Mặt trái đáng sợ của những công nghệ hiện đại
Công nghệ di động đang bùng nổ với những ứng dụng hoành tráng và dịch vụ tiện lợi. Chúng giúp bạn kết nối thông tin, liên lạc, phục vụ mục đích giải trí đa dạng. Tuy nhiên, đây còn là sản phẩm gây phiền toái cho hầu hết người dùng. Bên cạnh tính năng hiện đại, yêu cầu sử dụng hệ thống hợp lý cũng trở thành vấn đề đáng lưu tâm.
Bài viết dưới đây thống kê 5 công nghệ tiên tiến nhưng cũng đem lại rắc rối không nhỏ cho khách hàng.
1. Định vị GPS: Xác định vị trí mọi lúc mọi nơi
Gần đây, một số trung tâm mua sắm phải đối mặt với làn sóng phản đối kịch liệt từ phía công chúng, sau khi kế hoạch bí mật theo dõi khách hàng thông qua thiết bị cá nhân bị phanh phui. Chúng phục vụ quá trình thu thập thông tin người dùng, giúp nhà bán lẻ cải thiện cơ cấu sản phẩm. Quản lý tại những trung tâm này phải nhận cáo buộc vi phạm quyền riêng tư.
Công nghệ GPS được đánh giá cao trong việc cung cấp dữ liệu chi tiết và chính xác về quãng đường di chuyển. Mặc dù vậy, đây cũng là một công cụ đáng sợ, bởi kẻ xấu có thể lợi dụng GPS để theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân mà bạn không muốn công khai.
Video đang HOT
2. Hệ thống theo dõi hoạt động: Tiết lộ mọi thứ
Google từng giới thiệu sáng kiến về hệ thống theo dõi hoạt động. Công nghệ mới không chỉ hỗ trợ xác định vị trí mà còn phát hiện hoạt động dựa trên âm thanh phát ra trong môi trường xung quanh, điều kiện nhiệt độ hoặc yếu tố khác. Tuy nhiên, tương tự tính năng GPS, hệ thống trên cũng giống như con dao hai lưỡi nếu vận dụng thiếu hợp lý.
3. Nhận dạng tâm trạng và giọng nói
Trường Đại học Fujitsu và Nagoya đã trình làng công nghệ cho phép đọc tâm trạng và ý nghĩ của con người. Cụ thể, hệ thống sử dụng phương pháp phân tích giọng nói nhằm xác định người kia đang nói dối hay không, góp phần hạn chế tình trạng lừa đảo trên điện thoại. Nếu đối phương có xu hướng nói dối, thiết bị sẽ phát cảnh báo nhắc nhở bạn.
Ý tưởng xây dựng công nghệ nhận dạng giọng nói và phân tích mẫu tiếng nói khá cần thiết trong cuộc sống. Song với “cao thủ” lừa đảo chuyên nghiệp, việc thay đổi giọng nói và thái độ dễ dàng sẽ khiến quá trình nhận biết hoàn toàn chệch hướng.
4. Nhận dạng khuôn mặt
Nhiều công ty đang tìm cách phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Facebook là ví dụ điển hình, khi thành viên có thể xác minh bạn bè qua hình ảnh đại diện. Gần đây, một dự án mang tên Faced.me đang quảng cáo công nghệ nhận dạng đối tượng bằng cách phân tích hình ảnh được đưa ra. Sau đó, bạn thoải mái liên lạc với đối phương nếu họ sở hữu tài khoản Facebook, Twitter và Linkedln.
Nếu được sử dụng thận trọng, chắc chắn công nghệ trên sẽ phát huy tác dụng tích cực. Ngược lại, chúng có thể trở thành công cụ đáng sợ và gây phiền toái với người nào không muốn tiết lộ địa chỉ cá nhân trên mạng xã hội.
5. Augmented Reality: Tiết lộ đời tư cá nhân
Bạn chỉ việc hướng thiết bị gắn camera vào đối tượng bất kỳ, công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented Reality – AR) sẽ nhanh chóng thu thập thông tin về chúng giúp bạn. Chẳng hạn, bạn có thể chụp lại hình ảnh từ một hoạt động thể thao, AR sẽ nhận diện khung cảnh và trình chiếu clip về sự kiện đó.
Nhìn chung, ARhứa hẹn tương lai ấn tượng cho lĩnh vực giải trí, giáo dục và kinh doanh. Nhưng chúng còn đồng thời tiết lộ mọi hoạt động bình thường của bạn. Đấy chính là điều bất lợi mà nhà sản xuất cần quan tâm nếu không muốn dính vào rắc rối pháp lý.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mặt trái của mã nguồn mở
Mã nguồn mở! Đó là từ mà Google thường dùng để nói về lợi thế của Android so với iOS. Dù không thể phủ nhận những lợi ích mà Android mang lại, độ mở của nền tảng này cũng chứa trong nó những nhược điểm.
Kindle Fire dùng Android làm hệ điều hành, nhưng Android của Kindle Fire chẳng hề mang tí bản chất Android của Google nào trong đó. Không hề có sự xuất hiện của các ứng dụng thường thấy của Google. Tệ hơn nữa, một ngày đẹp trời giữa tháng nay, Amazon đã chuyển hướng tất cả các yêu cầu truy cập vào trang Android Market (market.android.com) sang Appstore của mình.
Điều này xảy ra ngay cả khi trình duyệt Silk dành riêng cho Kindle Fire bị vô hiệu hóa. Mặc dù hiện tại, Amazon đã cho phép truy cập vào trang chợ ứng dụng của Google, nhưng chúng ta đều biết rằng người dùng Kindle Fire không thể cài đặt ứng dụng từ Android Market nếu không root thiết bị.
Rõ ràng, Amazon đã sử dụng Android cho mục đích riêng của hãng. Trớ trêu ở chỗ những mục đích đó đi ngược lại hoàn toàn những lợi ích mà Google muốn thu được từ hệ điều hành mở của mình.
Nói gì thì nói, Google không phải là một công ty từ thiện và ai cũng biết Google chẳng phải cho không Android. Mặc dù phát hành miễn phí đến tất cả các hãng sản xuất, mục đích cuối cùng của Google với Android vẫn là kiếm tiền bằng cách ăn chia phần trăm số tiền bán ứng dụng.
Nhưng ứng dụng chỉ là phần nhỏ. Tiền Google kiếm được nhiều nhất từ Android là nội dung, tìm kiếm và quảng cáo. Amazon đã kiểm soát ứng dụng, nội dung với Kindle Fire. Và cũng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như 1 ngày Google Search cũng không còn được tích hợp mặc định trong Kindle Fire. Thay vì đó, Amazon sẽ kí 1 thỏa hiệp với Microsoft để đưa Bing trở thành công cụ tìm kiếm trên máy tính bảng của mình.
Theo ICTnew
Những mặt trái đáng sợ của Facebook, internet... Công nghệ đang hủy hoại cuộc sống của chúng ta hàng ngày... Công nghệ đưa chúng ta lại gần nhau và cũng khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng đều có mặt trái và những tiến bộ khoa học cũng không phải ngoại lệ. Xét trên một khía cạnh nào đó, công nghệ đang hủy...