MB hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trở lại vòng sản xuất
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, MB đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, sớm hoạt động sôi động trở lại.
Ngay trong tháng 2, MB đã cung cấp gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ (gồm 7.000 tỷ ngắn hạn và 3.000 tỷ trung dài hạn) dành cho khách hàng doanh nghiệp . Theo bà Vi Thị Hồng Minh – Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc này có tác động hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn tín dụng và lãi suất. Các doanh nghiệp lớn chỉ đủ nguyên liệu dự trữ để tự cung tự cấp đến hết tháng 2.2020 hoặc hết tháng 3.2020. Do đó gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ của MB sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với các nguồn vốn, từ đó sẽ có cơ hội tìm được các nguồn nguyên liệu mới thay thế các nguồn nguyên liệu chính đang cung cấp cho Việt Nam từ các thị trường vốn đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19.
Ngoài gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng SME, MB còn chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực vận tải, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19… trên cơ sở đó đánh giá dòng tiền, lên phương án cơ cấu giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
Từ 10/3/2020, MB triển khai chương trình SME CASA CREDIT ưu đãi lãi vay dành cho khách hàng doanh nghiệp có dòng tiền thường xuyên tại MB; một chương trình hỗ trợ giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, MB tiếp tục triển khai gói sản phẩm “SME Care by MB” từ đầu năm 2019 nhằm hỗ trợ khách hàng phát triển lành mạnh, cung cấp nhiều giải pháp cho doanh nghiệp, như truyền thông, kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp…
Video đang HOT
Ông Đinh Như Tuynh, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của MB chia sẻ: “MB xác định chuyển dịch số là tư duy dẫn dắt chiến lược và là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nằm trong chiến lược Ngân hàng cộng đồng, MB cho ra mắt “Chương trình SME CARE” – Chương trình chăm sóc, hỗ trợ & kết nối toàn diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với những sản phẩm ưu việt và những giải pháp toàn diện các nhu cầu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp.”
Nhờ sự tích cực vào cuộc, chung tay với các Khách hàng Doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19, đến nay MB đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng bị ảnh hưởng/thiệt hại bởi dịch cúm Covid-19. Ông Nguyễn Lượng, Giám đốc MB chi nhánh Khánh Hòa, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của NHNN và MB, chi nhánh đã thành lập tổ công tác đến thăm, làm việc với khách hàng vay để nắm tình hình sản xuất kinh doanh cũng như ghi nhận những khó khăn, vướng mắc khách hàng đang gặp phải do ảnh hưởng của dịch COVID-19; qua đó tổng hợp báo cáo Hội sở để có giải pháp tháo gỡ. MB Khánh Hòa cũng chuẩn bị sẵn các kịch bản để khi khách hàng khó khăn thì hỗ trợ kịp thời”.
Theo các chuyên gia kinh tế, các gói tín dụng ưu đãi vào thời điểm cả nước đang nỗ lực chống dịch COVID-19 sẽ giúp các doanh nghiệp bớt khó khăn. Nhưng quan trọng nhất là cần có những hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp tiếp cận nhanh được nguồn vốn để tìm nguồn nguyên liệu và thị trường mới. Do đó, với mong muốn đồng hành và sẻ chia, MB luôn nỗ lực để mang những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Ánh Dương
Người lao động bị ngừng việc vì cách ly được trả lương thế nào?
Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19, một số người lao động đã bị cách ly, ngừng việc tạm thời. Với đối tượng này, việc chi trả lương sẽ được thực hiện như thế nào?
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành trong cả nước, theo đó hướng dẫn trả lương cho người lao động (NLĐ) bị ngừng việc do dịch COVID-19.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, không bố trí được việc làm cho NLĐ. Việc trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ đối với NLĐ cần phải theo đúng quy định pháp luật.
Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, đối với các trường hợp phải ngừng việc do cách ly, chưa quay trở lại làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc do 2 bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động).
NLĐ cũng như các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ: PLO)
Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường, dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Trong trường hợp thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định (Điều 32 Bộ luật Lao động).
Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động (chấm dứt hợp đồng lao động).
Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho NLĐ biết trước. từ 03-45 ngày tuỳ theo thời hạn trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, nếu NLĐ làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương.
Miễn giảm phí chứng khoán: Hụt thu trước mắt, hỗ trợ thị trường lâu dài Việc miễn giảm 15 loại phí dịch vụ chứng khoán trước mắt sẽ làm giảm trực tiếp nguồn thu từ các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, các đơn vị rất ủng hộ chủ trương trên và sẵn sàng giảm nguồn thu để hỗ trợ thị trường, giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch COVID-19. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục...