Máy bay AirAsia mất tích gặp nhiều bất lợi
Mặc dù là một trong nhiều máy bay đang bay trong cùng khu vực có bão tố vào hôm 28.12, nhưng chỉ riêng chiếc Airbus mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia bị mất tích.
Website FlightRadar24 chuyên cung cấp thông tin trực tuyến của các chuyến bay dân sự khắp thế giới ước tính vị trí máy bay Airbus 320-200 (màu đỏ) mang số hiệu chuyến bay QZ8501 từ thành phố Surabaya (Indonesia) đi Singapore mất liên lạc tại vị trí trong ảnh
Trong ngày 28.12, một chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Emirates bay từ Melbourne (Úc) sang Kuala Lumpur (Malaysia) đã hạ cách an toàn và một chiếc khác của AirAsia bay từ đảo Bali (Indonesia) sang Singapore cũng chạm đất bình an vô sự, trang tin News (Úc) cho biết.
Tuy nhiên, khi phi công của QZ8501 yêu cầu được thay đổi hướng để tránh bão, Trạm Kiểm soát không lưu ở Indonesia đã từ chối vì sợ xảy ra va chạm với máy bay khác đang bay trong khu vực.
Chiếc máy bay chở theo 162 người của AirAsia còn bị một bất lợi khác là trạm không lưu mặt đất đã chậm trễ trong việc báo động khi máy bay mất liên lạc, theo News.
Phải mất 30 phút, Trạm Kiểm soát không lưu Jakarta mới thông báo điều bất thường này cho phía Singapore. Và do thời tiết xấu, phải mất thêm vài tiếng đồng hồ các nhà chức trách mới triển khai được một cuộc tìm kiếm, theo trang tin Úc.
Video đang HOT
Chuyên gia an ninh hàng không Des Ross lý giải việc không có tín hiệu kêu cứu nào được phát ra từ QZ8501 là vì phi công đang quá bận với việc điều khiển máy bay.
“Ưu tiên hàng đầu của phi công là lái máy bay và đảm bảo an toàn cho mọi người trên máy bay… Có khả năng họ gặp phải sự cố chập điện và radio ngưng hoạt động”, theo ông Ross.
Yếu tố khiến ông thấy khó hiểu nhất chính là lý do vì sao thiết bị định vị khẩn cấp, được thiết kế để tự động phát đi tọa độ của máy bay khi nó bị rơi, không truyền tín hiệu.
“Những thiết bị định vị nhỏ bé này thường rất đáng tin cậy, nhưng hiện chúng ta vẫn không có thông tin gì về chúng”, ông Ross thắc mắc.
Đươc biêt, chuyến bay mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia mất liên lạc với Trạm Kiểm soát không lưu Jakarta (Indonesia) vào lúc 6 giờ 17 phút sáng ngày 28.12 (giờ địa phương), một quan chức thuộc Bộ Giao thông Indonesia thông báo.
Vị này cho hay trước khi mất tích, phi công trên máy bay đã đề nghị đổi hướng sang một “lộ trình bay bất thường” trước khi mất liên lạc với mặt đất.
Máy bay đang bay ở độ cao 32.000 feet (9.753,6 m) và đã đề nghị được bay lên mức 38.000 feet (11.582,4 m) với lý do tránh mây.
Tuy nhiên, các dữ liệu ghi nhận được trên chuyến bay cho thấy không có bất kỳ cuộc gọi hay tín hiệu kêu cứu nào được phát đi sau khi vụ việc xảy ra.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
AirAsia Indonesia muốn từ bỏ số hiệu "đen đủi" QZ8501
Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia ngày 29/12 cho biết để đề xuất lên tập đoàn không tiếp tục sử dụng mã QZ8501 cho các chuyến bay, sau khi một chiếc Airbus A320 của hãng này mang số hiệu trên mất tích khi đang từ Surabaya tới Singapore.
(Ảnh minh họa)
Thông tin được ông Sunu Widyatmoko, giám đốc điều hành AirAsia Indonesia tiết lộ với báo giới, nhưng quyết định này phải chờ lãnh đạo tập đoàn phê chuẩn.
"Chúng tôi đã đưa ra đề xuất trên với trụ sở chính, nhưng vẫn cần chờ phê duyệt và điều phối từ trụ sở chính", Sunu nói.
Trước đó hôm 28/12, chuyến bay QZ8501, khởi hành từ thành phố Surabaya để tới sân bay Changi, Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ 42 phút sau khi cất cánh.
Máy bay mất tích khi đang bay trong không phận Indonesia, tại vị trí cách đường biên thông báo bay Singapore - Jakarta chừng 200 hải lý về phía Đông Nam.
Trên máy bay có 155 hành khách, với 149 người Indonesia, 3 người Hàn Quốc. Singapore và Anh mỗi nước có 1 công dân trên chuyến bay xấu số này.
Ông Sunu khẳng định họ vẫn "đang bị sốc" trước thông tin về vụ việc, và "trong tâm của AirAsia lúc này là hỗ trợ thân nhân hành khách vượt qua thời khắc khó khăn này".
Thanh Tùng
Theo dantri/ The Star
Indonesia: Vật thể trên biển không phải của máy bay AirAsia mất tích Phó tổng thống Indonesia, ông Jusuf Kalla, ngày 29.12 xác nhận vật thể được máy bay Úc phát hiện trên biển không phải của máy bay AirAsia mất tích. Công tác tìm kiếm hiện tập trung vào vết dầu loang trên biển Java. Một máy bay của hãng AirAsia - Ảnh: Reuters Trong buổi họp báo tại sân bay Juanda, thành phố Surabaya...