Mâu thuẫn học đường: Đâu phải là chuyện trẻ con

Theo dõi VGT trên

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội phối hợp Công an huyện Đan Phượng đang tích cực điều tra, xác định nguyên nhân vụ á.n m.ạng đau lòng xảy ra tại trường THCS Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Vấn đề mâu thuẫn học đường và cách thức giải quyết mâu thuẫn một lần nữa lại được đặt ra.

Mâu thuẫn học đường: Đâu phải là chuyện trẻ con - Hình 1

Học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) hào hứng trong một giờ học về tâm lý học đường.

Trách nhiệm gia đình – nhà trường và xã hội

Khi một vấn đề nào đó phát sinh giữa học sinh (HS) với nhau thì người lớn hay có câu nói cửa miệng: “Chỉ là chuyện trẻ con thôi!”. Tuy nhiên, “chuyện trẻ con” đó có thực sự là vấn đề của trẻ con hay không khi có những vụ việc, hậu quả của nó khiến người lớn phải bàng hoàng. Vụ án xảy ra tại trường THCS Hồng Hà, huyện Đan Phượng là một ví dụ.

Một HS t.ử v.ong, một HS khác rơi vào vòng lao lý – kết cục đó xoáy vào lòng mỗi người nỗi dằn vặt và day dứt. Tuy Cơ quan CSĐT chưa chính thức công bố nguyên nhân dẫn đến vụ án đau lòng này nhưng có thể thấy rằng, vụ án có khởi nguồn từ mâu thuẫn phát sinh giữa hai HS. Mâu thuẫn đó đã được HS lớp 9 giải quyết bằng hành vi bạo lực, dùng h.ung k.hí xuống tay với HS lớp 8 – cũng là người em học cùng trường với mình.

Vụ án là bài học về việc cần quan tâm sát sao để sớm phát hiện mâu thuẫn phát sinh tại môi trường học đường, giữa những HS với nhau. Chỉ sự quan tâm của bạn bè, thầy cô và gia đình mới là cách tốt nhất để phát hiện, can thiệp, tư vấn cách thức giải quyết, hóa giải mâu thuẫn, giúp những mâu thuẫn nhỏ không bùng lên thành ngọn lửa căm phẫn dẫn đến lối hành xử bồng bột gây hậu quả đau lòng.

PGS.TS Trần Thành Nam (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Những HS rơi vào các vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng thường là các em có vấn đề về tâm lý, do bị ức chế quá mức, không kiểm soát được cảm xúc. Nếu vấn đề tâm lý của các em được phát hiện sớm để có hỗ trợ và tư vấn thì sẽ giảm được những vụ việc bạo lực học đường”.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà cần phải có chương trình giáo dục hành vi làm cha mẹ không bạo lực ở gia đình. Bên cạnh đó có thể là chương trình an toàn trong khu dân cư, phố (thôn, xóm), phường (xã)… thuộc sự quản lý của các cơ quan, ngành chức năng khác ngoài ngành giáo dục. Đó là những nền tảng không thể thiếu trong phòng chống bạo lực học đường.

Tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh

Video đang HOT

Về vấn đề này, cô giáo Ngô Thị Bích Ngọc – cán bộ Tâm lý học đường, sáng lập viên Nhóm kết nối tâm lý học đường Hà Nội cho biết: HS đang trong độ t.uổi trưởng thành nên xã hội thu nhỏ của các em cũng có muôn vàn vấn đề; trong đó có vấn đề xảy ra mâu thuẫn. Vậy làm thế nào để các em có cách giải quyết lành mạnh, không gây hậu quả đáng tiếc?

Trong thiết kế chương trình cho HS, trường học nào cũng có quy chế, nội quy, quy định không được phép xảy ra xung đột, đ.ánh n.hau.

Giáo viên chủ nhiệm là người cụ thể hóa nội quy đó thông qua nhiều cách thức để HS nắm rõ. Nói về phương pháp giảm thiểu những vụ việc bạo lực học đường, theo cô Ngô Thị Bích Ngọc, cần yêu cầu HS nắm chắc và tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường.

Với những HS có yếu tố tâm lý đặc biệt, nên gom thành nhóm để giáo dục chuyên sâu, làm việc với chuyên gia, giám sát kiểm tra thường xuyên xem HS đó còn có lối giải quyết bạo lực không. Nhà trường nên thiết kế các chủ đề kỹ năng như: Phòng chống bắt nạt, phòng chống bạo lực học đường, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp tích cực…

Cô Ngọc cho rằng, nhà trường không chỉ dạy HS kiến thức, hình thành điểm số mà cần quan tâm, thấu hiểu để nắm bắt hoàn cảnh gia đình, biết HS có điểm mạnh, điểm yếu gì; có đặc điểm tâm lý ra sao. Bản thân HS chưa hiểu được các nguyên tắc xã hội nên dễ bột phát trong giải quyết mâu thuẫn. Thêm vào đó, nhà trường cần xây dựng Phòng hỗ trợ tâm lý để HS được trợ giúp kịp thời; luôn quan tâm sát sao để phát hiện mâu thuẫn và hỗ trợ, hướng dẫn các em cách giải quyết…

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&T) Bùi Văn Linh, để xây dựng văn hóa trường học và phòng, chống bạo lực học đường hiệu quả, công tác giáo dục phổ biến pháp luật cho người học cần chú trọng hơn. Nội dung này liên quan nhiều cơ quan như: Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, T.Ư Đoàn… nên có cơ chế phối hợp chặt chẽ để thực hiện.

