Máy nghe nhạc 30 triệu đồng cho audiophile
Astell & Kern Kaan Alpha có công suất lớn ngang Kaan Cube, tích hợp hai chip DAC, và ba cổng xuất âm thanh.
Mở hộp và trải nghiệm máy nghe nhạc Astell & Kern Kaan Alpha.
Kaan Alpha là máy nghe nhạc thứ 3 của dòng Kaan, từ nhà sản xuất danh tiếng của Hàn Quốc Astell & Kern. Đây là model có công suất lớn nhất dòng Kaan. Model đầu tiên trang bị Bluetooth 5.0 và cổng xuất âm thanh balance 4,4 mm cao cấp. Dòng sản phẩm dành cho các “tín đồ yêu nhạc số” của Astell & Kern đủ công suất để kéo bất kỳ tai nghe hoặc IEM nào cũng như đóng vai trò là một DAP cao cấp di động.
Thân máy Kaan Alpha khá “cục mịch” nhưng đem lại trải nghiệm cầm rất chắc chắn và cao cấp. Vỏ bằng nhôm khắc vân chìm cắt bằng CNC. Thiết kế thân nhôm cũng là một yếu tố kỹ thuật giúp máy cải thiện chất lượng âm thanh thông qua khả năng truyền tín hiệu tốt nhất đến các mạch âm thanh.
Nút vặn chỉnh âm lượng bên cạnh là điểm nhấn lớn trong thiết kế của máy với cách gia công tương tự đồng hồ cao cấp của Thụy Sỹ. Đèn nền LED xung quanh không chỉ báo trạng thái nguồn mà còn hiển thị thông số về chất lượng tập tin âm thanh. Ví dụ, màu đỏ là nhạc 16-bit, xanh lá là 24-bit và xanh dương là 32-bit.
Công suất của Kaan Alpha giống Cube – Unbalanced 6 Vrms và Balanced 12 Vrms. Sản phẩm sử dụng hai chip DAC ES9068A, có khả năng giải mã PCM 32bit/384kHz, DSD 512 và MQA 8x.
Ở cạnh dưới là cổng USB-C sạc, kết nối máy tính và khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Máy có bộ nhớ trong 64 GB, thẻ hỗ trợ tối đã 1 TB. Pin dung lượng 5.600 mAh cho thời gian chơi nhạc khoảng 14,5 tiếng. Hệ thống khuếch đại sử dụng opamp để có được âm thanh cân bằng cũng như mức công suất cao.
Khác biệt với lớp vỏ xung quanh bằng nhôm, đỉnh máy được gia công bằng sứ với độ bóng cao nhưng hơi dễ bám vân tay. Điểm đặc biệt nhất của máy là trang bị tới 3 ngõ ra âm thanh bao gồm 3,5 mm unbalanced, 2,5 mm và 4,4 mm balanced. Nhà sản xuất sử dụng kỹ thuật mạ vàng PVD cho jack cắm ngõ ra giúp tăng độ tiếp xúc, góp phần giảm noise cho âm thanh.
Astell & Kern tách các đầu 2,5 mm và 4,4 mm về mặt vật lý bằng cách sử dụng rơ-le siêu nhỏ. Cấu trúc độc lập nhờ vậy có thể chặn nhiễu từ các đầu ra. Cổng 4,4 mm balanced sử dụng đầu nối Pentaconn 4,4 mm của NDICS.
Ở cạnh bên là ba nút chỉnh thay đổi bài hát, chạy/tạm dừng. Kaan Alpha có thể truyền nhạc không dây Bluetooth 5.0 với AptX HD, LDAC. Kết nối Wi-Fi 2.4 GHz và thêm tính năng phát nhạc kết nối qua Wi-Fi như AK Connect, V-Link.
Máy có màn hình 4,1 inch độ phân giải chuẩn HD với hệ điều hành tùy biến từ Android 9.0. Các thao tác vuốt, khu vực thông báo được thiết kế dễ sử dụng và đơn giản.
