Mặt tối của tiến bộ công nghệ là tàn phá môi trường
Nhu cầu vô độ đối với các khoáng sản đồng, lithium và đất hiếm vốn đang rất “khát” trong các ngành điện tử tiêu dùng và các ngành công nghiệp xe điện đang để lại chi chít vết sẹo trên bề mặt hành tinh thân yêu của chúng ta.
Suốt hàng thập niên, ông David Maisel đã chụp ảnh nhiều nơi trên hành tinh, những nơi mà con người đang góp phần làm biến đổi môi trường đến mức tan hoang mà có thể nhìn thấy rõ mồn một từ vũ trụ.
Dự án mới nhất của ông Maisel mang tên “Hoang mạc phiền muộn”, người nghệ sĩ thị giác đến từ San Francisco đã dành 2 tuần để làm việc quanh hoang mạc Atacama ở Nam Mỹ, nơi dồi dào đồng, lithium và đất hiếm vốn là các kim loại cực kỳ quan trọng cho các ngành điện tử tiêu dùng và xe điện. Nhu cầu khai thác vô độ của loài người đã trực tiếp làm méo mó bề mặt hành tinh xanh.
Hồ muối Salar de Atacama, nơi đang lưu trữ hơn nguồn cung lithium của thế giới. Ảnh nguồn: Viator.
Hoang mạc Atacama nằm ở phía Bắc đất nước Chile, là một trong những nơi khô cằn và cũng thưa thớt dân cư nhất trên trái đất, nhưng ngành công nghiệp kim loại đang biến đổi địa hình nơi đây, với vô số con đường được mở thông qua những hồ muối và hoạt động trích hút quá nhiều nước khiến cho mặt đất nơi đây loang lổ vết sẹo.
Ông David Maisel thuê một chiếc máy bay và dành 2 tuần quần thảo trong hoang mạc Atacama để quay phim những mỏ khai thác đồng và lithium lớn nhất thế giới trong vùng.
Ông Maisel nhấn mạnh: “Những tài nguyên khoáng sản này không chỉ phục vụ cho một ngành công nghiệp đơn thuần mà nó ảnh hưởng tới mọi diện mạo cuộc sống của nhân loại, từ công nghệ tới giao thông. Những bức ảnh này cho thấy dù hoang mạc Atacama được xem là hẻo lánh, nhưng nó đang dần trở thành một phần của kết cấu đô thị hóa hành tinh, và cái giá phải trả rất đắt”.
Video đang HOT
Hồ muối Salar de Atacama nơi đang lưu trữ hơn nguồn cung lithium của thế giới. Nằm ở phía Bắc Chile là thành phố San Pedro de Atacama, nó là một trong những vùng khai thác Lithium lớn nhất thế giới. Nước muối giàu lithium được bơm từ dưới lòng đất của các hồ muối vào trong những cái bể khổng lồ, nơi đó nước muối bay hơi theo từng giai đoạn như cách mà diêm dân khai thác muối trong suốt hàng thiên niên kỷ qua.
Nước muối bay hơi hết sẽ để lại một loại bột bạc đó chính là Lithium carbonate mà sau đó có thể xử lý và sản xuất thành pin. Nhưng sản xuất Lithium cũng đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước cực lớn ngay tại một vùng mà lượng mưa hàng năm không đầy 2,5cm. Ông Maisel than thở: “Bên trên là một khung cảnh tuyệt bích, song bên dưới thiệt hại khó mà đong đếm được”.
Phải mất nhiều tháng ông Maisel mới nhận được giấy phép để lên kế hoạch và cấp quyền bay qua các vùng mỏ khai khoáng. Phần lớn không phận được kiểm soát bởi quân đội Chile, vì vậy Maisel và 2 phi công đôi khi phải bay trở lại hành trình của họ để nhường chỗ cho các cuộc tập trận quân sự vào phút cuối.
Trong số các bức ảnh của ông Maisel có hình ảnh công trường khai thác mỏ đồng ở Centinela (một trong những mỏ đồng lớn nhất ở Chile), bên trong các hố có nhiều máy móc và phương tiện cho thấy quy mô khổng lồ của công trường.
Chuquicamata, một địa danh nằm gần Calama, là hố đồng lộ thiên lớn nhất thế giới. Mỏ đồng này đã hoạt động kể từ năm 1882, nhưng hoạt động sản xuất chỉ đạt thời thịnh vượng vào đầu thế kỷ 20 khi máy móc khai thác được hiện đại hóa.
Bây giờ, hố đồng dài hơn 4km, rộng 3km và sâu tới 850m (bằng chiều cao của tháp Burj Khalifa ở Dubai). Chuquicamata nằm ở độ cao 2.900m bên trên bề mặt nước biển, cao đến nỗi nhiếp ảnh gia Maisel phải mang mặt nạ ôxy trong lúc chụp ảnh từ trên máy bay.
Đó là một vị trí thích hợp để kết thúc chuyến đi của ông Maisel: Qũy học bổng Guggenheim do ông Maisel tài trợ, và mỏ đồng này là nơi mà gia đình ông kiếm được tiền thuở ban đầu.
