Mấy đêm liền cứ nghe tiếng vợ nói chuyện với con trai, tôi sợ xanh mặt vì cô ấy đã mất 2 năm
Tưởng mình bị lãng tai, nhưng sự thật đằng sau khiến tôi chết lặng.
Tôi từng có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan, đúng chuẩn gia đình kiểu mẫu mà nhiều người mong muốn, nhưng nó đã hoàn toàn tan biến vào 2 năm về trước khi vợ tôi bất ngờ gặp bạo bệnh và qua đời. Kể từ đó đến nay tôi “gà trống” nuôi con trai, thằng bé hiện tại đã 8 tuổi và đang học tiểu học.
Những năm qua tôi đã làm đủ thứ công việc, bươn chải khắp nơi vì muốn bù đắp cho bất hạnh của con khi còn nhỏ mà đã thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Vừa làm bố vừa làm mẹ, đơn thân nuôi con là một hành trình đầy gian nan với cánh mày râu như tôi. Có lẽ, chỉ những ông bố nào đang trong hoàn cảnh này thì mới hiểu rõ tôi đã trải qua điều gì.
Ảnh minh hoạ
Cứ ngỡ cú sốc lớn về sự ra đi của vợ rồi sẽ dần nguôi, mà thực ra thì nó cũng đã bớt đi vài phần đau thương so với khoảng thời gian trước đây, nhưng rồi một chuyện không mong muốn xảy ra và nó lại khơi dậy nỗi đau đang sắp ngủ yên của bố con tôi. 2 năm qua tôi vẫn luôn cố gắng giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để con trai có thể cảm nhận được mà hạnh phúc lớn lên.
Thiếu tình yêu thương của mẹ, người làm bố như tôi cần phải bù đắp gấp đôi cho con, tôi hiểu và đã làm điều này mỗi ngày. Vậy mà chỉ vì một câu nói của bạn học cùng lớp con trai, thằng bé lại lần nữa rơi vào tổn thương. Chuyện là dạo gần đây tôi bỗng cảm thấy con cư xử rất khác, không còn vui vẻ và hoạt bát như mọi ngày. Nhiều lần gặng hỏi chuyện nhưng đứa trẻ chỉ im lặng rồi né tránh.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Tôi lo lắng cho con, biết chắc chắn thằng bé đang gặp chuyện gì đó nhưng giấu nên đã cố tình theo dõi đứa trẻ nhiều hơn. Cho đến khi mấy đêm liền gần đây, tôi phát hiện con thường nói chuyện một mình trong phòng, lén điều tra thì tôi giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc của người vợ đã mất 2 năm.
Tưởng mình bị lãng tai, nhưng đến khi biết sự thật đằng sau thì chết lặng. Hoá ra, vì nhớ mẹ nên con trai đã mở máy tính ra và xem đi xem lại những video mà gia đình 3 người chúng tôi lúc trước thường quay với nhau để làm kỷ niệm. Thằng bé vừa xem vừa thút thít khiến tôi rất đau lòng. Tôi đã cố gắng vỗ về và tâm sự với đứa trẻ để con bình tĩnh hơn, cuối cùng con cũng nói ra chuyện bị một bạn học trong lớp “chọc ghẹo” là “không có mẹ, bị mẹ bỏ rơi, mẹ mất rồi”.
Ảnh minh hoạ
Ngày trước con còn nhỏ nên có lẽ chưa hiểu rõ về sự mất mát này, nhưng càng lớn thì nhận thức của thằng bé càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy mà con mới bị tổn thương tâm lý khi nghe bạn nói như thế. Đây là tình huống mà tôi không mong muốn xảy ra với con nhất, nên mấy năm nay vẫn luôn nỗ lực để bảo vệ, bao bọc thằng bé. Nhưng có lẽ, điều này thực sự rất khó tránh khỏi khi con đến độ tuổi mà các mối quan hệ ngày một rộng hơn, ra khỏi phạm vi gia đình.
Nghe con hỏi với vẻ mặt ngây thơ, “Bố ơi! Bố đưa con đi gặp mẹ được không?” mà trái tim tôi như có hàng ngàn vết dao đâm. Tôi phải làm thế nào thì con mới có thể hạnh phúc lớn lên, tôi có nên nói rõ cho con biết về cái chết của mẹ để con hiểu không và điều đó có khiến con đau khổ.
