Mặt tối trong sự phát triển của thần đồng
Nằm trong số 0,1% người thông minh nhất nước Anh, tuổi thơ của Tom không mấy hạnh phúc. Em từng đập đầu vào tường vì muốn tự sát.
Hiện, Tom đã 12 tuổi, sống tại phía nam London, Anh. Ban đầu, Chrissie, mẹ của Tom, nghĩ việc con trai thích các con số là bình thường. Cô đưa con đến các buổi diễn thuyết về vật chất tối tại Đài quan sát Hoàng gia London, nhưng nhận thấy không đứa trẻ nào tham gia.
Giáo viên của Tom cũng nhận xét thay vì chơi với bạn bè vào giờ giải lao, Tom thích ngồi trong lớp làm toán. Vào dịp Giáng sinh năm 2018, em xin bố mẹ lệ phí thi môn Toán trong kỳ thi GCSE – chứng chỉ Giáo dục Trung học dành cho học sinh 14-16 tuổi.
Vợ chồng Chrissie quyết định kiểm tra trí thông minh của con trai tại tổ chức Potential Plus, trước đây là Hiệp hội Trẻ em năng khiếu Anh. Sau nửa ngày kiểm tra với hàng loạt câu đố, Chrissie nhận được kết quả, con trai nằm trong nhóm 0,1% người thông minh nhất nước Anh.
Điều này khiến gia đình Chrissie bàng hoàng. Tom là con một, lớn lên ở vùng khó khăn nằm ở phía nam London. 97% học sinh tại trường mẫu giáo của em không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi Tom nói đến những con số hoặc đam mê về tiếng Latin, Vật lý thiên văn, vợ chồng Chrissie hoàn toàn không hiểu con đang nói gì. Tố chất thiên tài của Tom không phải di truyền.
Những thần đồng nhí như Tom luôn được xã hội chú ý, coi trọng và được cho rằng sẽ rất nhanh thành công. Tuy nhiên, vẫn luôn có mặt tối trong việc sở hữu trí thông minh xuất chúng. Tuổi thơ của Tom không mấy hạnh phúc. Em thừa nhận khi 5 tuổi thường đập đầu vào tường vì muốn tự sát. Bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc bệnh trầm cảm nặng do tố chất thiên tài tạo nên cảm giác thất vọng, bị cô lập.
Tom khó làm quen với những đứa trẻ khác và có ít bạn bè. Ở trường, em hay trốn ra ngoài hành lang hoặc khu văn phòng vì các bạn không thích Tom ở trong lớp. Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực, Tom thường làm câu đố, phép tính vào ban đêm, từ đó gây ra chứng mất ngủ.
“Tôi không hiểu tại sao phụ huynh tìm kiếm tố chất thần đồng ở con cái. Tôi không thể đương đầu với nó. Tôi chỉ muốn mang nó đi”, Chrissie nói và cho hay sự căng thẳng của Tom ảnh hưởng đến không khí cả gia đình.
Chrissie đã tìm kiếm các lựa chọn giáo dục dành cho Tom, có hai phương án. Để Tom học tại nhà hoặc đăng ký vào trường tư thục dành cho trẻ tài năng. Cả hai ý tưởng đều “bất khả thi” với gia đình em. Chrissie không muốn con trai học tại nhà để bị cô lập và càng khó xây dựng kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, học phí tại trường tư thục vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Sau đó, Tom nhận được học bổng và đang theo học tại một trường chuyên năng khiếu tại London với học phí 20.000 bảng Anh một năm (khoảng 600 triệu đồng). Em đang cố gắng kết bạn với mọi người xung quanh, cho biết rất thích học tập.
Giống như Tom, Ophelia Gregory, 18 tuổi, sở hữu trí thông minh vượt trội. 6 năm trước, em đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa, số điểm cao nhất một người dưới 18 tuổi có thể đạt, ngang với IQ của nhà vật lý Stephen Hawking. Gregory cho biết tài năng mang lại cho em nhiều rắc rối hơn hạnh phúc. Em bị bắt nạt, phải chuyển trường nhiều lần.
Ảnh: Shutterstock.
Từ lâu, xã hội đã chú ý đến những cá nhân có trí thông minh cao hơn mức bình thường. Nhưng gần đây, các nhà tâm lý học mới bắt đầu nghiên cứu năng khiếu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ. Những đứa trẻ có năng khiếu thường trải qua “sự phát triển không đồng bộ”. Chẳng hạn, trẻ có năng khiếu có thể thông thạo toán học, nhưng khả năng thích nghi với xã hội sẽ hạn chế hơn.
