Mật ong có thể là giải pháp mới nhất trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh.
Từ vi khuẩn dưới đáy biển đến thuốc giảm đau dùng cho thú y, các nhà khoa học đang tìm kiếm khắp nơi một giải pháp cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng giải pháp có thể nằm ngay trong tủ bếp của bạn. Mật ong, đã được chứng minh tác dụng trong điều trị vết thương hở, có lẽ cũng hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng.
Theo một cách nào đó thì điều này khá hợp lý. Nếu mật ong có thể điều trị các thương và nhiễm trùng ngoài cơ thể, thì nó cũng hoàn toàn có thể chống lại nhiễm trùng ở bên trong. Theo BS. Susan M. Meschwitz, Trường Đại học Salve Regina “Giá trị đặc biệt của mật ong nằm ở khả năng chống lại nhiễm trùng trên nhiều mức độ, khiến vi khuẩn khó phát triển tính kháng hơn”.
“Mật ong tấn công vào vi khuẩn theo nhiều hướng, vì nó sử dụng hydro peroxid, a xít, hiệu ứng thẩm thấu, nồng độ đường cao và các polyphenol để tiêu diệt tế bào vi khuẩn. Những đặc tính kháng khuẩn này phối hợp với nhau sẽ khiến vi khuẩn khó thích nghi. Hiệu ứng thẩm thấu có tác dụng đặc biệt tốt do nồng độ đường cao của mật ong sẽ hút nước ra khỏi tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn “chết khô”.
Mật ong cũng ức chế khả năng “giao tiếp” giữa các tế bào vi khuẩn với nhau, khiến chúng không thể tạo thành đội quân đông đảo, do đó không thể tấn công với số lượng và sức mạnh lớn hơn. Đồng thời, các polyphenol, hay những chất chống ôxy hóa, như a xít caffeic, p-coumaric và a xít ellagic trong mật ong có những đặc tính kháng khuẩn. BS Meschwitz cho biết “Chúng tôi đã phân tách và xác định những hợp chất polyphenol chống ôxy hóa khác nhau.
Trong các nghiên cứu, chúng tôi đã thử hoạt tính của mật ong chống lại các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Pseudomonas aeruginosa”, BS Susan giải thích.
Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn thích nghi với kháng sinh dùng để ức chế quá trình phát triển của chúng. Khi ADN của vi khuẩn thích nghi, chúng trở nên “miễn dịch” với tác dụng của kháng sinh và do đó trỏe nên nguy hiểm hơn. Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, thì những căn bệnh đã được thanh toán sẽ quay trở lại và tàn phá khủng khiếp. Để giảm việc sử dụng kháng sinh không cần thiết, đang xảy ra ở cả các phòng mạch của bác sĩ cũng như trong các trang trại chăn nuôi, cả ngành y tế và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải cùng hành động.
Cho tới lúc việc sử dụng kháng sinh được giảm xuống đến mức dễ quản lý hơn, thì có vẻ như chúng ta sẽ phải tiếp tục tìm kiếm những kháng sinh mới.
Theo VNE
Tin mới nhất
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết
08:32:40 18/01/2025
Dù có vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ tiêm phòng cho chó mèo ở một số khu vực vẫn thấp, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng cho động vật nuôi thấp như Đông Nam Á.
Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?
08:29:39 18/01/2025
Uống trà shan tuyết quá đặc có thể dẫn đến ngộ độc trà, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Nên thưởng thức trà pha ở nồng độ nhẹ hoặc vừa phải để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn...
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng
06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng
06:26:02 18/01/2025
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có rất nhiều trong khoai lang giúp duy trì thị lực tốt và tránh các bệnh như quáng gà.
5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng
05:24:01 18/01/2025
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng
05:20:41 18/01/2025
Dị dạng mạch máu não ở người trẻ gây những hệ quả vô cùng nặng nề, có thể để lại di chứng suốt đời.
Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ
05:18:33 18/01/2025
Mặc dù đã được hồi sức tích cực tại Trung tâm Đột quỵ nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, tiên lượng rất nặng. Sau 2 ngày cấp cứu, bác sĩ giải thích không còn khả năng cứu chữa, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó.
Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại
05:15:07 18/01/2025
Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame phát hiện dây đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác chứa hàm lượng cao nhiều chất PFAS độc hại có thể thẩm thấu qua da đi vào cơ thể.
Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?
04:45:31 18/01/2025
Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở bàn chân.
Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh
04:43:31 18/01/2025
Bác sĩ khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ nhỏ phải luôn cẩn thận trong việc uống thuốc và dùng các thực phẩm. Nên kiểm tra và đọc kỹ đường dùng thuốc, khi uống thuốc không nên cười đùa hay la hét để tránh tình trạng nuốt phải thuốc chưa bó...
Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi
04:30:16 18/01/2025
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được đặt ống thở máy để duy trì hô hấp. Các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm phổi.
Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích
09:06:38 17/01/2025
Tư thế cây cầu là tư thế dành cho người mới bắt đầu. Tư thế này thường được thực hiện vào cuối buổi tập yoga, sau một chuỗi tư thế đứng để giúp làm nóng cột sống.