Nếu có ai đó cũng đang trong hoàn cảnh giống như tôi thì mọi người hãy cho tôi lời khuyên…
Tâm sự từ độc giả hieule…@gmail.com
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ thường trải qua 5 giai đoạn tâm lý như chối bỏ sự thật, giận dữ, mặc cả, buồn rầu và cuối cùng là chấp nhận thực tế khi cha, mẹ đột ngột qua đời. Tùy vào mỗi độ tuổi mà trẻ sẽ có khả năng nhận tức về sự mất mát ở các cấp độ khác nhau.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể hiểu rõ bố mẹ mất là như thế nào nhưng các bé có thể cảm nhận được sự thiếu hụt, sự chia cắt. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc, sợ hãi, thay đổi thói quen, bỏ ăn… thậm chí là thu mình, không giao tiếp với người khác. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có thể hiểu biết hơn nhưng trẻ sẽ không chịu chấp nhận sự thật đó mà luôn tìm cách né tránh hoặc tự lừa dối chính bản thân mình.
Tuy nhiên sự thật mãi là sự thật và không thể thay đổi được. Chính vì thế người lớn không nên e ngại chuyện nói ra sự thật cho trẻ biết khiến trẻ bị dồn nén cảm xúc khi bất ngờ biết được. Cách tốt nhất là dần dần nói cho trẻ sự thiếu hụt nếu bố mẹ qua đời và đồng hành cùng con trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc.
Cách xoa dịu con tốt nhất là lắng nghe, thừa nhận cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hãy cho con thời gian tiếp nhận và đừng nóng lòng thúc ép con phải trở lại trạng thái bình thường. Khi nhận thức của con dần hoàn thiện, cùng với sự hỗ trợ phù hợp từ các thành viên trong gia đình thì tâm lý của đứa trẻ sẽ ổn định hơn.
Con trai qua đời, con dâu đưa bố chồng về quê còn tặng một túi đồ, mở ra nhìn vật bên trong khiến ông òa khóc như mưa (P1)
Đối với tôi mà nói, càng được hưởng sự chăm sóc của con dâu, tôi càng có cảm giác như đang chịu tội.
Tôi họ Trương, năm nay 65 tuổi. Số tôi lận đận, giờ tôi sống ở quê một mình. Những người thân xung quanh tôi đều mất sớm, hết người này đến người kia lần lượt ra đi, cuối cùng chỉ còn lại mình tôi.
Vợ tôi mất vì khó sinh, sau đó tôi và bố mẹ cùng tự tay chăm bẵm con trai trưởng thành. Bố mẹ qua đời, tôi vào cảnh gà trống nuôi con, tôi không oán trách than phiền gì cả, chỉ nghĩ nuôi con lớn lên là có thể an tâm hơn rồi.
Nhưng trách ông trời không thương, con trai tôi mới 35 tuổi đã mắc bệnh nặng rồi qua đời, lúc đó nó cưới vợ được 10 năm. Biến cố xảy ra quá đột ngột khiến áp lực đè nặng lên vai tôi, nhiều lúc không thể thở nổi. Còn tôi, do một lần tai nạn lao động ngoài ý muốn nên đã mất một chân, lúc con trai còn sống đã đón tôi về ở chung cùng vợ chồng nó, giờ đây con tôi chẳng còn, tôi lại biến thành người già neo đơn côi cút, cái cảm giác đắng chát đó thật khó diễn tả.
Chúng tôi đưa con về quê để làm tang sự. Trong đám tang, mặc dù có rất nhiều bạn bè người thân đến giúp đỡ, thế nhưng tôi lại chẳng thể yên tâm giao việc cho họ, phải tự mình đi bày trí, sắp xếp tất cả mọi thứ, bận rộn tiếp đón khách khứa đến viếng thăm. Tôi bận đến mức không có thời gian ngồi xuống, tôi sợ chỉ cần ngồi xuống nghỉ ngơi, thấy con trai mình nằm đó, tôi lại đau đớn không ngừng, rồi chẳng còn tâm trí làm việc gì khác.
Đến khi tất cả mọi việc xong xuôi, trong nhà trống rỗng chẳng có ai, cảm giác mất mát lại tràn về, lúc này tôi mới nhận ra rõ ràng rằng tôi vừa tiễn con trai mình đi một nơi rất xa, cả đời này chẳng thể nào gặp lại con được nữa.
Con dâu và cháu nội thì bận rộn dọn dẹp nhà cửa mãi tới hơn 11 giờ mới bảo tôi về phòng nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, tôi nghe tiếng con dâu xào nấu trong bếp, vừa nấu vừa gọi cháu dậy, sau đó 3 chúng tôi ngồi trong sân ăn sáng.
Con dâu nói với tôi: "Bố ơi, lát nữa ăn xong bố dọn dẹp đồ đạc, có đồ gì đắt tiền thì mang hết theo, đợi con rửa bát xong rồi nhà mình về lại thành phố". Tôi chẳng biết phải trả lời ra sao, bởi lúc con trai còn sống, nó đón tôi đến dưỡng già là chuyện đương nhiên, giờ đây con không còn nữa, tôi chẳng biết phải sống tiếp ở đó thế nào nên lưỡng lự chưa đáp. Con dâu nhìn ra tâm trạng của tôi, liền nói: "Bố ơi, bố cứ yên tâm, chồng con không còn nữa nhưng vẫn còn con, có cả cháu nội của bố nữa, bố cứ ở với chúng con". Nghe vậy, tôi miễn cưỡng nở nụ cười đồng ý, rồi cùng con cháu quay trở lại nhà ở thành phố.
