Máy tính đào được Bitcoin cổ nhất thế giới
Do cấu hình yếu, khả năng khai thác Bitcoin của mẫu máy này kém hơn hàng tỷ lần so với các hệ thống hiện đại.
Lập trình viên Maciej Witkowiak đã viết chương trình khai thác Bitcoin trên Commodore 64, một trong những hệ thống máy tính nổi tiếng nhất lịch sử.
Theo Witkowiak, chiếc máy này có tỷ lệ băm (hash rate) đạt 0,2 H/s. Đây là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị “đào” tiền mã hóa, trong đó có Bitcoin.
Máy tính Commodore 64 được dùng để khai thác Bitcoin.
Để so sánh, những hệ thống khai thác ASIC (application-specific integrated circuit) chuyên dụng hiện nay như Antminer T19 có tỷ lệ băm là 84 TH/s (84 nghìn tỷ H). Do đó, khả năng để chiếc máy tính gần 40 năm tuổi khai thác được một khối Bitcoin gần như là không thể.
Ra mắt vào năm 1982, Commodore 64 là mẫu máy tính gia đình 8-bit, được dùng phổ biến để chơi game và soạn nhạc nhờ chip âm thanh, đồ họa mạnh mẽ. Theo Decrypt , thiết bị nhắm đến phân khúc giá rẻ với RAM 64 KB.
Video đang HOT
Tỷ lệ băm (hash rate) của Commodore 64 là 0,2 H/s.
Theo Witkowiak, lý do khiến Commodore 64 “đào” Bitcoin chậm đến từ việc mẫu máy chỉ trang bị chip 8-bit, không xử lý tốt những phép tính 32-bit. Dự án vui vẻ được Witkowiak chia sẻ mã nguồn lên GitHub để người dùng trải nghiệm, nếu vẫn còn giữ Commodore 64.
Để khai thác Bitcoin, máy tính cần thực hiện các phép tính giải thuật toán để xác nhận giao dịch trước đó trong chuỗi khối (blockchain). Về cơ bản, cỗ máy sẽ liên tục đưa ra các giá trị băm (hash) để tìm giá trị đúng với giao dịch cần xác thực.
Do các giá trị băm là hoàn toàn ngẫu nhiên, máy tính có thể phải đưa ra hàng triệu giá trị mới tìm được kết quả đúng. Khi hoàn thành một khối, chủ sở hữu máy tính được thưởng lượng Bitcoin nhất định.
Đa số máy tính có thể giải thuật toán để khai thác Bitcoin, tuy nhiên các “thợ đào” hiện nay thường sử dụng loại máy ASIC chuyên giải mã thuật toán SHA 256. Năng lực tính toán vượt trội của máy ASIC khiến chủ sở hữu máy tính cá nhân gần như không thể khai thác nổi Bitcoin nữa.
Vào tháng 3, tài khoản YouTube stacksmashing đã viết phần mềm “đào” Bitcoin cho máy Nintendo Game Boy ra mắt từ năm 1989. Với tỷ lệ băm 0,8 H/s, người này nói rằng phải mất “vài triệu năm” để khai thác Bitcoin từ thiết bị.
Card đồ hoạ 'cháy hàng' vì cơn sốt tiền điện tử
Card đồ hoạ đang khan hàng tại Việt Nam, khiến các đại lý phải bán kèm máy tính để tránh bị giới đào Bitcoin gom hàng.
Hơn một tuần này, Huy Dũng (Hà Nội) tìm mua card đồ hoạ để nâng cấp máy tính nhưng chưa được. Mẫu VGA mà anh định mua của hãng Nvidia giá hơn 20 triệu đồng vốn lúc nào cũng sẵn hàng mà nay trở thành khan hiếm.
"Tôi đã đi hỏi gần chục cửa hàng, chỗ hết hàng hẹn sau Tết mới có, chỗ còn hàng thì chỉ bán cho người mua cả bộ PC, trong khi nhu cầu của tôi chỉ là nâng cấp máy", Dũng nói. Anh cho biết có thể phải chuyển sang tìm mua hàng đã qua sử dụng, hoặc tìm người có nhu cầu mua máy tính mới để mua chung.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với người có ý định sắm card đồ hoạ thời gian gần đây. Trên các hội nhóm mua bán thiết bị vi tính, nhiều người phàn nàn về tình trạng không thể mua card đồ hoạ. Bên cạnh đó, không ít người chấp nhận mua sản phẩm với giá cao, để có "hàng" phục vụ việc "đào coin".
