mẹ đi về bằng cách: cho bé ăn cục kẹo, nói xạo xíu “con nín đi ba mẹ đi xíu rồi quay lại đón con liền”.
Nói đến đây thì hẳn các mẹ sẽ nghĩ mình đúng là 1 bà mẹ khó tính, nhưng mình nói lắm điều thế thôi chứ không có trường nào hoàn hảo đâu các mẹ ạ. Quan trọng là mình phải xác định: yếu tố nào là quan trọng, cốt lõi không thoả hiệp được; yếu tố nào có thể du di bỏ qua, chấp nhận được. Trường học cũng giống như xã hội thôi, mẹ và con cũng cần phải chấp nhận và bằng lòng với những thứ không vừa ý mình.
5. CÁC CÂU HỎI CẦN ĐƯỢ C TRẢ LỜI
- Một lớp có bao nhiêu bé? Tỉ lệ 1 cô/ bao nhiêu bé? Ở lớp nhỏ 1-2 tuổi thì mình nghĩ tối đa 4 bé/ 1 cô là tốt nhất. Còn lớn hơn 4-5 tuổi thì 6 bé/ 1 cô cũng là ổn.
- Liên lạc giữa nhà trường và gia đình qua hình thức nào, bao lâu sẽ được cập nhật từ trường 1 lần?
- Nếu con có hành vi không tốt, các cô sẽ điều chỉnh thế nào? Hay cô phạt bé không ngoan như thế nào?
- Công tác sơ cứu của trường ra sao? Có phòng y tế không? Nếu không thì có hộp sơ cứu không? Các cô có được huấn luyện về sơ cứu không?
- Thức ăn của con được nấu tại trường hay từ dịch vụ nấu ngoài đem vào? Nếu dịch vụ ngoài thì thức ăn nóng (canh, soup) được vận chuyển và đựng trong đồ nhựa hay đồ inox?
- Thức ăn cho bé nhỏ có nêm mắm muối không? Con có được ăn nhiều rau không?
- Ngày đầu tiên con mình đi học, mình vào lớp ngồi cùng cả buổi và mình còn ăn thử đồ ăn trưa của con luôn. Trời ơi nó mặn còn hơn đồ người lớn mình ăn ở nhà nữa. Con mình ở nhà thì không nêm nếm mắm muối gì. Việc này là không thể chấp nhận được với mình. Cô giáo chủ nhiệm người nước ngoài thì ăn chay 100% nên cô không thể nếm được đồ của các bé.
Thế là mình viết thư ngay cho cô hiệu trưởng để góp ý, và hôm sau đồ ăn đã được bếp thay đổi bớt mặn ngay. Con mình (trộm vía) ăn khá nhiều rau củ và trái cây, vì bé không uống nhiều sữa. Để giải quyết việc này thì mỗi ngày mình phải gửi thêm 1 hộp cơm trưa có rau củ và trái cây, thỉnh thoảng thêm món tráng miệng cho con mang theo đi học. Con sẽ ăn hết đồ ở trường rồi con sẽ ăn thêm đồ ở nhà mang đi nữa. Thật sự riêng khoản ăn uống ở trường con mình khá chán, mình thấy nhiều trường thực đơn hấp dẫn lắm lắm luôn. Đấy, không có trường hoàn hảo, mình phải tìm cách thích nghi thôi.
6. LIÊN THÔNG LÊN TIỂU HỌC – đây là suy nghĩ cá nhân của riêng mình
Phần lớn những trường tư và quốc tế có lớp 1 hiện giờ mình thấy hay phải đăng ký danh sách chờ để con được vào đúng trường mình muốn, nếu con không học từ mầm non lên. Nên mình có suy nghĩ là:
- Khi con còn nhỏ xíu thì mình cho đi học trường mầm non đơn thuần thôi, không học trường liên cấp to đùng hoành tráng, để con không bị choáng ngợp không gian; trường nhỏ hơn thì cũng an toàn hơn cho các bé nhỏ xíu, các cô cũng quen chăm bé nhỏ nên mình nghĩ sẽ chăm kỹ hơn đoạn vệ sinh tã bỉm, ăn ngủ giờ giấc, nên mình yên tâm hơn.
- Khi con lên 4 – 5 tuổi có lẽ dự định là sẽ mình chuyển con qua học nốt chương trình mầm non ở trường nào mà con sẽ học lớp 1, vì sẽ đỡ được đoạn phải đăng ký danh sách chờ vô lớp 1, được ưu tiên vì lên từ mẫu giáo. Bé 4,5 tuổi cũng cứng cáp có thể tự vệ sinh ăn uống được, không cần được chăm bẵm kỹ nữa, mà sẽ cần học nhiều hơn, trải nghiệm không gian to hơn, và làm quen luôn với hệ thóng và cách dạy ở trường mới.
- Tuy nhiên phải tìm được trường phù hợp với lộ trình này, cân nhắc thêm về chi phí, quãng đường xa gần nữa nha các mẹ. còn không thì mình vẫn cứ cho con học xong mầm non, rồi lên lớp 1 bình thường thôi ạ. Mình tin là ở các trường đến lớp Lá chuẩn bị vào lớp 1, các con đều được dạy các kỹ năng cần thiết để vô tiểu học.
Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích phần nào cho các mẹ khi chọn trường mẫu giáo cho con.
