Mặt trái việc chuộng tiếng Anh ở Hàn Quốc
Người dân Hàn Quốc xem trọng tiếng Anh đến mức giới chuyên gia lo ngại họ có thể quên đi ý nghĩa thật sự của việc học ngoại ngữ này.
Học sinh Hàn Quốc học tiếng Anh với robot – Ảnh: AFP
Kể từ thập niên 1990, khi chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh chủ trương toàn cầu hóa, những kỹ năng về tiếng Anh đã trở thành phương tiện sống còn trong xã hội đầy cạnh tranh ở nước này, theo báo The Korea Herald. Giáo sư Cha Kyung-whan, Trưởng khoa Sư phạm tại ĐH Chung-Ang, khẳng định sự thông thạo về tiếng Anh có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người và vài trường hợp cho thấy có sự liên quan giữa kỹ năng tiếng Anh của một người và sự thành công của người này trong xã hội. Tuy nhiên, tình trạng xem trọng quá mức tiếng Anh đã gây không ít ảnh hưởng cho xã hội Hàn Quốc.
Khảo sát 5.470 phụ huynh Hàn Quốc, gần 70% cho biết con của họ học tiếng Anh trước tuổi đến trường, trong đó có nhiều trẻ được giáo viên kèm từ 3 tuổi. Do đó, trường mẫu giáo dạy tiếng Anh ngày càng phổ biến, dù mức học phí hằng tháng vượt mức 1 triệu won (gần 20 triệu đồng). Hiện nay, chỉ riêng thủ đô Seoul đã có hơn 200 trường mẫu giáo dạy tiếng Anh. Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, chi phí dạy tiếng Anh cho học sinh ở nước này lên tới 6.500 tỉ won (gần 130.000 tỉ đồng).
Phần lớn những trẻ thuộc gia đình có thu nhập cao hoàn tất việc học tiếng Anh căn bản trước khi vào THCS. Trong khi đó, những đứa trẻ, vốn không được học tiếng Anh từ trước, bắt đầu nhận ra thiếu kỹ năng về tiếng Anh, dẫn đến tình trạng ngại nói, cố tránh các tình huống dùng ngôn ngữ này để rồi mất cơ hội giao tiếp. Theo cuộc khảo sát năm 2012 của Viện Phát triển Hàn Quốc, 20% học sinh thuộc gia đình có mức thu nhập dưới 1 triệu won/tháng được dạy kèm tiếng Anh, trong khi tỷ lệ này đối với trẻ có cha mẹ có thu nhập trên 5 triệu won/tháng lên tới gần 70%.
Vượt ra ngoài môi trường phổ thông, tiếng Anh còn tác động đáng kể tới đời sống của người Hàn Quốc. Thực trạng quá chuộng tiếng Anh ở Hàn Quốc đã gây tác động nhất định đến những người không cần sử dụng ngoại ngữ này trong công việc hằng ngày của họ. Giáo sư văn chương Anh Song Seung-cheol của Trường ĐH Hallym bày tỏ quan ngại rằng người Hàn Quốc có thiên hướng chuộng tiếng Anh quá mạnh đến mức họ dường như quên đi ý nghĩa thật sự của việc học một ngoại ngữ.
Hồi năm 2012, Hàn Quốc xếp thứ 26 trong số 60 quốc gia không xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, theo chỉ số thông thạo tiếng Anh được công bố bởi Tổ chức Giáo dục EF của Thụy Sĩ. EF chỉ ra một trong những lý do khiến trình độ tiếng Anh ở Hàn Quốc ít được cải thiện là do phương pháp giáo dục còn chú trọng nhớ kiểu vẹt và ngữ pháp.
Theo TNO
Video đang HOT
Bí quyết học tiếng Anh của chàng trai 4 lần đạt điểm TOElC tối đa
Cùng nghe lời khuyên tâm huyết của anh chàng An Duy gửi tới các bạn đang gặp khó khăn với môn học này.
Không chỉ có gương mặt đẹp trai dễ gần, chàng trai Đỗ An Duy từng tốt nghiệp khoa Tài chính Quốc tế trường ĐH Ngoại thương (TP. HCM) còn khiến nhiều người nể phục bằng những thành tích học tập đáng nể. Kết quả 4 lần thi TOEIC của Duy đều đạt số điểm tuyệt đối 990.
An Duy có vẻ ngoài đẹp trai và luôn dễ gần cởi mở ngoài cuộc sống.
An Duy từng chia sẻ, những thành tích đạt được liên tiếp của mình hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố may mắn. Tất cả đều nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của bản thân, để đi tới cái đích chiến thắng cuối cùng.
6 lời khuyên bổ ích An Duy chia sẻ trên Fanpage dạy tiếng Anh miễn phí của mình.
