Mất thính lực làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao tuổi
Mất thính lực có liên quan đến hoạt động thể chất kém hơn và góp phần làm tăng tốc độ lão hóa ở người cao tuổi. Một nghiên cứu mới cho thấy.
Hoạt động thể chất là quan trọng đối với con người ở mọi lứa tuổi. Ở tuổi trung niên trở đi, hoạt động thể chất có liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, chức năng thể chất và nhận thức tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong thấp hơn.
Suy giảm thính lực có thể góp phần làm giảm mức độ hoạt động thể chất, trực tiếp: Do không có khả năng giám sát môi trường khi đang hoạt động, hoặc gián tiếp: Do cô lập xã hội và tăng tải trọng nhận thức.
Video đang HOT
Một nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tình trạng suy giảm thính lực, phổ biến ở gần 2/3 người lớn trên 70 tuổi, có liên quan đến mức độ hoạt động thể chất thấp hơn ở người lớn tuổi.
Trong nghiên cứu mới, TS Pei-Lun Kuo, Viện Quốc gia về Lão hóa tại Viện Y tế Quốc gia ở Baltimore và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (2003 đến 2004) để xem xét mối liên quan giữa mất thính giác và đo lường khách quan hoạt động thể chất ở 291 người lớn từ 60 đến 69 tuổi ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mất thính giác có liên quan đáng kể với việc dành ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất từ mức độ trung bình đến mạnh (5,53 phút mỗi ngày), ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất cường độ nhẹ (28,55 phút mỗi ngày), nhiều thời gian hơn ở các hành vi ít vận động ( 34,07 phút mỗi ngày) và mô hình hoạt động thể chất rời rạc hơn.
Những phát hiện này cho thấy rằng, việc thúc đẩy hoạt động thể chất ở người lớn tuổi bị khiếm thính là rất quan trọng.
Tập thể dục giúp ngăn ngừa COVID-19 nghiêm trọng
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh mãn tính và giúp bảo vệ chống lại các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19.
Theo đó, hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ nhập viện, biến chứng và tử vong ở người nhiễm COVID-19.
TS Robert Sallis, Trung tâm Y tế Kaiser Permanente Fontana và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ hơn 48.000 bệnh nhân trưởng thành ở Kaiser Permanente Nam California, độ tuổi trung bình là 47, được chẩn đoán mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2020.
Các bệnh nhân được đánh giá mức độ hoạt động thể chất ít nhất hai lần, từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2020. Trong số những bệnh nhân này, chỉ hơn 6% hoạt động thường xuyên, 14% không hoạt động và phần còn lại không hoạt động thường xuyên.
Kết quả cho thấy, gần 9% bệnh nhân phải nhập viện, hơn 2% phải điều trị ICU và 1,6% tử vong. Những người không hoạt động thể chất có nguy cơ phải nhập viện cao gấp đôi, gấp 1,7 lần khả năng phải đưa vào ICU và gần 2,5 lần khả năng tử vong so với những người thường xuyên hoạt động.
Ngoài việc trên 60 tuổi hoặc có tiền sử cấy ghép nội tạng, việc không hoạt động thể chất có liên quan đến nguy cơ tử vong do COVID-19 cao nhất. Ngay cả những bệnh nhân hoạt động không thường xuyên, cũng có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng thấp hơn những người không hoạt động. Điều này cho thấy bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng có lợi. TS Sallis khuyến nghị, nên đi bộ 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần với tốc độ vừa phải.
Ù tai có liên quan đến COVID-19? Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 đã bị ù tai nghiêm trọng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được sự liên kết giữa ù tai và COVID-19. Vì vậy, cách tốt nhất là làm thế nào để thoát khỏi những khó chịu mà ù tai mang lại... Theo Viện Quốc gia về Điếc và Rối loạn giao tiếp...