Máy tính với bàn phím trượt của Toshiba
Bên cạnh laptop có màn hình dài 21:9, hãng điện tử Nhật cũng vừa giới thiệu hai mẫu máy giống thiết kế của Samsung và Asus.
Phiên bản thứ nhất là laptop trượt giống MSI S20. Bàn phím không thể tách khỏi máy, nhưng nếu không muốn dùng keyboard, người dùng có thể giấu nó dưới màn hình và biến nó thành một máy tính dạng bảng.
Phiên bản thứ hai là máy tính bảng với dock bàn phím như dòng Asus Eee Pad Transformer. Tuy nhiên, Toshiba chỉ trưng bày ở triển lãm Computex, đang diễn ra ở Đài Loan, chứ không tiết lộ thông tin chi tiết về hai máy này.
Châu An (Ảnh: The Verge)
Video đang HOT
Theo Vnexpress.net
Top 9 bàn phím chơi game tốt nhất hiện nay (Phần cuối)
Điểm mặt những bàn phím chơi game đình đám nhất thế giới.
Roccat Arvo Compact Gaming Keyboard - 45 (khoảng 1,5 triệu đồng)
Nếu không thích các keyboard lớn choán nhiều diện tích, rất có thể bạn sẽ thích Roccat Arvo.
Là một bàn phím chơi game chuyên dụng, Roccat Arvo có chức năng anti-ghosting cho phép người dùng ấn nhiều phím một lúc. Ngoài ra có 3 phím macro nằm dưới phím space mà bạn có thể thiết lập bằng phần mềm đi theo.
Dù có kích thước nhỏ đáng kể so với các keyboard được test, Roccat vẫn giữ nguyên diện tích các phím và toàn bộ các phím số. Điều này có được nhờ kết hợp các phím chỉnh hướng vào phím số và loại bỏ các phím [Home], [Delete] và [Page up], [Page down].
Mặc dù vậy, các phím tạo cảm giác gợn tay và khá "nhựa". Có lẽ với đa số game thủ, đây không phải là lựa chọn ưa thích, trừ phi bàn máy tính của họ quá chật.
Điểm: 71
Saitek Cyborg V7 - 57 (khoảng gần 2 triệu đồng)
Các keyboard trong series Cyborg có các thế mạnh khác nhau và V7 đã tiếp nối danh tiếng của Saitek trong lĩnh vực bàn phím chơi game game. Cụ thể, các phím bấm của Cybord V7 sở hữu lớp lót vào hạng "chất lượng cao nhất" trong bài test và tất cả các nút bấm đều rất "nặng".
Các phím chính WASD, phím cách còn "nặng" hơn, và được thiết kế để có thể ấn cùng nhiều phím một lúc. Có 12 hotkey có thể điều chỉnh được nằm dọc theo 2 cạnh, rất hữu ích cho cho các game MMO. Phần mềm được để cài đặt các hotkey cũng dễ sử dụng. V7 cũng có thể đóng vai trò cổng USB và hỗ trợ cho cả headphone.
Việc đánh máy trên Cyborg cũng rất thoải mái nếu như bạn không chạy game cùng lúc. Rõ ràng, đây là một sự lựa chọn rất tuyệt và chỉ kém Microsoft"s Sidewinder X4 chút xíu.
Điểm: 89
SteelSeries 7G - 109 (khoảng 3,7 triệu đồng)
Ấn tượng đầu tiên về SteelSeries 7G là nó gợi nhớ về những bàn phím của Dell có đầy rẫy ở khắp các văn phòng trên thế giới - và đáng buồn thay, việc sử dụng 7G cũng giống vậy.
7G có các phím cơ phản ứng cực nhạy, nhưng lại tạo cảm giác cứng nhắc như sử dụng một máy chữ cổ. Đây có thể là một lựa chọn tốt để đánh máy nhưng lại quá tệ để chơi game. 7G có 1 lớp kê tay bằng nhựa. Keyboard này có cổng USB 1.1 và lỗ cắm Headset nhưng lại không thể sử dụng đồng thời cả hai. Một chất lượng đáng thất vọng cho cái giá 109 bảng.
Các keyboard của SteelSeries sử dụng giao tiếp PS/2 - giao tiếp lí tưởng nhất cho keyboard vì nó cho phép nhận nhiều phím đồng thời và loại trừ hiện tượng ghosting. Thế nhưng, nếu máy bạn không có cổng PS/2 hoặc muốn kết nối qua USB, cần phải có một bộ chuyển. Một điều khá phiền phức với bàn phím đắt giá như 7G.
Điểm: 54
Steelseries Shift - 77 (khoảng 2,6 triệu đồng)
Nếu như 7G gây thất vọng thì SteelSeries đã lấy lại niềm tin nơi khách hàng bằng Shift- một bàn phím chơi game độc nhất vô nhị được chế tạo nhằm thỏa mãn bất kì game thủ nào dù là khó tính nhất.
Các phím được lót rất tốt nên tạo cảm giác tuyệt vời khi gõ. Tuy không có chất lượng đỉnh cao của Microsoft SideWinder, nhưng những gì Shift làm được cũng rất đáng khen ngợi.
Hướng tới đối tượng game thủ, chức năng marco cũng được nhà sản xuất đề cao. SteelSeries Shift có thể tự động kích hoạt chế độ ghi nhớ chuỗi phím từ người dùng mà không cần đến sự hỗ trợ của phần mềm. Các phím media được bố trí ở phía trái bàn phím. Ngoài ra, Shift còn có các cổng kết nối USB, headset tích hợp.
Kéo mạnh kẹp giữ bên hông, bạn có thể nhấc toàn bộ phần mặt (keyset) chứa các phím bấm ra khỏi SteelSeries Shift. Thiết kế trong hình là mặt với bố trí phím chuẩn, còn tùy theo loại game, thể loại game ưa thích, người dùng có thể mua thêm các mặt mới phù hợp
Điểm: 81
Thermaltake eSports Challenger Pro - 51 (khoảng 1,7 triệu đồng)
The Challenger Pro có thiết kế đẹp mắt và mạnh mẽ với đèn nền đỏ. Ngoài ra, nhà sản xuất còn cung cấp bộ phụ kiện bao gồm 8 phím WASD và 4 phím điều chỉnh hướng màu đỏ thay thế cho phím có sẵn để làm nổi bật với các phím thường và tăng thêm cá tính cho sản phẩm. Các phím hầu như nhấn rất nhẹ ngàng, không có lớp lót và khi sử dụng tạo cảm giác như dùng phím laptop hơn là bàn phím chuyên chơi game.
Challenge Pro còn có một phụ kiện rất độc đáo: một chiếc quạt nhỏ có thể được lắp vào bên phải hoặc bên trái phía trên của bàn phím, có thể quay được 360 độ. Được thiết kế để làm mát ngón tay trong khi chơi liên tục kéo dài nhưng rất yếu.
ThermalTake có 10 phím chức năng chia đều ở 2 cạnh. Có thể lập trình các phím này bằng phần mềm đi theo.
Điểm: 80
Theo PLXH
Top 9 bàn phím chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 1) Là một cao thủ chơi game, chắc chắn bạn không thể không có một trong số những bàn phím sau. Một PC bình thường cùng bàn phím và chuột chính là thiết bị chơi game tuyệt nhất. Ngoại trừ các game thể thao (đua xe, đá bóng) thường phù hợp với các loại tay cầm chơi game chuyên dụng hoặc vô lăng thì...