Tú Anh Nguyễn là mẹ của hai bé gái. Năm 2020, chị trở thành một Parent Coach – Tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp với chứng chỉ từ Academy for Coaching Parents International (ACPI); đồng thời là Certified Positive Discipline Parent Educator – Chuyên viên đào tạo phụ huynh về dạy con tích cực với chứng chỉ được cấp bởi tổ chức Positive Discipline Association.
Với mục tiêu không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm cha mẹ, chị đã sáng lập dự án Happy Parenting nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng tự tin nuôi dạy con bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, Tú Anh mong muốn có thể đồng hành cùng các bậc cha mẹ tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.
Chọn trường cho con hậu COVID-19: Tỉnh táo trong giai đoạn cấp bách
Sau đợt giãn cách xã hội vì COVID-19, nhiều gia đình đang xem xét lại việc chọn trường cho con, nhất là những phụ huynh đã chi từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/năm cho học phí bậc phổ thông tại các trường thuộc hệ thống ngoài công lập.
Hàng chục nghìn học sinh TP.HCM chuẩn bị bước vào các lớp đầu cấp
Nhiều du học sinh đang lựa chọn trở về nước học tập, khi các trường trung học, đại học trên thế giới vẫn còn đóng cửa, và nhóm phụ huynh từ các trường quốc tế hoàn toàn đang dần chuyển con sang mô hình đào tạo song ngữ - như một giải pháp thiết thực trong thời điểm hiện tại để cắt giảm chi phí, trong khi vẫn bảo lưu được chương trình học và bằng cấp đầu ra.
Tại Việt Nam, chương trình giáo dục quốc tế được chia thành 2 loại hình chính: chương trình quốc tế hoàn toàn và chương trình đào tạo song ngữ.
Cả hai chương trình này đều được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn giảng dạy của các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc..., trong đó phổ biến nhất là chương trình giáo dục phổ thông Cambridge.
Được đánh giá chất lượng bởi Hội đồng khảo khí quốc tế Cambridge (CAIE) với cùng bằng cấp đầu ra là chứng chỉ tú tài nâng cao AS/ A Level, tuy nhiên chương trình giáo dục song ngữ Cambridge có mức học phí nhẹ nhàng hơn, chỉ từ 150 đến hơn 400 triệu đồng/ năm.
Đa dạng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục giá trị cốt lõi và phát triển kỹ năng sống tại VAS
TP.HCM hiện có 18 đơn vị được công nhận trực thuộc trường Cambridge (Cambridge School), trong đó VAS có đến 8 đơn vị. Các đơn vị còn lại gồm Hội đồng Anh, trường quốc tế ABC, trường Quốc tế Anh - BIS, Horizon, Renaissance, Saigon Star, Vinschools...
VAS là lựa chọn hàng đầu của phụ huynh TP.HCM, với hơn 2.300 học sinh đăng ký mới mỗi năm. Đặc biệt, học sinh VAS theo học chương trình CAP hoặc CAP International đều có thể lấy thêm bằng tú tài quốc gia để theo học các trường đại học trong nước nếu muốn.
Ngoài ra, phải kể đến các yếu tố khác như cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng năng khiếu hay dã ngoại thực hành. Tại VAS, các chương trình giáo dục giá trị cốt lõi, trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh theo từng độ tuổi khá đa dạng và rất được chú trọng.
Học sinh được phát huy tối đa các tiềm năng về học thuật lẫn năng khiếu, đồng thời có trải nghiệm phong phú về các hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường, sẵn sàng thích nghi với những môi trường học tập mới, hoặc giành lợi thế lớn khi xin học bổng.
Ý thức dân tộc và bản sắc quốc gia góp phần định hình nhân cách và sự khác biệt cá nhân
Với tâm lý chung của các gia đình Á Đông, phần lớn các bố mẹ Việt Nam đều mong muốn cho con học tập và sinh hoạt trong môi trường song ngữ, vì các con sẽ được trau dồi đồng thời cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Điều này giúp phụ huynh bớt đi nỗi lo con bị mất gốc về tiếng mẹ đẻ lẫn văn hóa lịch sử nếu như con tiếp xúc với môi trường sử dụng tiếng Anh hoàn toàn.
Trong một trạng thái mới của thế giới, một ngôi trường song ngữ chất lượng cao với các bằng cấp được công nhận toàn cầu có thể giúp các em học sinh được an toàn tại Việt Nam, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho giáo dục.
VAS hiện là một trong những trường dẫn đầu về quy mô lẫn bề dày lịch sử trong khối các trường có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM với gần 9.500 học sinh từ mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở.
Với gần 1.000 giáo viên trong nước và quốc tế có trình độ chuyên môn cao, VAS cũng là trường học có số tiết giảng dạy bằng tiếng Anh cao nhất.
Tìm hiểu thêm về 3 lộ trình học tập đa dạng và thi xếp lớp miễn phí tại VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc hotline 0911267755.
Hà Nội có 1 trường mầm non công lập rộng thênh thang, giáo viên quan tâm trẻ sát sao khiến mẹ thích mê, về nhà khen tới tấp Sau một thời gian cho con học ở trường mầm non công lập Hoa Sen, chị Trâm Anh thấy con đi về vui vẻ, nói nhiều hơn, ăn uống tốt hơn. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Mẫu giáo là một trong những giai đoạn học tập quan trọng của con trẻ....