Máy bay Nga rơi: Vì sao Phương Tây vội chỉ hung thủ?
Hai quan chức Mỹ giấu tên ngày 11/11 cho biết, chiếc máy bay A321 của Nga bị rơi ở Ai Cập do bị gài chất nổ quân sự.
Phương tây vội chỉ thủ phạm
Cụ thể, hai quan chức này khẳng định, loại chất nổ được dùng trong vụ tấn công chiếc máy bay nói trên rất có thể là C4. Ngoài ra, 2 quan chức nói trên cũng bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào các nhà điều tra Nga và Ai Cập.
Phát biểu trên kênh CNN của Mỹ, một trong hai quan chức này cho rằng: “Nga đã tỏ ra thiếu minh bạch trong quá trình điều tra. Điều này khiến chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không bao giờ nhận được thông tin đầy đủ về nguyên nhân vụ rơi máy bay”.
Tuyên bố trên cũng nhận được sự đồng tình của giới chức Anh, những người cũng khẳng định, chiếc máy bay Nga bị tấn công bởi IS. Giới chức Anh và Mỹ đều khẳng định, họ đưa ra kết luận trên là nhờ các thông tin tình báo đáng tin cậy, dù chưa hề được tiếp xúc với các bằng chứng thật ngoài hiện trường.
Trong khi đó theo tờ báo Mỹ National Interest, trong bối cảnh nhiều nguồn tin không chính thức nghi ngờ rằng máy bay Nga rơi ở Ai Cập bị đánh bom, nhiều chuyên gia lại nhớ tới vụ tai nạn máy bay TWA mang số hiệu chuyến bay là 800. Máy bay này phát nổ không lâu sau khi rời khỏi thành phố New York năm 1996.
Rộ lên nghi vấn al- Wilayat Sinai gây ra vụ rơi máy bay Nga. (Ảnh: Al-Arabiya).
Video đang HOT
Vụ tai nạn đã làm dấy lên nhiều giả định rằng, có bàn tay của khủng bố trong vụ này. Tuy nhiên, một cuộc điều tra kéo dài kết luận rằng, nguyên nhân vụ nổ máy bay trên là do chập mạch điện qua đó làm lan tới một bình đựng nhiên liệu.
Tuy nhiên, nếu đúng máy bay Nga bị khủng bố đánh bom thật thì sẽ có nhiều giả thuyết tiềm năng quanh việc này.
Việc nghi ngờ nhóm này là thủ phạm vụ rơi máy bay Nga rõ ràng là có cơ sở bởi lẽ nhóm này từng thực hiện hàng loạt vụ tấn công gây chết người, nhất là trong hai năm trở lại đây.
Tuy lấy tên là Nhóm IS ở tỉnh Sinai, nhưng nhóm Hồi giáo cực đoan này lại khác so với chính nhóm IS “bản gốc” hoạt động ở Syria và Iraq bởi lẽ mục tiêu trong các vụ tấn công của nhóm ở Ai Cập này là nhằm phá hoại chính phủ trung ương ở Cairo.
Theo hướng này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tấn công một máy bay chở du khách nước ngoài là một cách để gây tổn hại cho ngành du lịch ở Ai Cập, qua đó làm nền kinh tế nước này suy giảm. Về cơ bản, cách này có cùng một chiến lược mà các tên khủng bố Ai Cập thế hệ trước từng áp dụng để chống lại chế độ Mubarak hồi thập niên 1990.
Theo_Báo Đất Việt
Thế khó của ông Putin trong vụ rơi máy bay Nga ở Ai Cập
Kết luận của Moscow về vụ rơi máy bay chở khách tại Ai Cập có thể sẽ tác động không nhỏ đến chiến dịch không kích mà Tổng thống Nga Putin phát động ở Syria.
Moscow Times ngày 10/11 đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia quân sự Nga Yuri Barmin, về những phản ứng của ông Putin trong bối cảnh gần như chắc chắn máy bay Nga rơi ở Ai Cập xuất phát từ nguyên nhân khủng bố.
Thảm kịch xảy ra đối với hãng hàng không Nga ở Ai Cập đã đẩy Điện Kremlin vào tình thế khó khăn. Moscow ban đầu phủ nhận mọi khả năng liên quan đến khủng bố nhưng sau đó bất ngờ ngừng mọi chuyến bay đến Ai Cập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ai Cập, Abdel Fattah el-Sisi.
Những dấu hiệu mâu thuẫn có thể lần đầu tiên chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga đang không biết phải tiếp tục như thế nào trong chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria.