Andrea Anguera, nhà nghiên cứu tại Potential Plus cho biết các bộ phận của não chi phối việc học sẽ phát triển rất nhanh chóng ở trẻ tài năng. Tuy nhiên, thùy trán, nơi kiểm soát biển hiện cảm xúc, không phát triển cùng tốc độ này.
Video đang HOT
Nhiều trẻ tài năng thường xuyên lo lắng do suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ xung quanh. Các em cũng rất khó ngủ do không thể ngừng suy nghĩ. Học cách đối phó với thất bại cũng là “bài toán khó” với trẻ tài năng.
Năng khiếu thậm chí có liên quan đến các vấn đề sinh lý như dị ứng thực phẩm, hen suyễn hoặc rối loạn xử lý cảm giác. Nhiều trẻ phản ứng thái quá với những đồ vật xung quanh như nhạc nền radio, màu sắc hoặc thức ăn.
Cuộc sống của trẻ tài năng đầy thách thức và xung đột. Một mặt, các em làm chủ kiến thức, thông tin nhanh hơn bạn bè đồng trang lứa. Mặc khác, do các kỹ năng xã hội kém phát triển, các em gặp khó khăn để hòa nhập hoặc trưởng thành.
Giáo dục trẻ tài năng không hề dễ dàng. Nếu học vượt cấp, các em có thể gặp khó khi hòa nhập với xã hội. Nhưng nếu giữ các em ở lại, tài năng có thể bị thui chột. Leonie Kronborg, nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Monash, Australia cho rằng trẻ tài năng cần được hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội. Cô lấy ví dụ về Chương trình nhập học sớm tại Đại học Washington, Mỹ. Trẻ tài năng tham gia chương trình có thể đăng ký một số lớp đại học, đồng thời vẫn theo học chương trình đúng tuổi để giao lưu với bạn đồng trang lứa.
Một số quốc gia đã xây dựng mô hình học dành cho trẻ có năng khiếu. Singapore có chương trình chọn lọc để xác định những học sinh thông minh nổi bật mỗi năm. Ở tuổi 8-9, trẻ em được kiểm tra Toán, tiếng Anh và lý luận. 1% đạt điểm số hàng đầu sẽ chuyển từ lớp bình thường sang Chương trình Giáo dục năng khiếu. Chương trình này bao gồm giảng dạy các chủ đề cụ thể ở mức sâu rộng, tự học trực tuyến, học theo trình độ riêng đến năm 12 tuổi. Sau đó, học sinh có thể chọn chương trình học trung học phù hợp. Nhưng mô hình tập trung vào trình độ học vấn như vậy gây tranh cãi vì không giúp tăng cường xã hội hóa cho trẻ.
Ngoài ra, chắc chắn không phải tất cả trẻ năng khiếu đã tỏa sáng khi trưởng thành. Nhiều em không thành công do không thể phát triển kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng mềm ở nơi làm việc. Ngay cả Albert Einstein từng tâm sự vào năm 1952: “Thật kỳ lạ khi được cả thế giới biết đến nhưng vẫn rất cô đơn”.
Mẹ cậu bé ở An Giang đạt 7.0 IELTS khi mới 10 tuổi chia sẻ chi tiết bí quyết tự học tiếng Anh của con, xin mọi người đừng coi con là "Thần đồng"
"Lợi thế của Quốc Anh là đi đúng hướng. Bé chỉ là đứa trẻ bình thường thôi nên nếu có thể, xin đừng gọi bé là thần đồng", chị Thanh nói.
Em Phạm Huỳnh Quốc Anh, hiện đang học lớp 5C của Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Cảnh (TP. Long Xuyên, An Giang) gần đây khiến nhiều người ngưỡng mộ khi 10 tuổi đã tham gia kỳ thi IELTS 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và đạt kỳ tích với kết quả 7.0.
Đây là một kết quả siêu ấn tượng, không chỉ so với bạn bè đồng trang lứa mà thậm chí cả những người trưởng thành và từng có hàng năm trời ôn tập cũng chưa dễ dàng đạt được. Nhiều người gọi cậu bé là thần đồng.
Quốc Anh đạt kỳ tích với kết quả 7.0 trong kỳ thi IELTS.
Tuy nhiên, chị Huỳnh Kim Thanh (giáo viên môn Vật Lý), mẹ bé Quốc Anh cho rằng, con mình thật ra không phải thần đồng gì cả. Thành tích con có được hôm nay chính là nhờ nỗ lực của bản thân, niềm đam mê với ngoại ngữ, học đúng phương pháp và sự đồng hành của cả gia đình. Theo chị, không chỉ Quốc Anh mà bất cứ phụ huynh nào có con nhỏ, mong muốn con giỏi tiếng Anh đều có thể làm được. "Giỏi ngoại ngữ là giỏi bắt chước và có trí nhớ tốt là được" , chị nói.