Card đồ hoạ được dùng trong việc khai thác tiền điện tử. Ảnh: WindowsCentral
Tình trạng này khiến nhiều cửa hàng máy tính tại Việt Nam phải thay đổi cách bán. Họ không bán lẻ card đồ hoạ, mà chỉ bán kèm bộ máy tính. Trong trường hợp khách muốn mua lẻ, họ sẽ bán với giá cao hơn 4 - 5 triệu đồng so với giá gốc. Mức chênh lệch cùng phụ thuộc vào từng mẫu mã.
"Nếu không làm vậy, giới đào Bitcoin sẽ gom hàng, dẫn đến những người dùng thật sự sẽ không thể mua được", Đức Tiến, người quản lý tại cửa hàng máy tính trên phố Thái Hà (Hà Nội) giải thích. Theo anh Tiến, các dòng card đồ hoạ là bộ phận quan trọng trong máy tính, nhưng cũng là thiết bị có khả năng xử lý mạnh mẽ, được những người "đào" Bitcoin ưa chuộng. Khi loại tiền điện tử này tăng giá hồi cuối năm 2020, xu hướng đào Bitcoin rộ trở lại, kéo theo các loại card đồ hoạ cũng được săn lùng nhiều, dẫn đến "cháy hàng".
"Khi mua, họ thường mua số lượng lớn, khiến những người mua lẻ không có hàng", anh Tiến cho biết. Vì vậy, nhiều cửa hàng máy tính phải đưa ra hai mức giá, nhằm hạn chế việc card đồ hoạ bị gom để đào tiền điện tử.
Lượng card đồ hoạ nhập về Việt Nam thời gian qua không đủ cho nhu cầu của thị trường trong nước. Nhiều dòng như Nvidia GeForce RTX 3060/3070/3080, hay AMD RX5700/6800/6900, dung lượng bộ nhớ 12 - 24 GB, giá từ 20 đến 50 triệu đồng, liên tục trong tình trạng không còn hàng để bán. Trong khi các dòng card phổ thông, dung lượng 2 - 4 GB, giá dưới 10 triệu vẫn đủ hàng.
Theo đại diện một đơn vị chuyên phân phối thiết bị vi tính cho thị trường Việt Nam, việc thiếu hàng xuất phát từ nhà sản xuất. "Dịch bệnh khiến việc sản xuất card đồ hoạ gặp khó, trong khi nhu cầu về mặt hàng này tăng vọt trên toàn thế giới, nên lượng hàng về Việt Nam cũng không nhiều", người này nói.
"Nông trại" đào tiền ảo sử dụng card đồ hoạ. Ảnh: TechARP
Việc khan hàng VGA trên thế giới xảy ra từ khoảng tháng 8 đến tháng 10/2020, cùng thời điểm các đồng tiền điện tử, như Bitcoin, Ethereum, tăng giá mạnh trở lại. Theo các chuyên gia, tình trạng này vẫn còn tiếp tục nếu giá của Bitcoin cao. Hiện tại, 1 đồng BTC tương đương 30 - 40 nghìn USD.
Theo tính toán của trang Tomshardware , một card GeForce RTX 3080 giá 700 USD, mỗi ngày có thể giúp người đào thu về lượng tiền điện tử tương đương 8,8 USD và tốn 0,6 USD tiền điện. Nếu giá không thay đổi, người dùng có thể hoà vốn sau khoảng 3 tháng.
Năm 2017, tình trạng khan hàng VGA cũng xảy ra khi giá Bitcoin tăng giá lên gần 20 nghìn USD. Tuy nhiên không lâu sau đó, đồng tiền này mất giá, còn hơn 3 nghìn USD, khiến giới đào Bitcoin bỏ cuộc. Thị trường card đồ hoạ mới trở lại ổn định.
Một website từng tặng Bitcoin cho người dùng Một lập trình viên từng mở website tặng Bitcoin vào năm 2010, khi loại tiền này có giá chưa đến 1 USD/đồng. Câu chuyện được tiết lộ bởi thành viên GroundbreakingLack78 trên diễn đàn Reddit. Người này cho biết lập trình viên Gavin Andresen tại Mỹ từng mở website "cho không" 19.700 BTC vào tháng 6/2010. Với tên miền freebitcoins.appspot.com , Andresen cho...