Con dâu tôi là một người rất mạnh mẽ. Lúc con trai tôi trút hơi thở cuối cùng ở bệnh viện, con dâu khóc đến mức lả cả người đi, thế nhưng sau đó, nó vực dậy tinh thần, chạy đông chạy tây lo hậu sự cho chồng, một mình con dâu tự liên hệ bạn bè người thân, đội tang lễ, xe đưa tang...
Giờ đây nhìn con dâu nhất quyết mang cả con trai, cả bố chồng về nhà chăm sóc phụng dưỡng, tôi cảm thấy hổ thẹn với con dâu, để con dâu dưỡng già cho tôi thật sự là quá vất vả, tôi chỉ biết thầm cảm ơn trong lòng.
Thời gian đó, tâm trạng tôi cực kì thấp thỏm, tôi làm gì cũng rất cẩn thận, chỉ sợ làm phiền đến con dâu, tạo thêm gánh nặng cho nó. Con dâu tôi ngày nào cũng dậy rất sớm, hôm thì ra ngoài mua đồ ăn sáng, hôm thì tự nấu ở nhà, sau đó gọi cháu nội dậy đánh răng rửa mặt, ăn sáng xong lại đưa cháu đi học, lúc đi còn không quên nhắc tôi đừng động vào bát đũa, cứ để ở đó, trưa về con sẽ rửa.
Đến 12h trưa, con dâu lại đón cháu nội về, tất bật làm cơm rửa bát rồi nghỉ ngơi, hơn 1h chiều lại tiếp tục đưa đi học, đi làm. Đến tối thì thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, đón cháu nội về xong con dâu vừa nấu cơm vừa dạy con học bài, cơm nước xong thì lướt điện thoại hoặc xem tivi, có lúc còn bắt hai ông cháu cùng nhau xuống sân đi bộ vài vòng. Cuối tuần con dâu ở nhà dọn dẹp nhà cửa, đưa ông cháu tôi ra phố chơi, trong lòng tôi cực kì cảm động.
Tuy rằng con dâu chưa hề thể hiện sự bất mãn hay oán trách gì tôi, chê tôi phiền phức, thế nhưng chung quy lại thì nam nữ khác biệt. Lúc sống cùng nhau vẫn có nhiều thứ phải nhẫn nhịn, không thể nói ra ngoài, giả vờ như tất cả mọi thứ đều trôi qua êm đẹp, không có bất cứ mâu thuẫn nào, thế nhưng trong lòng chúng tôi đều hiểu rõ rằng cuộc sống đang rất khó khăn.
Con dâu tôi là người cực nhọc nhất trong nhà, ngày nào cũng phải đưa đón con đi học rồi đôn đốc nó học bài, rồi còn phải chăm sóc người cha già là tôi. Do mất một chân nên tôi đi lại không tiện, không thể đi được quãng đường dài, xuống lầu thôi cũng phải mất đến 10 phút. Con dâu còn thỉnh thoảng đưa tôi xuống lầu sưởi nắng, tôi không thoải mái ở đâu là con dâu sẽ chăm sóc hỏi han ngay lập tức, mua thuốc cho tôi, đưa tôi đi viện. Nói không mệt mới lạ, bởi dù sao con dâu tôi cũng là sức phụ nữ, yếu hơn đàn ông nhiều.
Đối với tôi mà nói, càng được hưởng sự chăm sóc của con dâu, tôi càng có cảm giác như đang chịu tội, bởi tôi cảm thấy tôi ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống riêng của nó. Đáng lẽ con trai tôi mới là người phải chăm bẵm tôi chứ không phải con dâu. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều thứ không quen. Ví dụ đơn giản như việc dọn dẹp nhà cửa, tôi giúp con quét nhà, tự giặt quần áo của mình, một lát sau lại thấy con dâu làm lại tất cả từ đầu, khiến tôi có cảm giác mình lại đang làm phiền nó thêm...
(Còn nữa)
Ngay khi biết bố nghỉ hưu, 3 người con trai liền tranh nhau đón về nuôi, đến khi nghe cuộc cãi vã của các con: tôi tức muốn đau tim Khi tôi từ nhà vệ sinh quay lại bàn tiệc thì bất ngờ nghe thấy cuộc cãi nhau của các con. Vợ mất sớm, tôi ở vậy nuôi con khôn lớn. Nhìn bọn trẻ lần lượt có công ăn việc làm ổn định và yên bề gia thất mà tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Bởi trước khi vợ khuất núi, tôi đã...