Phụ kiện đi kèm Astell & Kern Kaan Alpha chỉ có dây sạc kiêm kết nối máy tính chuẩn USB Type-C. Máy có giá bán 30 triệu đồng.
YouTuber "hack" iPod Classic để nghe được nhạc từ Spotify, tích hợp cả Wi-Fi và Bluetooth
Chiếc iPod Classic 17 năm tuổi bỗng dưng được "nâng cấp" thành một chiếc máy nghe nhạc hiện đại, có cả Wi-Fi, Bluetooth để stream nhạc trực tiếp từ Spotify.
iPod Classic được Apple ra mắt lần đầu vào năm 2001 và kể từ thời điểm đó, chiếc máy nghe nhạc này đã trở thành một trong những hiện tượng nổi bật của giới trẻ những năm đầu thế kỷ 21. Và mãi cho tới tận năm 2014 khi Apple chính thức khai tử iPod Classic, dòng sản phẩm này vẫn còn là một "tượng đài" với nhiều kỷ niệm đối với bất cứ bạn trẻ sinh ra ở thời điểm hoàng kim của iPod.
Mới đây, một YouTuber có nickname "Guy Dunpont" đã "hack" thành công chiếc iPod Classic và nâng cấp nó lên để có thể stream được nhạc từ nền tảng Spotify một cách cực kỳ mượt, biến chiếc iPod cổ điển trở thành một chiếc máy nghe nhạc hiện đại có thể truy cập được cả internet.
Chiếc iPod Classic có tuổi đời 17 năm được anh chàng này nâng cấp để có thể stream được nhạc từ Spotify
Cụ thể, cách thức làm của Guy Dunpont thực chất không phải cách can thiệp phần mềm, thay vào đó anh chàng này đã thay toàn bộ phần cứng bên trong của chiếc iPod Classic với hệ thống bảng mạch Raspberry Pi Zero W. Tuy nhiên, điều bất ngờ ở chỗ mặc dù đã thay thế toàn bộ phần cứng bên trong, thế nhưng vòng xoay Click Wheel của chiếc iPod vẫn có thể hoạt động hoàn hảo với phần cứng mới mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Vòng xoay Click Wheel vẫn hoạt động tốt với phần cứng mới
Các phần cứng được Guy Dunpont thay thế ngoài bộ Raspberry Pi Zero W còn bao gồm một màn hình màu LCD mới, một mô-tơ rung và một viên pin 1000mAh có thể sạc lại được.
Phần cứng bên trong chiếc iPod "hiện đại"
Thay thế phần cứng không phải là điều duy nhất mà YouTuber 17 tuổi này thực hiện, anh chàng này còn tự viết lại giao diện sử dụng cho chiếc iPod mới bằng ngôn ngữ Python. Thành quả là anh đã có một chiếc iPod "hiện đại" hơn với khả năng chơi bất cứ định dạng âm thanh nào, thậm chí có thể tìm kiếm hàng triệu bài hát trên nền tảng Spotify thông qua Wi-Fi và kết nối tới các thiết bị loa ngoài thông qua kết nối Bluetooth...
Chiếc iPod mới được viết lại giao diện sử dụng bằng Python
Thậm chí còn Wi-Fi, Bluetooth tích hợp sẵn để tìm nhạc trên Spotify và ghép nối tới loa ngoài
Xem chi tiết quá trình "nâng cấp" iPod Classic thành chiếc máy nghe nhạc hiện đại của Guy Dunpont tại đây.
YouTuber hack iPod Classic để stream được nhạc từ Spotify
'Nếu mất Walkman, tôi sẽ khóc' Khi già đi, tôi sẽ không muốn nghĩ đến điện thoại iPhone, nhưng nếu mất Walkman, tôi chắc chắn sẽ khóc. Mùa hè năm 1997, điều duy nhất cứu tôi khỏi chuyến du lịch buồn tẻ cùng gia đình đến miền Tây Canada là "người bạn" Walkman đáng tin cậy của mình. Có lẽ vì không muốn tôi quá mê mẩn với bộ...