Thời gian tới, các trường cũng phải đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho HS thông qua các môn học, hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, ngành giáo dục các địa phương cần cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách, ứng xử văn hóa, công tác xã hội, quy chế, điều lệ các cấp học.

Đưa trường học vào “tọa độ” tuần tra hàng ngày

Tại hội nghị tổng kết Dự án 4 giai đoạn 2018 – 2020 và triển khai kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại t.rẻ e.m và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 t.uổi giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Công an tổ chức, đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an tăng cường phối hợp với ngành GD&ĐT trong triển khai xây dựng các mô hình tăng cường an ninh trường học trên toàn quốc.

Theo đó, các cơ sở giáo dục mong muốn Cục Cảnh sát Hành chính, Cục Cảnh sát Hình sự tuần tra thường xuyên trên địa bàn và đưa các “tọa độ” trường học vào công tác tuần tra hàng ngày về ANTT, an ninh trường học. Có như vậy mới kịp thời phát hiện, ngăn ngừa triệt để được những vụ án, vụ việc đau lòng xảy ra trong môi trường giáo dục.

Hội thảo '15 t.uổi con cần gì?' thu hút phụ huynh

Hơn 500 phụ huynh tham gia hội thảo '15 t.uổi con cần gì?' tại trường THPT FPT nhằm nắm bắt tâm lý và xu hướng nghề nghiệp phù hợp với con.

Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, nuôi dạy con ở t.uổi 15 không phải là hành trình dễ dàng bởi ở độ t.uổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi, con có nhu cầu khẳng định bản thân nhiều hơn.

Ngày 21/3 vừa qua, trường THPT FPT tổ chức hội thảo "15 t.uổi con gần gì" nhằm giúp phụ huynh thấu hiểu tâm lý, nắm bắt xu hướng nghề nghiệp, từ đó, lựa chọn môi trường học tập phù hợp với con trong tương lai.

Chương trình có sự tham gia của ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch hội đồng quản trị FPT Telecom, PGS.TS Trần Thành Nam - Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT. Hội thảo được dẫn dắt bởi MC Thảo Vân, gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình.

Hội thảo 15 t.uổi con cần gì? thu hút phụ huynh - Hình 1

Hội thảo '15 t.uổi con cần gì?' thu hút 500 phụ huynh.

Mở đầu hội thảo, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường việc làm.

Ông đưa ra những con số cụ thể về sự biến đổi của thị trường lao động trong tương lai. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vào năm 2025 có khoảng 130 triệu việc làm sẽ biến mất. Khoảng 70% số công việc như: Giáo dục, Tài chính, Y học, Luật.... trong vòng 5 năm tới có thể bị thay thế bởi Hệ thống Robotic Process Automation (RPA) và các ứng dụng Artificial Intelligence (AI).

Theo đó, một số ngành nghề các bậc phụ huynh đang định hướng cho con theo học có thể không tồn tại hoặc bị cắt giảm rất nhiều trong tương lai.

"Cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế tăng 3.000 lần so với ở Việt Nam. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị cho con trở thành công dân toàn cầu ngay từ những năm học cấp ba", ông Hoàng Nam Tiến nói thêm.

Hội thảo 15 t.uổi con cần gì? thu hút phụ huynh - Hình 2

Ông Hoàng Nam Tiến phân tích xu hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Theo các khách mời tại hội thảo, hiện nay, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con 4 yếu tố: kiến thức chuyên môn, thể chất, kỹ năng và phong cách sống. Trong đó, phản biện là một trong những kỹ năng không thể thiếu và giới trẻ cần xem tiếng Anh là ngôn ngữ thay vì ngoại ngữ.

Ở phần thứ 2 của chương trình, PGS.TS Trần Thành Nam trò chuyện về các vấn đề tâm lý t.uổi 15. Đây là độ t.uổi của con cái khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất.

PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ, khi cha mẹ càng kiểm soát, áp đặt, con càng có xu hướng chống đối. Nhưng khi chúng ta tôn trọng, con sẽ cư xử tích cực và dần có trách nhiệm hơn với các quyết định của mình. Các bậc phụ huynh nên cho con thử làm những điều con muốn, có thể sẽ gặp thất bại, nhưng con sẽ nhận ra được mình mạnh, yếu điểm nào. Đó là cơ hội để cha mẹ ngồi xuống trò chuyện, định hướng cùng con.

Ông cũng cho biết, cha mẹ nên tạo thói quen dành thời gian trò chuyện cùng con hàng ngày và thực hiện theo nguyên tắc "không hỏi, không chỉ dẫn, không chỉ trích". Lâu dần mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ cải thiện hơn.

