Máy ảnh du lịch khó cạnh tranh cùng mirrorless
Với kích thước gọn nhẹ nhưng chất lượng ảnh tốt, smartphone và máy ảnh mirrorless tiếp tục đe dọa thị phần máy ảnh du lịch.
Theo Reuters, Panasonic và các nhà sản xuất máy ảnh du lịch khác của Nhật Bản như Fujifilm, Olympus đang phải đối đầu trong cuộc chiến giành thị phần với smartphone và máy ảnh thay ống kính không gương lật (mirrorless). Theo nghiên cứu của IDC, năm 2013, doanh số máy ảnh compact có khả năng giảm 40%. Trong khi đó, doanh số bán máy ảnh mirrorless đang hứa hẹn bứt phá và chỉ thua dòng DSLR.
Mức sụt giảm 40% trong tổng số thiết bị ảnh bán ra của Panasonic trong tháng 4 đến tháng 9 đã được dự đoán từ trước. Công ty cũng lên kế hoạch trung hạn, có thể đến tháng 3/2016, Panasonic sẽ không thu được lợi nhuận trong mảng máy ảnh compact.
Theo IDC, Panasonic chiếm 3,1% thị phần máy ảnh trong tháng 7 đến tháng 9/2013, giảm 8% so với cùng kì năm ngoái. Những công ty như Canon, Nikon và Sony chiếm 60% thị phần còn lại.
“Các nhà sản xuất máy ảnh kĩ thuật số đang để tuột mất thị phần và đi vào cơ chế độc quyền. Chỉ có những thương hiệu mạnh và có tính cạnh tranh cao như Canon, Nikon và Sony mới duy trì và phát triển được”, Nhà phân tích Yoshida tại Suisse Credit nhận định.
Canon và Nikon đang là hai nhà sản xuất chiếm lĩnh thị trường máy ảnh DSLR. Sony lại có lợi thế khi cung cấp cảm biến cho các đơn vị khác, cung cấp cảm biến cho máy ảnh và phân khúc mirrorless.
Video đang HOT
Tìm hướng đi cho mình, Panasonic, Fujifilm và Olympus chuyển sang phát triển dòng máy mirrorless đang được nhiều quan tâm và lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra ba thương hiệu này sẽ ngừng phát triển máy ảnh SLR trong năm 2013. Trong phân khúc mirrorless, Sony lại chiếm ưu thế trước Canon và Nikon nhờ dòng máy Nex.
“Máy ảnh SLR nặng, cồng kềnh và tạo ra tiếng màn trập trong khi đó mirrorless nhỏ gọn và yên tĩnh. DSLR được đánh giá cao hơn về chất lượng hình ảnh nhưng khoảng cách giữa máy ảnh mirrorless và DLSR đang dần được rút ngắn”, Hiroshi Tanaka, Giám đốc bộ phận quang học của Fujifilm cho biết.
Máy ảnh thay ống kính không gương lật đã tạo nên bước tiến tại thị trường Nhật Bản kể từ khi Panasonic ra mắt model đầu tiên năm 2008. Theo nghiên cứu của CIPA, doanh số bán của hãng đã tăng 36% từ tháng 1 đến tháng 10. Tại Mỹ và châu Âu, thị trường có xu hướng đánh đồng chất lượng hình ảnh với kích thước và khối lượng của máy ảnh cũng ghi nhận tăng trưởng thị phần máy ảnh mirrorless chiếm tương ứng 10,5% và 11,2%.
Cyber-shot QX là hướng đi mới của Sony cho dòng máy ảnh compact.
Người tiêu dùng không muốn kết nối máy ảnh với điện thoại, các nhà phân tích cho biết, khách hàng cần một thiết bị duy nhất có thể tai hình lên mạng xã hội ngay lập tức.
Nắm bắt xu thế đó, Sony đã ra mắt hai ống kính dòng QX. Thiết bị của Sony có thể là máy ảnh độc lập nhưng không trang bị màn hình. Thay vào đó, QX kết nối với smartphone thông qua kết nối không dây và dễ dàng gắn lên như một khối thống nhất. Người dùng có thể dễ dàng mang theo thiết bị, tháo lắp đơn giản, chia sẻ ảnh nhanh chóng với chất lượng hình tương đương máy ảnh compact.
Nhận được nhiều ý kiến trái chiều về thiết bị này nhưng Sony không quá bận tâm do hãng đã thu lợi từ mảng smartphone. Chủ tịch mảng hình ảnh của Sony, ông Shigeki Ishizuka cho biết: “Chúng tôi không biết có bao nhiêu chiếc QX được bán ra. Chúng tôi không đặt bất cứ mục tiêu nào”.
Theo VNE
Thị trường máy ảnh compact đại hạ giá để giải phóng hàng tồn
Nhiều siêu thị, cửa hàng đang giảm giá bán xuống mức chỉ còn 1-2 triệu đồng, thậm chí có nơi phá giá khiến một số dòng sản phẩm chênh nhau tới hơn 1 triệu đồng cho cùng một model.