Vì độ cao mà ông Maisel phải thuê một chiếc máy bay lớn hơn so với các loại thường mà ông đã sử dụng cho những dự án của mình, trước đây là loại máy bay cứu hộ y tế chỉ đủ chỗ cho Maisel và các phi công. Kết thúc công việc, máy bay chở ông Maisel bay về thành phố duyên hải Antofagasta.
Dọc theo bến cảng Antofagasta là nhiều tàu hàng to đùng mà theo giải thích của ông Maisel là chuyên chở lithium mà đích đến sẽ là Trung Quốc. Maisel nhấn mạnh: “Nó là một phần của nền kinh tế toàn cầu, Lithium sẽ chở đến Trung Quốc và ở đó nó được sản xuất dưới dạng pin”.
Các nhà khoa học đang tất bật tìm ra một cách thay thế cho loại pin Lithium khi mà giá cả đang leo thang chóng mặt do lượng người dùng xe hơi điện đang có chiều hướng tăng lên. Các lựa chọn thay thế bằng lưu huỳnh hay carbon đã có từ cách đây hàng thập kỷ, cũng như hàng tỷ USD vẫn đang được đầu tư vào những nhà máy pin lithium cùng các nhà máy khai thác mới.
Ông Brian Menell, CEO của TechMet (một công ty chuyên tập trung vào việc bảo đảm kim loại của ngành công nghiệp) phát biểu: “Khi giá cả tăng vọt, các dự án khai thác lithium gần nhà có thể trở nên khả thi về mặt kinh tế”. Các hoạt động khai thác nước muối đã diễn ra ở Alsace (Pháp) và khai thác đá cứng ở Cornwall; và một ngày nào đó những hình ảnh ở Salar del Carmen cũng có thể trở nên khá quen thuộc ở Châu Âu.
Suốt nhiều thế kỷ, hoang mạc Atacama đã được khai thác khoáng sản thiên nhiên, từ bạc sang vàng vào những ngày đầu tiên của đế quốc Tây Ban Nha; natri nitrat (dùng làm thuốc nổ) trong các thập niên 1910 và 1920; còn nguồn đồng và lithium mới chỉ bắt đầu ngày hôm nay.
Tại Los Dones (cách Antofagasta khoảng 130km về hướng Bắc), ông Maisel đã nhìn thấy những mỏ khoáng sản khổng lồ bị bỏ hoang. Ông Maisel bức xúc: “Những bức ảnh nói lên điều gì, khi mọi khu vực trở thành địa điểm cho sự phát triển hoặc khai thác tài nguyên. Quý vị có thể nhìn thấy toàn bộ tác động môi trường chỉ bằng cách quan sát những cái lỗ trên mặt đất”.
Những bức ảnh quanh mỏ đồng Centinela cho thấy những hồ nước dài bao quanh khu vực. Sau khi chiết tách đồng từ đá cứng, những vật liệu không mong muốn sẽ ở dạng bùn nhão và được thu thập trong các hồ nước được bao quanh bởi các con đập mà ông Maisel cho rằng nó “vượt quá tầm hiểu biết”.
Các hồ nước có thể chứa nhiều kim loại độc hại như thạch tín và thủy ngân. Hồi tháng Giêng năm 2019, một hồ nước thải trong vùng khai khoáng quặng sắt ở Brazil đã bị sập làm chết ít nhất 248 người.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Theo antg.cand.com.vn
Vỡ đập ở Nga, 11 người chết, nhiều người mất tích
Một con đập trên sông Seyba ở vùng Siberia của Nga bị vỡ sáng nay, khiến 11 người chết, hàng chục người bị thương và mất tích.
Xe cứu thương đi vào khu vực bị ngập sau vụ vỡ đập hôm nay tại Nga. Ảnh: TASS.
Một con đập trên sông Seyba ở vùng Siberia của Nga bị vỡ sáng nay, khiến 11 người chết, hàng chục người bị thương và mất tích.
Con đập tại hồ chứa thuộc sở hữu của một công ty khai thác vàng ở thành phố Kuraginsky thuộc vùng Krasnoyarsk, Siberia bị vỡ lúc 2h sáng nay (6h giờ Hà Nội), khiến hai khu nhà tạm cho công nhân bị ngập.
Nhà chức trách đã tìm thấy thi thể của 11 người, trong khi số phận của 14 người mất tích hiện vẫn chưa được xác định, theo thông cáo của Bộ Các Tình trạng Khẩn cấp Nga.
Tất cả đội cứu hộ khẩn cấp từ thị trấn lân cận Artyomovsk đã được huy động đến khu vực vỡ đập. Một đội máy bay gồm 200 nhân viên, 5 trực thăng từ trung tâm cứu trợ Siberia đã được điều động đến khu vực.
Theo Nhật Duy (VNE)
Đội quân bí mật của Nga đổ bộ vào quốc gia Trung Phi như thế nào? Không có gì bí mật về sự hiện diện của Nga ở Cộng hòa Trung Phi (CAR). Trên đường phố tràn ngập khẩu hiệu tuyên truyền của Nga trong khi đài phát thanh phát ca khúc tiếng Nga. Nga không hề che dấu sự hiện diện ở quốc gia Trung Phi. Nhóm phóng viên của CNN mới đây đã trở về từ CAR...