Không học nhiều, không áp lực, không thành tích
"Mình xem 2-6 tuổi là giai đoạn thuận lợi để trẻ học ngoại ngữ, học một cách tự nhiên và thoải mái, hoàn toàn không gò bó hay áp lực" , chị Thanh chia sẻ.
Khi Quốc Anh trên 2 tuổi, chị bắt đầu cho con làm quen tiếng Anh qua Youtube (elflearning), để con biết về từ đơn, câu đơn giản, các bài hát, câu chuyện ngắn. Tuy nhiên, chị cho rằng cần hạn chế thời lượng, chú ý bảo vệ mắt của trẻ, tùy thuộc vào từng nhà cụ thể để cân đối cho phù hợp.
Em gái Mai Anh (3 tuổi) cũng học theo lộ trình của anh trai và khả năng tiếng Anh được đánh giá còn nhỉnh hơn cả anh mình.
Hơn 3 tuổi, Quốc Anh sử dụng app (ứng dụng) đọc sách online từ cấp độ từ thấp đến cao, app này khá phong phú, 29 cấp độ. Con cũng bắt đầu nghe chuyện kể qua loa, tivi...
Giai đoạn 4 tuổi Quốc Anh được khuyến khích nói nhiều, cậu bé bắt đầu đi câu lạc bộ tiếng Anh, bắt chước nói về những gì con thích. "Giai đoạn này mình dạy hoặc tìm học liệu theo yêu cầu bạn ấy, ví dụ như bạn ấy thích siêu nhân mình sẽ cho đọc và nói về siêu nhân, bạn ấy thích Solar system thì bạn ấy xem toàn film về Solar system và cover (làm lại) các video của Dr Binocs. Bạn xem và bắt chước Go Go, bạn nhờ mẹ viết thư cho những nhân vật mà bạn thần tượng (Đỗ Nhật Nam)" .
4 tuổi, bé có thể trò chuyện với người nước ngoài, chủ đề xoay quanh vấn đề khoa học mà em yêu thích.
Lúc này Quốc Anh đã có thể giao tiếp cơ bản, nên bé có thể trò chuyện với người nước ngoài, chủ đề xoay quanh vấn đề khoa học mà em yêu thích. Hơn 4 tuổi Quốc Anh là tình nguyện viên nhí nhất của tổ chức Vòng Tay Thái Bình. Giai đoạn 4-6 tuổi bạn tham gia khá nhiều hoạt động cộng đồng, bé có thể học với rất nhiều đối tượng.
Sau một thời gian tự học ở nhà, lên 7 tuổi em mới có cơ hội được học tại các trung tâm để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Quốc Anh có thể thuyết trình các kiến thức về vật lí, lịch sử bằng tiếng Anh theo "đơn đặt hàng" của mẹ hoặc trung tâm.
Hành trình 6 tháng chinh phục IELTS và cả... Hội đồng Anh
Đầu năm 2020 là thời điểm Quốc Anh có ý định đi thi IELTS và bắt đầu quá trình ôn luyện của mình trong 6 tháng sau đó. Nhưng mới ôn được 3 tháng thì trung tâm tạm đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian sau đó em phải tự ôn luyện tại nhà, mỗi ngày ôn 2 giờ.
Quốc Anh làm bài tập trong bộ Cambrige IELTS để luyện nghe và đọc. Còn về phần luyện viết, cậu bé học từ thầy giáo, từ các kênh Youtube và một app check lỗi. Em lập group chung với những ai có cùng mục tiêu học tiếng Anh để tập giao tiếp và rèn luyện phần nói.
"Việc đi thi của mình không ảnh hưởng tới ai và con hoàn toàn vui vẻ, tự nguyện, vì con muốn đánh dấu cột mốc 10 tuổi của mình", Quốc Anh thuyết phục Hội đồng Anh.
Sau đó, ở giai đoạn nước rút, Quốc Anh tập trung làm các bài full test, mock test hoặc các bài test online khá nhiều.
Chị Thanh chia sẻ, điều "làm khó" Quốc Anh nhất chính là độ tuổi, vì bé còn quá nhỏ, Hội đồng Anh sợ không thể làm nổi các bài luận mang tính xã hội cao. Nhưng cậu bé đã gọi điện trực tiếp tới họ để xin được thi với lí do "việc đi thi của mình không ảnh hưởng tới ai và con hoàn toàn vui vẻ, tự nguyện, vì con muốn đánh dấu cột mốc 10 tuổi của mình" . Sau khi cùng mẹ "khăn gói" lên Cần Thơ dự thi, Quốc Anh đã đạt số điểm ngoài mong đợi.