Hiện nay An Duy cũng đang đảm nhận công việc giảng dạy tại một số trung tâm tiếng Anh.
Sau khi đạt được những kết quả cao như vậy, chàng trai đã tự đúc rút cho mình và chia sẻ tới các bạn học tiếng Anh những lời khuyên bổ ích. Sau đây là 10 lời khuyên tâm huyết nhất Duy muốn nhắn nhủ tới các bạn đang gặp khó khăn với môn học này:
1. Điều đầu tiên mà bạn cần nhớ: Tất cả những gì bạn cần là sự kiên nhẫn. Nếu hôm nay vẫn chưa tiến bộ thì ngày mai sẽ tiến bộ. Nếu ngày mai vẫn chưa thì ngày mốt. Chắc chắn sẽ đến một ngày mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy kiên nhẫn học cho đến ngày đó. Hãy quên những chữ như "cố gắng", "quyết tâm" hay "nỗ lực" đi vì chúng chỉ làm cho bạn thấy mọi thứ khó khăn hơn mà thôi. Hãy thay tất cả chúng bằng chữ "kiên nhẫn".
2. Hãy nghe hoặc đọc tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Chỉ cần bạn có tiếp xúc, dù bạn không hiểu gì cả cũng mặc kệ.
Nguồn ảnh: Internet.
3. Hãy nhận thức được rằng vì việc học đơn giản là việc mắc lỗi và sửa lỗi. Mỗi lần mắc lỗi tức là mỗi lần ta học được thêm điều gì mới và đang dần tiến bộ lên.
4. Học càng thường xuyên càng tốt. Nếu thấy lười hay khó thì học ít thôi, hoặc kiếm cái gì bạn thấy thích, thấy quan tâm mà đọc, mà làm. Ví dụ như nếu bạn thích truyện tình cảm hay trinh thám thì hãy đọc những truyện đó bằng tiếng Anh chẳng hạn.
Nguồn ảnh: Internet.
5. Đừng học thuộc lòng từ vựng mà hãy tra từ điển nhiều vào. Gặp từ nào không biết thì tra ngay từ đó, và quan trọng là đừng cố gắng ghi nhớ. Nếu lần sau gặp lại mà quên thì tra lại tiếp. Một từ mà phải tra 100 lần cũng tra. Thế nào cũng nhớ mà lại nhớ lâu nữa.
Nguồn ảnh: Internet
6. Việc sửa phát âm và học ngữ âm là thứ vô cùng quan trọng. Nếu không gấp gáp, bạn hãy bỏ từ vựng và ngữ pháp qua một bên cho việc này. Trên mạng có rất nhiều sách và video giúp bạn có thể tự học phát âm và ngữ âm.
7. Khi học ngữ pháp, bạn hãy thắc mắc thật nhiều. Nếu bạn không hiểu bất kì điểm nào thì hỏi ngay. Bạn có thể hỏi thầy cô, bạn bè hay ở các diễn đàn trên mạng nước ngoài, nơi nhiều người có kinh nghiệm sẵn sàng trả lời bất kì câu hỏi nào của bạn.
8. Khi giao tiếp, bạn hãy luôn chú ý đến cách phát âm và ngữ pháp của mình. Nếu thấy mình nói sai thì sửa ngay tại chỗ. Sẽ không ai trách móc bạn khi bạn làm vậy cả mà dần dần bạn sẽ thấy khả năng nói của mình tăng lên đáng kể.
Nguồn Internet
9. Khi luyện nghe, bạn hãy nghe thụ động, tức là chỉ nghe thôi chứ không phải "lắng nghe". Để kỹ năng nghe khá hơn không nhất thiết phải tập trung nghe và hiểu được nghĩa. Lúc đó, bạn sẽ thấy việc nghe trở nên dễ hơn và không còn "sợ" việc nghe nữa, tránh gây nản chí khi nghe. Trong lúc làm việc khác, bạn có thể mở đài, podcast hoặc bất kì loại tư liệu nghe tiếng Anh nào để nghe liên tục.
10. Khi ôn thi để thi đại học hay để thi lấy một chứng chỉ nào đó, bạn hãy hạn chế bớt thời gian học những bài giảng quy tắc, công thức ngữ pháp hay làm những bài tập rời rạc. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian cho việc làm và sửa những dạng bài tập giống đề thi thật. Như vậy thì các kỹ năng và kiến thức của bạn sẽ trở nên trọng tâm hơn, tránh lan man những cái không cần thiết.
Theo TNO
Rối bời theo đề án ngoại ngữ quốc gia Chương trình dạy tiếng Anh lớp 3 theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" của Bộ GD-ĐT khi triển khai thí điểm đến các địa phương đã phát sinh nhiều vấn đề khiến cần phải đặt câu hỏi về hiệu quả và chất lượng của đề án. Học sinh lớp...