Máy làm sữa đậu nành là gì? Có nên mua máy làm sữa đậu nành?
Máy làm sữa đậu nành là một thiết bị điện gia dụng được chế tạo nhằm tự động hóa quá trình nấu đậu sữa nành thay cho phương pháp thủ công vốn mất nhiều thời gian và công sức.
Ngoài chức năng nấu sữa đậu nành, máy làm sữa đậu nành còn có thể chế biến các loại thức uống bổ dưỡng khác, bao gồm các loại sữa hạt, sữa ngũ cốc, xay sinh tố, nấu cháo, nấu súp… Máy làm sữa đậu nành hiện nay thường có cả chế độ xay đậu đã ngâm và xay đậu khô, nghĩa là nếu bạn chưa kịp ngâm đậu thì có thể chọn chế độ xay đậu khô.
Nếu như việc làm sữa đậu nành thủ công đòi hỏi phải xay và lọc nước đậu nhiều lần, sau đó quá trình nấu phải khuấy sữa và canh chừng để không bén nồi, thời gian nấu nước đậu phải đủ lâu để không bị sống, thì việc nấu sữa đậu nành bằng máy rất nhàn. Chương trình nấu sữa đậu nành cũng như các chương trình nấu khác của máy đều được cài đặt sẵn, người dùng chỉ việc cho nguyên liệu vào máy, chọn chương trình phù hợp và nhấn nút chạy máy, máy sẽ thực hiện chương trình và có chuông báo khi kết thúc.
Cấu tạo của máy làm sữa đậu nành
Tuỳ thuộc vào từng hãng sản xuất và từng model máy, mỗi loại máy làm sữa đậu nành sẽ có thiết kế và cấu trúc khác nhau, nhưng cơ bản các thành phần linh kiện giống nhau:
- Bình đun sữa (thân máy): thường được làm từ chất liệu thép không gỉ hoặc nhựa cao cấp, dùng để chứa nguyên liệu và nước. Do quá trình nấu sữa đậu nành sẽ đun nóng nguyên liệu, nên hầu hết các máy làm sữa đậu nành hiện nay đều sử dụng bình đun sữa bằng thép không gỉ để đảm bảo an toàn với người sử dụng, một số ít vẫn sử dụng nhựa chịu nhiệt cao cấp. Bên trong bình đun có đánh dấu vạch max và min, để chỉ mức nước tối đa và tối thiểu khi vận hành máy.
- Nắp bình chứa mô tơ và bảng điều khiển: Đây là bộ phận chính của máy, chứa toàn bộ bảng điều khiển điện tử với vi xử lý dùng để kiểm soát nhiệt độ cũng như các chương trình xay trộn của máy, thanh nhiệt để làm nóng và mô tơ chạy máy, kèm theo một dao xay để xay nguyên liệu. Trên nắp bình còn gắn thanh cảm ứng nhiệt độ của nước và cảm ứng chống tràn, để đảm bảo nước được đun sôi đúng nhiệt độ cần thiết và không quá mức nước cho phép.
- Bình lọc sữa: Thường là một bình nhựa có thể chịu được nhiệt độ cao (100 độ C), dùng để đựng nước sữa thành phẩm.
- Rây lọc sữa: Là một màng lọc dạng lưới mịn để lọc tách bã sữa đậu nành
Video đang HOT
- Cốc đong nguyên liệu: Dùng để đong lượng nguyên liệu cho mỗi mẻ làm sữa theo liều lượng khuyến cáo. Cốc đong thường đong được 100g hạt khô.
Nguyên lý hoạt động của máy làm sữa đậu nành
Trước hết, bạn cần cho đậu nành và nước vào bình đun, mức nước không được dưới vạch tối thiểu và quá vạch tối đa, nước phải ở nhiệt độ thường.