Có sự chênh giá bán máy ảnh compact rất lớn giữa các siêu thị, cửa hàng.
Trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng bắt gặp nhiều model máy ảnh compact với giá rất rẻ (dưới 2 triệu đồng) của các thương hiệu có tên tuổi. Cách đây một năm, các dòng máy này đều có giá trên dưới 3 triệu đồng như Canon A810, Nikon L25...
"Thời điểm hiện tại là chuẩn bị kết thúc quý I hoặc năm tài chính của Nhật, thế nhưng, nhiều siêu thị, cửa hàng đều đang tồn một lượng hàng rất lớn. Vì vậy, tất cả đều đang nước rút chạy đua doanh số, giải phóng mẫu cũ", một chuyên gia phân tích thị trường cho biết. Từ sau Tết nguyên đán, hầu hết hãng đã đồng loạt giảm giá theo lộ trình dòng đời sản phẩm (giảm giá một loạt model cũ để chuẩn bị cho model mới sắp ra) và để kích cầu trong mùa mua sắm thấp điểm. Thế nhưng, nhiều siêu thị cho biết sức mua rất yếu, thị trường gần như đóng băng. Hiện tại, để giải phóng lượng hàng tồn, các siêu thị, cửa hàng đang đua nhau khuyến mại, giảm giá, thậm chí, bán với giá thấp hơn giá nhập, như lời giám đốc điều hành một siêu thị lớn ở Hà Nội cho biết.
Do chạy đua về doanh số, bất chấp giá cả, nhiều dòng máy compact có giá bán chênh nhau từ 2-4 trăm nghìn đồng. Cá biệt, có những model chênh nhau tới cả triệu đồng. Đơn cử máy ảnh Fujifilm JX550 tại một cửa hàng lớn ở Hà Nội có giá 2,7 triệu đồng, trong khi tại siêu thị Media Mart chỉ còn 1,59 triệu đồng, còn một siêu thị lớn ở TP HCM bán chỉ 1 triệu đồng. Canon A810 giá bán phổ biến khoảng 1,8 - 2 triệu đồng, nhưng một số siêu thị đang bám đuổi nhau ở mức chỉ 1,59 - 1,69 triệu đồng... Về mức giá này, đại diện một siêu thị trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) nhận định thực chất là phá giá thị trường vì giá bán thấp hơn cả giá đầu vào.
Thực trạng trên khiến máy ảnh compact có giá rẻ chưa từng thấy. Chỉ với 1-2 triệu đồng, người tiêu dùng có thể sở hữu một máy ảnh compact có zoom quang 6x, độ phân giải 16 mpx như Nikon Coolpix S3300 hay zoom quang 5x, độ phân giải 14 mpx của Canon A810. Cách đây hơn 1 năm, máy có cấu hình tương tự đều nằm trong phân khúc trên dưới 3 triệu đồng.
Lý giải cho tình trạng tồn hàng số lượng lớn của các dòng máy compact, một chuyên gia phân tích thị trường cho rằng xu hướng chuyển đổi từ điện thoại cơ bản (feature phone) sang điện thoại thông minh (smartphone) đã diễn ra khá mạnh mẽ trong năm 2012. Các smartphone được tích hợp sẵn camera nên nhiều khoản ngân sách của người tiêu dùng dành cho máy ảnh đã được gộp vào để "lên đời" smartphone. Hiện tại, để giải phóng hàng, cả nhà sản xuất, phân phối đều cố gắng đưa ra mức giá phù hợp với nhóm khách hàng chưa có điều kiện sắm smartphone.
Giá máy ảnh compact trong khoảng 1-2 triệu đồng được cho là phù hợp với khả năng mua sắm của nhóm người dùng chưa có điều kiện sắm smartphone.
Ông Lê Quang Vũ, CEO hệ thống siêu thị Media Mart, nhận định rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, 1-2 triệu đồng một chiếc máy ảnh compact là rất hợp lý cho một khoản đầu tư để chụp ảnh. Thay vì dành dụm để sắm một smartphone tầm trung 5-7 triệu đồng, người dùng chỉ cần bỏ ra 2 triệu đồng là có một thiết bị chụp ảnh với chất lượng hơn hẳn.
Nhiều siêu thị đều kỳ vọng với mức giá hiện tại, thị trường máy ảnh compact sẽ tăng trưởng tốt trong mùa du lịch này, nhất là khi trào lưu chuyển sang dùng smartphone đang tạm lắng kể từ sau Tết đến nay cùng với quyết tâm giải phóng hàng tồn bằng mọi giá.
Theo VNE
Chọn DSLR hay Mirrorless? Sau khi đã hiểu rõ về sự khác nhau cũng như ưu - nhược điểm của máy ảnh không gương lật so với DSLR, bây giờ là lúc ta đứng trước hai lựa chọn giữa chúng. Với những người ít nhiều đã cầm máy DSLR một thời gian, việc này có vẻ không khó khăn lắm. Nhưng với những người lần đầu tìm...