Theo nhân định của chuyên gia Barmin, máy bay Nga bị đánh bom khiến 224 người thiệt mạng là gần như rõ ràng và ông Putin sẽ buộc phải lên tiếng. Nhà lãnh đạo Nga có thể sẽ tăng cường chiến dịch không kích với lý do máy bay bị đánh bom, giống như những gì từng xảy ra ở Chechnya.
Cho đến nay, ông Putin luôn thận trọng và không xác nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến thảm kịch rơi máy bay. Tổng thống Nga cũng hạn chế bày tỏ lời chia buồn và nhắc đến lý do kỹ thuật.
Kể từ khi Anh và Mỹ bất ngờ nhận định về mối liên hệ khủng bố với máy bay Nga gặp nạn, ông Putin đang bị đẩy vào thế khó ở cả trong và ngoài nước. Trong cuộc điện thoại với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatttah el-Sisi ngày 6/11, ông Putin nói về "sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn cho các công dân Nga tại Ai Cập".
Điện Kremlin khó có thể tuyên bố sơ tán hơn 45.000 du khách Nga từ Ai Cập nếu như không chắc chắn rằng có dấu hiệu của khủng bố. Hành lý của các du khách được vận chuyển riêng bằng phương tiện của Cơ quan Xử lý Khẩn cấp cũng tiết lộ khả năng, giới chức an ninh Nga tin rằng có bom cài bên trong hành lý đem lên máy bay.
Điện Kremlin đang cố gắng bảo vệ thể diện trước một viễn cảnh không mấy sáng sủa. Nhiều khả năng Nga sẽ công bố kết luận vụ rơi máy bay đồng thời với một toan tính chiến lược mới trong chiến dịch không kích ở Syria.
Trên thực tế, máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai lại là cơ hội đối với ông Putin trên cả phương diện chống khủng bố và đàm phán chính trị ở Syria. Truyền thông Nga có thể sẽ loan tin về thảm kịch hàng không xảy ra như một biện pháp đáp trả của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một vụ tấn công khủng bố cũng sẽ giúp ông Putin mở rộng chiến dịch quân sự ở Syria. Cho đến nay, Nga luôn phủ nhận các hoạt động tác chiến trên bộ và khẳng định chỉ tiến hành không kích sau khi chính phủ Syria đề nghị.
Đối với người dân Nga, cuộc chiến chống IS vốn không giống như Anh hay Mỹ, những quốc gia có công dân bị chặt đầu bởi tổ chức khủng bố này. Kết luận về vụ rơi máy bay ở Sinai liên quan đến khủng bố sẽ góp phần thay đổi quan điểm.
Năm 1999, vụ đánh bom hàng loạt ở các thành phố Nga đã khiến hơn 300 người thiệt mạng. Ông Putin khi với tư cách là thủ tướng đã khởi động cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Chechnya. Kịch bản tương tự có thể diễn ra ở Syria sau khi chiến dịch ném bom dường như đã không phải là lối thoát hiệu quả nhất.
Ông Putin có thể sẽ không còn bị áp lực buộc phải kết thúc chiến dịch ở Syria nhanh chóng. Các chiến đấu cơ Nga có thể kéo dài sự hiện diện lâu hơn một năm, cho đến hoạt động không kích tiêu diệt khủng bố còn cần thiết.
Đây được coi là bước ngoặt mang tính quan trọng. Nói cách khác, tương lai của chiến dịch quân sự ở Syria phụ thuộc vào kết quả điều tra vụ máy bay rơi tại Sinai hơn là tình hình giao tranh thực tế trên mặt đất.
Chắc chắn rằng chính phủ Nga đã dự tính trước về những kịch bản rủi ro có thể xảy ra khi can thiệp quân sự ở Syria. Giờ đây, Moscow phải đối mặt với cái chết của hàng loạt thường dân. Điện Kremlin chắc chắn sẽ còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa khi tuyên bố khởi động chiến dịch trả đũa nhằm tiêu diệt khủng bố.
Đăng Nguyễn (theo Moscow Times)
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao Bill Gates không còn là doanh nhân quyền lực nhất thế giới? Đứng thứ 6 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới năm 2015 của Forbes nhưng Bill Gates không còn tên trong bảng thống kê về doanh nhân. Là người nắm giữ kỷ lục số lần được xướng tên cho ngôi vị người giàu nhất hành tinh nhưng Bill Gates, đồng sáng lập viên Microsoft lại không còn tên trong danh...