‘Mặt Trăng thứ hai’ bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái Đất?
Những cấu trúc khổng lồ trông như 2 lục địa ngầm vươn lên từ lõi Trái Đất, gây hoang mang trong giới khoa học nhiều năm qua, có thể là vàng và bạch kim cổ đại từ Mặt Trăng thứ hai.
Theo Live Science, một nghiên cứu mới đã liên kết hai “đốm màu” khổng lồ trong bản đồ lập thể địa cầu với một vụ va chạm không gian cổ xưa, trong đó một hoặc nhiều vật thể to như Mặt Trăng, đầy vàng và bạch kim, đâm thẳng vào Trái Đất.
Điều này cũng giải thích sự hiện hữu của các kim loại quý này trên thế giới của chúng ta, với chỉ một phần nhỏ đã được con người khai thác trên bề mặt.
Một hoặc vài vật thể to cỡ Mặt Trăng đã lao vào Trái Đất sơ khai, để lại dấu vết là hai “lục địa” bí ẩn dưới đáy của lớp phủ – Ảnh minh họa từ Live Science
“Các tác động này có thể tạo ra những khu vực quy mô lớn có mật độ dày đặc hơn một chút so với với vật liệu của hành tinh” – đồng tác giả Simone Marchi từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI – Mỹ) cho biết.
Video đang HOT
Các vật thể không gian to như Mặt Trăng, với một số cái khác nhỏ hơn, đã mang theo vàng, bạch kim, paladi và nhiều nguyên tố quý khác đến Trái Đất với một khối lượng đồi dào.
Với mật độ dày đặc trong các vật thể đó, các kim loại rất nặng này đã kéo vùng dày đặc mà tác động tạo nên chìm dần xuống lòng hành tinh.
Theo mô hình của các nhà nghiên cứu SwRI, khu vực dày đặc mà các vật thể không gian tạo thành ban đầu có hình dạng một đại dương magma khác với magma của Trái Đất. Đại dương này bao gồm đá nửa rắn nửa nóng chảy.
Các kim loại quý dần thẩm thấu vào vùng nửa nóng chảy, lan tỏa ra xung quanh. Do bị hòa trộn, không còn nguyên chất nên thay vì thẩm thấu vào lõi, kim loại này sẽ cùng với vật chất mà chúng trộn lẫn ngự trị ở khu vực mà chúng ta tìm thấy các “lục địa ngầm” bí ẩn ngày nay.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cũng mô tả lại đoạn lịch sử hàng tỉ năm đối lưu, khi đó kim loại bị khuấy trộn trong lớp phủ, một phần đã được đưa lên bề mặt, mắc kẹt trong lớp vỏ, chính là những mỏ vàng, bạch kim, paladi… quý giá mà con người khai thác ngày nay.
Kết quả nghiên cứu đem lại lời giải thích thú vị khác cho “vùng vận tốc cực thấp” – một bên dưới châu Phi, một bên dưới Thái Bình Dương – vẫn hay được gọi là “đốm màu” hay “lục địa ngầm” nói trên.
Các khu vực này được phát hiện khi nhiều nghiên cứu nhận thấy sóng địa chấn đi qua các khu vực này bị chậm lại, chứng tỏ có thứ gì dị biệt, dày đặc hơn trong lõi lớp phủ.
Một giả thuyết được ủng hộ khác cho rằng đó chính là tàn tích của Theia, một hành tinh giả thuyết to bằng Sao Hỏa, đã đâm vào địa cầu sơ khai 5,4 tỉ năm trước, khiến vật chất của cả hai hòa trộn lại, tạo nên Trái Đất và Mặt Trăng ngày nay.
Mặt trăng hình thành chớp nhoáng
Sự tồn tại tuyệt vời và diễm lệ của mặt trăng qua nhiều tỉ năm lại có thể là kết quả tượng hình nhanh chóng sau khi một thiên thể đâm vào trái đất trong quá khứ, theo mô phỏng trên siêu máy tính.
Trái đất nhìn từ hướng mặt trăng AFP/GETTY
Mặt trăng có thể hình thành trong vài chục giờ, chứ không phải nhiều tháng hay nhiều năm như vẫn tưởng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal Letters dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).
Dựa trên giả thuyết được nhiều chuyên gia ủng hộ, một thiên thể tên Theia, kích thước cỡ sao Hỏa, đã đâm vào trái đất non trẻ. Nhờ sự hỗ trợ của các siêu máy tính, đội ngũ NASA đã xây dựng được mô hình vật lý thiên thể hiện đại cho thấy mặt trăng hình thành khá nhanh chóng từ những vật liệu tống ra trong vụ va chạm giữa trái đất và Theia.
Theo mô hình, lớp vỏ ngoài của cả hai hành tinh đều bị tước khỏi phần còn lại của chúng và nhanh chóng kết hợp thành 2 vệ tinh tự nhiên không ổn định. Theo thời gian, vệ tinh nhỏ hơn trở thành mặt trăng, còn trái đất hấp thụ vệ tinh lớn hơn.
Giả thuyết mới giúp giải thích tại sao mặt trăng lại có cấu trúc khoáng chất tương tự trái đất, đặc biệt ở phần về hướng lớp vỏ địa cầu.
Những giả thuyết khác, bao gồm ý tưởng cho rằng mặt trăng tượng hình bên trong một đám quần đảo của đá bốc hơi từ vụ va chạm giữa Theia và trái đất, không đưa ra lời giải thích hợp lý hơn.
NASA hy vọng sử dụng mô hình độ phân giải cao và bổ sung bằng những mẫu vật sẽ được mang về trong các sứ mệnh Artemis để thử nghiệm giả thuyết mới và những giả thuyết khác về sự ra đời của mặt trời.
Các phi hành gia của sứ mệnh Artemis sẽ được giao nhiệm vụ thu thập mẫu vật nằm sâu bên dưới lòng đất của mặt trăng.
Phát hiện mới: 7 hành tinh giống Trái Đất có thể ở được Bảy hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1 đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống. Bảy hành tinh TRAPPIST-1 từ lâu vẫn là tâm điểm của cuộc tranh cãi kéo dài, khi các nhà khoa học lo ngại rằng một số yếu tố từ ngôi sao mẹ và trong chính nội tại các hành...