Bố của Quốc Anh, anh Phạm Trung Hiếu cho rằng: " Về cơ bản thì việc học của Quốc Anh đi theo lộ trình nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một phương pháp tiếp cận khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là bố mẹ đồng hành, theo sát con, biết con cần gì để trợ giúp kịp thời. Jack (tên thường gọi của Quốc Anh) luyện IELTS không phải để thi mà là để học. Và thực tế bé học được rất nhiều, học thực chứ không phải học mẹo luyện thi. Quốc Anh cũng nói không với học vẹt, học tủ từ nhỏ".
Con không phải là thần đồng, con chỉ là đứa trẻ bình thường thôi
Chị Kim Thanh bày tỏ, chị không nghĩ hay ảo tưởng rằng con mình giỏi, tài hay "thần đồng", bé chỉ là đứa trẻ bình thường hết sức hồn nhiên và chị cũng không có nhu cầu tạo sức ép lên con, không quan trọng thành tích. Quan điểm của cá nhân chị, tiếng Anh chỉ là công cụ để các con chiếm lĩnh các tri thức khác được thuận lợi hơn, chẳng hạn như Quốc Anh sẽ có thể học online một chương trình phổ thông nào đấy.
"Bạn ấy vẫn là cậu bé mộc mạc, chất phác, thẳng tính, trách nhiệm nhưng... hậu đậu".
"Bạn ấy vẫn là đứa trẻ ngây thơ với vô số trò nghịch ngợm, vẫn mê cờ vua, vẽ; vẫn là cậu bé mộc mạc, chất phác, thẳng tính, trách nhiệm nhưng... hậu đậu. Con cũng rất tự lập, từ lớp 2 đã tự đạp xe tới trường, luôn tiết kiệm với bản thân nhưng hào phóng với bạn bè và người thân. Con học tốt mình rất vui nhưng hạnh phúc hơn khi con tốt bụng, tử tế và được nhiều người thương mến".
Một điều ít ai biết là gần 2 tháng nay, Quốc Anh "đứng lớp" để hướng dẫn học tiếng Anh cho rất nhiều bạn, có bạn cùng lớp, có bạn ở xa, thậm chí nhiều bạn lớn hơn Quốc Anh, là du học sinh, thậm chí giáo viên đại học ở tận Banglades.
Cậu bé dạy hầu như suốt tuần, chỉ nghĩ thứ 7, mỗi buổi 60 phút. "Có trường hợp Jack truyền cảm hứng cho bạn 11 tuổi học IELTS, bạn này thay đổi nhiều sau 2 tháng học cùng Jack. Nhiều hôm ba mẹ bảo thôi nghỉ một hôm để đưa đi ăn nhưng không chịu. Tính con vậy, làm gì cũng nghiêm túc, quy củ nên ba mẹ đành chiều lòng vậy".
Quốc Anh rất thích viết truyện nên cậu bé cũng đang bắt đầu viết về hành trình chinh phục kỳ thi IELTS với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và truyền chút nào đó động lực cho các bạn nhỏ khác.
Kỳ tích của Quốc Anh không thể thiếu sự đồng hành của gia đình.
"Mình nghĩ quan trọng nhất trong việc đồng hành cùng con là rèn con tự học một cách hiệu quả, chịu khó trong 5 năm đầu, sau đó thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Quốc Anh được có khả năng tự học từ lớp 2, hầu hết các môn con đều tự học.
"Thông điệp mà mình muốn truyền tải: "Hãy đi sẽ đến", xung quanh ta có rất nhiều người tốt, nguồn tài liệu vô cùng nhiều, hãy đồng hành cùng con, bạn sẽ phát hiện ra thật nhiều điều lý thú. Không phải cứ ở trung tâm lớn, thành phố lớn mới có thể học ngoại ngữ tốt, đôi khi chúng ta chỉ cần thiết bị kết nối mạng, sự cầu tiến, chân thành và tử tế. Hãy lắng nghe con, kiên nhẫn, sáng tạo, đừng quá thành tích áp lực, học nhẹ nhàng tự nhiên, bạn sẽ nhận về quả ngọt", chị Thanh chia sẻ.
Bi kịch của thần đồng từng là sinh viên ĐH Bắc Kinh từ năm 13 tuổi Gặt hái được nhiều thành tựu từ khi còn nhỏ, Bao Yuyang, ở Vũ Hán, Trung Quốc, nhanh chóng nổi tiếng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cậu bé thiếu kỹ năng sống và cách cư xử kém. 10 tuổi bắt đầu vào trung học phổ thông, 13 tuổi chính thức trở thành sinh viên trẻ nhất của ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc)...