Sau khi gắn nắp máy vào với thân máy và chọn chương trình nấu sữa, máy sẽ nhanh chóng đun nóng nước, cảm biến nhiệt sẽ đảm bảo nước được đun nóng đến nhiệt độ mong muốn. Sau đó máy sẽ thực hiện xay nhuyễn nguyên liệu nhiều lần, tức là xen giữa các lần xay là những khoảng thời gian máy tiếp tục đun nóng nguyên liệu, cho đến hết thời gian của chương trình. Tổng thời gian nấu một mẻ sữa đậu nành khoảng 30 phút. Kết thúc chương trình, máy sẽ có chuông báo, khi đó bạn có thể tháo nắp máy và dùng rây lọc sữa.
Với các chương trình khác như nấu cháo, xay sinh tố…, bạn cũng chỉ cần cho nguyên liệu vào và để máy tự động thực hiện chương trình. Ví dụ chương trình xay sinh tố thì máy chỉ xay nhuyễn nguyên liệu mà không đun nóng, hoặc chương trình nấu soup sẽ thực hiện nấu chín nguyên liệu trước rồi mới xay…
Có nên mua máy làm sữa đậu nành không?
Câu trả lời là rất nên mua, nếu bạn thường xuyên uống sữa đậu nành và sữa hạt. Máy tự động làm hết mọi công đoạn theo chương trình cài đặt sẵn nên bạn có thể rảnh tay làm việc khác, không phải mất công xay lọc và canh nồi nấu sữa. Máy có thể nấu nhiều loại sữa hạt khác nhau và bạn có thể tha hồ pha trộn các loại hạt để thay đổi vị.
Máy làm sữa đậu nành còn kiêm luôn các chức năng khác như nấu cháo, nấu soup, xay sinh tố nên bạn có thể tận dụng để chế biến thêm các món ăn khác cho gia đình.
Theo VN Review
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành bạn cần phải biết
Sữa đậu nành được chế biến đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, sữa đậu nành sẽ có nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng.Không những chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, sữa đậu nành còn giàu hàm lượng protein, Isoflavones, Saponin, Lecithin High Potency, axit béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe.
Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và tốt cho hệ tim mạch - Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, sữa đậu nành nguyên chất có tác dụng làm mát gan, thanh lọc phổi, làm sạch đường ruột và thông đại tiểu tiện. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, thức uống này sẽ gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là những điều bạn phải tránh khi uống sữa đậu nành.
Không uống quá nhiều
Dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các chuyên gia không khuyến khích bạn uống quá nhiều sữa đậu nành. Khi uống quá nhiều, nguồn dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thụ hết nên dễ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi.
Dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các chuyên gia không khuyến khích bạn uống quá nhiều sữa đậu nành - Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên uống không quá 500ml mỗi ngày để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, do thức uống này rất giàu dinh dưỡng, bạn nên uống vào mỗi buổi sáng để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày dài làm việc và học tập.
Không uống cùng kháng sinh
Khi mắc các bệnh: Sốt, cảm lạnh, cảm cúm,... và đang uống thuốc kháng sinh, bạn không nên uống sữa đậu nành.
Không uống sữa đậu nành với một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine - Ảnh minh họa: Internet
Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine phân giải các thành phần trong sữa đậu nành nên nguồn dinh dưỡng sẽ không còn. Nếu không kiềm chế được cảm giác muốn uống sữa đậu nành, bạn có thể uống cách thời gian dùng thuốc kháng sinh khoảng 1 giờ để tránh các phản ứng xảy ra.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Vai trò của sữa đậu nành là bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, uống sữa đậu nành khi bụng đói không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Uống sữa đậu nành khi đói khiến bụng cồn cào và cơ thể mệt mỏi hơn - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân là lúc này, các protein trong đậu nành sẽ tự phân hủy, không thể kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ thức ăn để tạo nên dưỡng chất cho cơ thể. Thậm chí, uống sữa đậu nành khi đói khiến bụng cồn cào và cơ thể mệt mỏi hơn.
Theo phunusuckhoe
Bánh tráng nướng, sữa đậu nành Đà Lạt lại thắng to nhờ chung kết AFF Cup Đội tuyển Việt Nam chỉ có một trận hòa trước đội tuyển Malaysia trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 tối 11.12, tuy nhiên, tại quảng trường Lâm Viên, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có những người vẫn "thắng to" nhờ trận đấu này. Theo youtube