Mauritius ban bố tình trạng khẩn cấp vì tràn dầu
Quốc đảo Mauritius ở Đông Phi ban bố tình trạng khẩn cấp về môi trường ngày 7/8, sau khi một tàu chở nhiên liệu bị mắc cạn tràn dầu ra Ấn Độ Dương.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy vết loang đen lan rộng giữa vùng nước màu ngọc lam, gần khu vực môi trường tự nhiên mà chính phủ Mauritius nói rằng “vô cùng nhạy cảm”. Giới chức cho hay MV Wakashio, con tàu bị mắc cạn thuộc sở hữu của Nhật Bản, chở theo gần 4.000 tấn nhiên liệu và các vết nứt đã xuất hiện trên thân tàu.
Các vệt đen loang ra xung quanh tàu MV Wakashio mắc cạn ngoài khơi Mauritius. Ảnh: Maxar Technologies.
Video đang HOT
Thủ tướng Mauritius Pravind Jugnauth hôm qua cho biết chính phủ của ông đang kêu gọi sự giúp đỡ từ Pháp, khi đảo Reunion thuộc nước này là “láng giềng” gần nhất với Mauritius. Pháp còn vừa là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu, vừa là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mauritius.
“Đất nước của chúng tôi không đủ kỹ năng và chuyên môn để trục vớt tàu mắc cạn. Vì vậy, tôi kêu gọi sự giúp đỡ từ Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron”, Jugnauth cho hay, đồng thời bày tỏ lo ngại tình huống tồi tệ có thể xảy ra vào ngày 9/8 khi thời tiết xấu đi.
Sau khi các vết nứt trên thân tàu được phát hiện, đội cứu hộ đang làm việc trên con tàu đã được sơ tán, Bộ trưởng Môi trường Mauritius Kavy Ramano cho biết hôm 6/8. Theo thông tin từ chính phủ Mauritius, con tàu mắc cạn từ hôm 25/7, nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia không nhận được tín hiệu xin cứu nạn nào.
MV Wakashio thuộc sở hữu của Tập đoàn Hàng hải Okiyo và công ty vận tải Nagashiki của Nhật Bản, treo cờ Panama và đang trên hành trình từ Trung Quốc đến Brazil. Chính phủ Mauritius cho biết cảnh sát đang điều tra về các vấn đề như khả năng sơ suất dẫn đến sự cố.
Các nhà hoạt động vì môi trường và truyền thông địa phương cho biết con tàu mắc cạn tại Pointe d’Esny, phía đông quốc đảo, gần khu bảo tồn Blue Bay và một số bãi biển du lịch nổi tiếng.
Happy Khambule, quản lý cấp cao của tổ chức Greenpeace tại châu Phi, cảnh báo hàng tấn dầu đang tràn ra đại dương, đe dọa hệ sinh thái trong khu vực. Trong khi đó, khoảng 1,3 triệu dân Mauritius phụ thuộc vào ngành du lịch và vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
Pháp tăng mức phạt cho hành động vứt bừa bãi khẩu trang, găng tay nhựa
Mức phạt sẽ tăng từ 68 euro lên 135 euro, thậm chí có thể tăng lên đến 750 euro tùy theo mức độ vi phạm.
Trước nỗi lo những tác động có hại cho môi trường từ rác thải y tế giữa đại dịch Covid-19, chính phủ Pháp hôm qua công bố kế hoạch tăng tiền phạt cho hành động xả rác bừa bãi trên đường phố, đặc biệt là tăng tiền phạt cho việc vứt trái phép khẩu trang và găng tay nhựa tại các khu vực công cộng.
Ảnh minh họa: Mother Nature Network
Mức phạt sẽ tăng từ 68 euro lên 135 euro, thậm chí có thể tăng lên đến 750 euro tùy theo mức độ vi phạm. Thông báo của chính phủ Pháp được đưa ra chỉ một ngày trước Ngày Đại dương Thế giới rơi vào ngày 8/6 và chỉ một tuần sau khi một tổ chức phi chính phủ về môi trường của Pháp gióng lên hồi chuông cảnh báo về "những dấu hiệu đầu tiên của một loại ô nhiễm mới".
Tổ chức phi lợi nhuận về hoạt động làm sạch biển ở Pháp (Opération Mer Propre) mới đây cho biết, lượng lớn khẩu trang y tế và găng tay cao su vừa được tìm thấy ngoài khơi bờ biển thị trấn Antes của Pháp. Tổ chức này đang kêu gọi cộng đồng cư xử có trách nhiệm và ngừng xả rác ra đường phố, đồng thời đề nghị mọi người thay đổi thói quen dùng khẩu trang và găng tay một lần, cũng như khuyến khích rửa tay bằng xà phòng thay vì sử dụng nước rửa tay khô để hạn chế việc xả thải các vỏ chai nhựa ra môi trường.
Quân đội Séc thay pháo tự hành nội bằng pháo Pháp CAESAR là một trong những loại pháo tự hành hiện đại nhất thế giới, với hỏa lực mạnh, tầm bắn xa và khả năng việt dã cao. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc, Quân đội Séc sẽ được trang bị pháo tự hành CAESAR (viết tắt của cụm từ CAmion Equipe d'un Systeme d'ARtillerie) của Pháp cỡ nòng 155 mm...