"Chúng ta đừng tước đi quyền được khổ của các con, hãy để các con tự học tự làm và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống. Giai đoạn t.uổi 15, cha mẹ hãy buông tay, cho con bay", ông nói thêm.

Trong phần tọa đàm cuối hội thảo, thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT cũng giải đạp những thắc mắc của phụ huynh về môi trường học tập tại THPT FPT. Các câu hỏi xoay quanh về mô hình học nội trú, cách thức quản lý, phương thức tuyển sinh và các thế mạnh trong đào tạo của nhà trường.

THPT FPT Hà Nội thành lập năm 2013, nằm trong khuôn viên rộng 30 ha của Tổ chức giáo dục FPT tại khu công nghệ cao Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. THPT FPT ra đời với mong muốn tạo ra một ngôi trường cho phép học sinh phát triển cá nhân, xác định đam mê và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và tinh thần tự lập cần thiết cho giai đoạn trưởng thành. Từ đó, học sinh có thể sẵn sàng trở thành một sinh viên và công dân toàn cầu.

Hội thảo 15 t.uổi con cần gì? thu hút phụ huynh - Hình 3

Các khách mời tại hội thảo '15 t.uổi con cần gì?' cung cấp nhiều thông tin về tâm lý của trẻ cũng như xu hướng nghề nghiệp tương lai.

Trường hoạt động theo mô hình nội trú với nhiều điểm nổi bật, khác biệt trong chương trình đào tạo như: thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường học tiếng Anh, giáo dục STEM; chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện, hoạt động ngoại khoá đa dạng.

Môi trường FPT sẽ giúp học sinh rèn luyện tính tự lập trong các việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, ăn ở, học tập, lập kế hoạch công việc, quản lý tài chính, điều hoà các mối quan hệ... Từ đó, học sinh có thể chủ động ra quyết định, định hướng chọn ngành, chọn trường cho chính bản thân.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

9 ngày liên tiếp (5/7 - 14/7): 3 con giáp đổi mệnh Phượng Hoàng, ra đường gom vàng, về nhà hốt bạc

Trắc nghiệm

20:03:06 04/07/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 t.uổi sau được dự đoán phú quý đủ đường, ngồi không vẫn giàu nứt vách.TuHình hại vô ơn giúp con giáp t.uổi Thân nhìnổi Thân

Trạm cứu hộ trái tim kết thúc gây "rối não" với 2 nhân vật mới, bé Kitty giận ba mẹ "có con khác"

Phim việt

20:02:11 04/07/2024
Phim khép lại với đoạn kết viên mãn dành cho các nhân vật, tuy nhiên, có một chi tiết gây rối não trong tập cuối, đó là sự xuất hiện của 2 bé Kit - Kat, con trai và con gái của cặp Vũ - Hà.

Đường đua phim Hàn tháng 07/2024: Sự trở lại của Sweet Home mùa 3 có làm nên chuyện?

Phim châu á

20:00:29 04/07/2024
Sức hút của ba siêu phẩm khiến thị trường phim ảnh nội địa lẫn quốc tế sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khiCõng Anh Mà Chạylên sóng tập cuối, màn ảnh Hàn lại rơi vào trạng thái ảm đạm bởi không có quá nhiều cái tên nổi bật.

Nam ca sĩ ở hậu trường là "bé ngoan", lên sân khấu liền hóa nam thần sexy cuốn hút

Tv show

19:59:32 04/07/2024
Kay Trần được cộng đồng mạng nhiều lần nhắc tới khi có những hình ảnh đối lập thú vị ở hậu trường là bé ngoan , lên sân khấu lại lột xác hóa thân thành nam thần cực sexy.

Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý

Sao việt

19:55:12 04/07/2024
Bộ ảnh cưới của Anh Đức và Anh Phạm vợ kém 12 t.uổi ngập tràn hoa như vườn cổ tích, có màu trắng cùng tím làm chủ đạo.

Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám

Sao châu á

19:48:47 04/07/2024
Dàn sao đình đám gồm Son Ye Jin, Krystal, Kim Jae Joong, Kwon Eun Bi... đã biến thảm đỏ BIFAN 2024 thành sự kiện hot nhất trong ngày.

Loại rau dai giòn, quen thuộc với người Việt, giúp giảm cholesterol, điều hòa đường huyết

Sức khỏe

19:46:35 04/07/2024
Một số nghiên cứu cho thấy măng có thể giúp giảm cholesterol để cải thiện sức khỏe tim mạch. Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất xơ chiết xuất từ loại rau này có đặc tính hạ cholesterol mạnh mẽ.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

Tin nổi bật

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Trạm cứu hộ trái tim tập cuối: NSND Thu Hà tuyên bố 'chấm' Lương Thu Trang

Hậu trường phim

19:27:44 04/07/2024
Tập cuối phim Trạm cứu hộ trái tim để lại dấu ấn đẹp cho khán giả về cái kết của An Nhiên và diễn xuất của Lương Thu Trang.

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

Thế giới

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng

Góc tâm tình

18:12:22 04/07/2024
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa? Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng.