Mất tiền vì công ty giáo dục trực tuyến phá sản
Duan Jun, ở tỉnh Quảng Đông, không bao giờ nghĩ sẽ mất trắng học phí trả trước một năm vì công ty giáo dục trực tuyến con anh theo học phá sản.
Cuối năm 2020, Duan bỏ ra hơn 50.000 nhân dân tệ (khoảng 178 triệu đồng) cho Xuebajun, nền tảng gia sư trực tuyến. Nhưng từ tháng 12, anh không thể gọi điện hay liên lạc cho giáo viên, nhân viên trung tâm trong khi con trai anh còn 300 buổi học thêm online chưa sử dụng. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi ngân hàng liên tục gọi điện giục anh trả nợ khoản vay để đóng học phí cho con.
Sau đó một tháng, Xuebajun tuyên bố sắp phá sản bởi các nhà đầu tư không cấp vốn. Được coi là “kỳ lân” (thuật ngữ chỉ các startup được định giá trên 1 tỷ USD) trong lĩnh vực Edtech ( công nghệ giáo dục), nền tảng giáo dục trực tuyến này từng nhận 155 triệu USD tiền đầu tư trong vòng gọi vốn mới nhất vào năm 2016.
Khoảng 50.000 học sinh đã đăng ký các khóa học trên Xuebajun, trong đó 30.000 người là khách hàng cũ. Phụ huynh chi trung bình khoảng 20.000 nhân dân tệ (khoảng 71 triệu đồng), thậm chí 100.000 nhân dân tệ (khoảng 356 triệu đồng), để mua các khóa học tại Xuebajun.
Giáo dục là mối bận tâm hàng đầu của cha mẹ Trung Quốc. Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra hàng năm họ chi trung bình 120.000 nhân dân tệ (khoảng 428 triệu đồng) cho việc học thêm. Họ mong rằng con cái không bị tụt lại so với bạn bè đồng trang lứa trong bối cảnh giáo dục cạnh tranh gay gắt tại quốc gia này.
Học sinh tiểu học học trực tuyến tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: VCG.
Khi Covid-19 xuất hiện, nhiều phụ huynh đã giảm một nửa đầu tư vào việc học thêm do trường học đóng cửa. Tuy nhiên, sau khi các trường tái mở cửa, họ chi mạnh hơn vì lo lắng cho tương lai của con cái.
Đoán được tâm lý này, Xuebajun đã khuyến khích phụ huynh trả trước học phí ít nhất một năm và hứa hẹn bán với mức giá ưu đãi. Zhu, cựu nhân viên tại Xuebajun, cho biết công ty đã yêu cầu nhân viên đẩy mạnh việc bán các khóa học trong năm 2020, đặt mục tiêu doanh số cao. Thậm chí, nhân viên được hướng dẫn bài mẫu để thuyết phục phụ huynh.
Video đang HOT
Đầu tiên, nhân viên nhận xét điểm số các bài thi của học sinh được cải thiện trong thời gian gần đây. Sau đó, họ lập tức chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn trong học tập của các em rồi giải thích Xuebajun có những giải pháp như thế nào. Phụ huynh sẽ không ngần ngại chi tiền cho những “giải pháp” này.
Hành động này đi ngược lại chính sách năm 2019 của Bộ Giáo dục Trung Quốc, yêu cầu các nền tảng giáo dục trực tuyến không được phép thu học phí quá 3 tháng hoặc tương đương 60 buổi học. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh như Duan đã đặt cọc hơn 100 buổi cho Xuebujan và không thể đòi lại.
Trong đại dịch, nhiều doanh nghiệp Edtech cũng gặp khó khăn tài chính như Xuebajun. Hiện, nhóm này đầu tư rất nhiều tiền cho việc tiếp thị. Quảng cáo của họ có mặt khắp mọi nơi tại các đô thị lớn, dưới nhiều hình thức như áp phích, banner, truyền hình. Cuộc cạnh tranh quảng cáo giữa các công ty Edtech rất khốc liệt, đặc biệt khó cho Xuebajun vì công ty đã không nhận được nguồn vốn mới từ năm 2016.
Theo quy chuẩn ngành, một nửa học phí của khách hàng mới được dùng để trang trải chi phí chiêu mộ. Như vậy, doanh nghiệp hoạt động với tỷ suất lợi nhuận rất mỏng.
Một vấn đề khác gây ra sự sụp đổ của Xuebajun là mô hình kinh doanh gia sư online một kèm một. Mặc dù các video dạy thêm như vậy giúp học sinh cải thiện học tập, nâng cao điểm số, chi phí rất tốn kém. Khoảng 1/2 tiền phí theo giờ được dùng để trả lương cho giáo viên.
Từ vụ phá sản trên, các nhà nghiên cứu lo ngại phụ huynh sẽ cân nhắc việc học thêm trực tuyến và đầu tư vào phương thức giáo dục khác. “Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào việc kinh doanh của tôi và giờ khó khăn chồng chất khó khăn. Tôi không chắc đủ khả năng cho con học thêm trong tương lai gần”, Duan cho biết.
