Máy bay Nga khởi hành từ Việt Nam cháy càng đáp thuộc loại nào?
Máy bay của hãng Azur Air (Nga) khởi hành từ sân bay Cam Ranh vừa gặp nạn là chiếc Boeing 767.
Theo RT, chiếc Boeing 767 của hãng Azur Air (Nga) mang số hiệu ZF2244, khởi hành từ sân bay Cam Ranh chiều 25/9 đã gặp sự cố khi đáp xuống thành phố trung tâm Barnaul, phía nam Siberia. Sau khi tiếp đất và chạy được một đoạn dọc theo đường băng, thiết bị hạ cánh bên phải của máy bay bất ngờ bốc cháy. Theo báo cáo, có 49 người bị thương do chen lấn khi sơ tán, khoảng 20 người phải nhập viện.
Boeing 767 là loại máy máy bay phản lực thân rộng hai động cơ, có kích cỡ từ vừa đến lớn và bay tầm xa, do Boeing Commercial Airplanes chế tạo. (Ảnh: Aircraft)
Máy bay nặng 52.480 kg, dài 54,94 m, rộng 47,57m, và cao 15,85 m. (Ảnh: Leeham)
Boeing 767 cũng là máy bay thân rộng hai động cơ đầu tiên của Boeing. Theo thiết kế, Boeing 767 có thể chở từ 181 đến 375 hành khách trên quãng đường bay từ 7.130 đến 11.825 km, tùy thuộc vào các biến thể khác nhau. (Ảnh: Youtube)
Máy bay Boeing 767 lần đầu tiên được chào bán vào tháng 7 năm 1978 với đơn đặt hàng 30 máy bay của United Airlines. (Ảnh: V1imgage)
Video đang HOT
Chiếc Boeing 767 đầu tiên xuất xưởng ngày 4/8/1981 và lần đầu tiên bay vào ngày 26/9/1981. (Ảnh: Airplane)
Boeing 767 bán rất chạy từ cuối những năm 1980 đến cuối những năm 1990. Đây cũng là mẫu máy bay thân rộng hai động cơ đầu tiên có lượng giao hàng đạt mốc 1.000 chiếc. (Ảnh: TravelBlog)
Tính đến tháng 2/2017, Boeing đã nhận được 1.204 đơn đặt hàng từ 74 khách hàng và hãng đã bàn giao 1.097 chiếc. (Ảnh: Jetphotos)
Delta Air Lines hiện là nhà khai thác Boeing 767 lớn nhất thế giới, với 103 máy bay (tính đến năm 2008) bao gồm các biến thể 767-300, 767-300ER và 767 -400ER. (Ảnh: Youtube)
Tại thời điểm tháng 7/2016, có 742 chiếc Boeing 767 đang hoạt động, trong đó mẫu 767-300ER là phiên bản thông dụng nhất với 583 chiếc bán được. (Ảnh: Printest)
767 cũng là mẫu máy bay đầu tiên của Boeing sở hữu thiết kế buồng lái màn hình hiển thị dành cho hai phi công. (Ảnh: Getty Image)
(Nguồn: Aircraft)
BẰNG LĂNG
Theo VTC
Thái Lan tích hợp tên lửa chống hạm siêu thanh cho Type-071E?
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang muốn tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E sắp mua từ Trung Quốc đảm nhiệm được cả chức năng của khu trục hạm.
Vào hôm 9/9, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành lễ ký kết với đối tác Trung Quốc hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E có lượng giãn nước 22.000 tấn. Đây là phiên bản sửa đổi từ chiếc Type 071 đang phục vụ trong Hải quân Trung Quốc với một số sửa đổi về thiết kế sàn đáp máy bay.
Dự kiến sau khi hoàn thành, tàu đổ bộ Type 071E sẽ là chiến hạm lớn nhất của Thái Lan, khi chiều dài và lượng giãn nước của nó còn lớn hơn cả chiếc tàu sân bay cỡ nhỏ Chakri Naruebet đang phục vụ trong biên chế.
Rõ ràng tham vọng của Hải quân Thái Lan là rất lớn, tuy nhiên dự án này cũng bị phàn nàn là có một số điểm bất cập, trong đó quan trọng nhất là kích thước quá lớn của con tàu có vẻ như vượt quá nhu cầu thực tế của Bangkok.
Type 071E sẽ là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan cũng như trong khu vực Đông Nam Á
Nhưng vấn đề gây thắc mắc nhiều nhất với báo chí Thái Lan nằm ở giá thành được đánh giá là khá rẻ của con tàu, khi chi phí chế tạo chỉ là 200 triệu USD cho một chiến hạm 22.000 tấn.
Điều này thực ra cũng dễ hiểu vì đơn giá trên chưa bao gồm thiết bị cũng như vũ khí kèm theo, các thành phần này dự kiến sẽ được bổ sung trong một gói thầu thứ hai.
Băn khoăn tiếp theo của truyền thông Thái Lan đó là hải quân nước này chưa xây dựng được những biên đội hộ tống mạnh như Hải quân Trung Quốc, chiếc Type 071E chỉ được vũ trang bằng 1 pháo H/PJ-26 cỡ 76,2 mm, 4 pháo cao tốc AK-630M cỡ 30 mm và 1 bệ phóng tên lửa FL-3000N sẽ tỏ ra quá yếu thế nếu bị tấn công.
Để giải quyết vấn đề này, Hải quân Thái Lan đã công bố ý định xây dựng tàu đổ bộ của mình theo hình mẫu khu trục hạm mang trực thăng lớp Hyuga hay Izumo của Nhật Bản khi dự định tích hợp cho nó tên lửa chống hạm siêu âm.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 có thể sẽ được tích hợp lên tàu đổ bộ Type 071E
Trong các ứng viên được Hải quân Thái Lan để mắt tới thì hai sản phẩm tên lửa CX-1 (sao chép BrahMos) hay YJ-18 (sao chép Kalibr-NK) do Trung Quốc sản xuất là có nhiều tiềm năng nhất, việc tích hợp cũng tương đối dễ dàng vì đều là sản phẩm "made in China".
Nếu cấu hình trên được thông qua, tàu đổ bộ Type 071E thậm chí có năng lực chống hạm vượt trội nhiều khu trục hạm đích thực khi nó có nhiều không gian để mang đạn cũng như được trang bị dàn radar dẫn bắn mạnh mẽ hơn.
Mặc dù vậy phương án này cũng có thách thức đó là sẽ yêu cầu phải thiết kế lại không gian trên tàu để lắp các bệ phóng thẳng đứng, ngoài ra giá thành sẽ tăng vọt trong khi tàu vẫn chưa thực sự an toàn trước cuộc tấn công đường không của máy bay đối phương.
Thông qua trường hợp tàu sân bay Chakri Naruebet, sẽ không ngạc nhiên nếu chiến hạm Thái Lan được quảng cáo rất mạnh trong giai đoạn tiền xây dựng nhưng rồi thực chất lại có cấu hình thua xa kỳ vọng ban đầu.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Chiến đấu cơ Nga xuất kích từ căn cứ Hmeymim ngăn Israel tấn công Syria? Trang Avia.Pro đưa tin, các chiến đấu cơ Nga tại căn cứ không quân Hmeymim đã được lệnh lên đường ngăn chặn quân đội Israel triển khai đợt không kích mới đây nhằm vào Syria. "Vào đêm ngày 19/9, trong loạt tấn công nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus, các chiến đấu cơ Nga đã khởi hành từ căn cứ...