8 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2021
Do ảnh hưởng của Covid-19, công nghệ giáo dục dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy và học.
1. Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR): Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, ngành giáo dục đã có những thay đổi mới như tự động hóa các tài nguyên học tập, bao gồm học trực tuyến, đánh giá giáo dục, kiểm tra bài tập về nhà. Học sinh và giáo viên đều hưởng lợi từ những cải tiến mới của công nghệ.
Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường hỗ trợ giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh, giúp bài giảng hấp dẫn và hiệu quả hơn. Nội dung bài học cũng được đơn giản hóa, học sinh có thể nắm bắt nhanh chóng. Ảnh: Future Visual.
2. Phòng học ảo: Dạy học trực tuyến cho phép học sinh, sinh viên trên thế giới chọn học ở những nơi mong muốn. Các phòng học ảo tạo ra môi trường học tập giống một lớp học thật, giúp giáo viên kiểm soát và quản lý hoạt động học tập ngay tại nhà. Nhờ trí tuệ nhân tạo, quá trình học trực tuyến trở nên minh bạch, thuận tiện cho giáo viên và học sinh. Ảnh: Fair Share Scandinavia Oy.
3. Học tập cá nhân (Personalized learning) và học tập thích ứng (Adaptive learning): Học tập cá nhân là chìa khóa của giáo dục thế kỷ 21. Nền tảng học trực tuyến cung cấp môi trường học tập linh hoạt bằng cách cho phép học sinh bắt kịp tốc độ học, đồng thời giúp các nhà giáo dục tận dung công cụ kỹ thuật số để biến bài giảng trở nên sinh động hơn.
Trong khi đó, học tập thích ứng cung cấp các tài liệu nghiên cứu dựa trên trình độ của học sinh. Với sự trợ giúp của các bài kiểm tra thích ứng, giáo viên có thể tìm ra lỗ hổng kiến thức của trẻ để khắc phục. Học tập thích ứng đảm bảo học sinh được học và đạt được kết quả tốt nhất. Ảnh: Pinterest .
4. Người máy: Hiện nay, người máy được các nước phát triển đưa vào hệ thống giáo dục từ tiểu học đến THPT. Robot được phát triển và mã hóa, giúp học sinh nâng cao kiến thức về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Ngoài ra, người máy giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới như tư duy phản biện, sáng tạo và đưa ra quyết định. Ảnh: RobotLAB .
5. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây: Nhờ sự tiến bộ công nghệ, việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây với giáo dục dần trở nên phổ biến. Các bài giảng và công tác quản lý đều được vận hành một cách dễ dàng.
Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây cung cấp một loạt dịch vụ học thuật trực tuyến như dạy học, đánh giá, kiểm tra bài tập về nhà. Các cơ sở giáo dục có thể quản lý học phí, liên hệ với phụ huynh, tạo phiếu điểm, quản lý nhân viên và tuyển sinh thông qua công nghệ mới này. Ảnh: InvestorPlace .
6. Lớp học kỹ thuật số: Kể từ khi sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với Internet và thiết bị kỹ thuật số khác, các lớp học kỹ thuật số (masterclass) dần trở nên phổ biến. Dạng lớp học này cho phép sinh viên có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, sinh viên có thêm hứng thú và đam mê với việc học. Ảnh: Curtin Business School .
7. Học tập kết hợp: Đây là phương pháp giúp việc dạy và học không bị gián đoạn. Bằng cách phối hợp những tài nguyên giáo dục trực tuyến và phương pháp học tập truyền thống, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả.
Ví dụ, mô hình lớp học cho phép học sinh linh động việc tự học và tự khám phá. Ngoài ra, nhờ tận dụng tài nguyên, giáo viên có thể thúc đẩy việc hợp tác giữa học sinh, từ đó tạo ra môi trường học tập năng động hơn. Ảnh: Acer for Education.
8. Hệ thống lập trình: Học tập dựa trên môi trường lập trình với những khối lệnh có sẵn giúp học sinh dễ dàng tạo các dự án đa phương tiện khác nhau. Công nghệ này cho phép học sinh làm phim hoạt hình và tạo các sản phẩm khoa học, nghệ thuật, qua đó nâng cao tính sáng tạo của trẻ. Ảnh: Pinterest .
Cô gái Hải Phòng cùng lúc giành 11 học bổng du học tại Anh, trong đó có ĐH Oxford: "Mình trải qua 45 phút căng thẳng nhất cuộc đời, nhưng cực kỳ xứng đáng" Lệch múi giờ, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu vào 23h khuya. Nhưng hành trình săn học bổng, qua lối kể đầy hào hứng của cô gái Hải Phòng khiến tôi cứ thế bị cuốn theo... Nhắc tới Trần Mỹ Ngọc, hẳn nhiều người sẽ nhận ra đây là cái tên "đình đám" vào tháng 8 vừa qua. Cùng một lúc,...