Mật ong chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng 3 cách ăn sai lầm mà nhiều người mắc phải sẽ biến mật ong thành thứ độc hại
Mật ong được coi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe với nhiều chất dinh dưỡng như đường tự nhiên, vitamin, khoáng chất, protein… nhưng với 3 thói quen ăn sai cách mà nhiều người mắc phải này có thể khiến mật ong dễ dàng trở thành thứ độc hại cho cơ thể.
Ngoài trái cây và rau đậu, mật ong là nguồn thiên nhiên duy nhất cung cấp cho con người những chất ngọt dễ tiêu nhưng không chứa chất béo.
Mật ong chứa 80% là đường tự nhiên dễ tiêu (glucose và fructose) và 20% còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác như vitamin B (B6, B1), vitamin C, khoáng chất (natri, kẽm, phốt pho, canxi, mangan…), protein, các chất amino acid, một ít chất đạm, vài loại men và mấy hợp chất thơm. Một muỗng canh mật ong có 0,1g đạm chất; 17,3g tinh bột, 1mg canxi, 1mg phốt pho, 64 calories.
Dù mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng thực tế về hàm lượng, số lượng chất dinh dưỡng có trong mật ong lại không nhiều. Ngoại trừ nước và đường, tổng lượng chất dinh dưỡng có trong mật ong chỉ chiếm 1%. Điều này có nghĩa là mật ong không đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Hơn nữa, nếu sử dụng mật ong sai cách thậm chí còn khiến phản tác dụng, biến nó thành thứ độc hại cho cơ thể và sức khỏe của chúng ta.
1. Lưu ý sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ
Mật ong chứa một lượng đường lớn, nếu trẻ em tiêu thụ trong thời gian dài dễ gây béo phì. Béo phì dễ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển, tăng trưởng hoặc gây ra nhiều bệnh mà vốn khó có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.
Đặc biệt,không nên dùng mật ong ở bất cứ dạng nào cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi trong mật ong có thể tìm thấy vi khuẩn Clostridium Botilinum, gây ngộ độc, khiến da tím ngắt, mồm đầy dãi cho trẻ dưới 1 tuổi – đối tượng có hệ miễn dịch ở ruột còn rất yếu.
Video đang HOT
Về cơ chế, không phải do vi khuẩn này trực tiếp tiết độc tố mà do vi khuẩn này sinh bào tử, bào tử tồn tại ở mật ong. Khi trẻ nuốt mật ong là nuốt cả bào tử vi khuẩn. Do hệ thống miễn dịch ở ruột trẻ em còn rất yếu, nên bào tử này tiết độc tố, vượt qua thành ruột và gây ngộ độc. Ở trẻ trên 1 tuổi hoặc người lớn, hệ thống miễn dịch ở ruột đã tốt nên không bị ảnh hưởng bởi độc tố do bào tử này.
Vi khuẩn Clostridium Botilinum
Độc tố của vi khuẩn Clostridium Botilinum bị phá hủy bởi nhiệt độ 80 độ C trong 5 phút. Nhưng bào tử của Clostridium Botilinum lại dai hơn, đến 131 độ C trong 3 phút mới bị phá hủy. Do đó, ngay cả khi hấp mật ong cũng khó mà tiêu diệt được bào tử này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng nhiều tổ chức khác đều khuyến cáo không sử dụng mật ong ở bất cứ dạng nào cho trẻ em dưới 1 tuổi.
2. Ăn nhiều mật ong trong thời gian dài gây béo phì
Như đã nói ở trên, trong thành phần của mật ong, dù đa phần là đường dễ tiêu nhưng nó dễ dàng khiến cơ thể con người bị béo phì khi sử dụng lượng lớn trong thời gian dài.
Sau khi ăn mật ong trong thời gian dài, con người có quá nhiều đường và nó chuyển hóa tạo thành chất béo tích tụ khiến bạn tăng cân và béo lên.
3. Sử dụng mật ong giả, “dỏm”
Mật ong thật chứa 80% lượng đường là đường dễ tiêu. Tuy nhiên, mật ong giả lại được làm từ đường phèn, cyclamate, pectin ăn được và các chất khác, chúng gây những tác hại lớn đối với cơ thể con người như gây rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tổn thương gan và gây béo phì.
Nguồn: QQ, WHO và CDC/Helino
Chuyên gia đông y cảnh báo về thần dược nhân sâm: Ai được dùng, ai không
Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ "vạn linh chi dược". Hơn nữa, nếu sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái họa "sát thân phá gia" như người xưa đã cảnh báo.
Nhân sâm tốt không?
Đang khỏe mua nhân sâm dùng
Chị Đỗ Hoàng Hương - Hà Đông, Hà Nội kể có người quen ở bên Hàn Quốc thường gửi nhân sâm về cho chị bán. Chị nghĩ đây là thuốc quý nên cũng tự thưởng cho gia đình mình bằng cách bồi bổ nhân sâm hàng ngày.
Chị Hương thường thái lát nhâm sâm ngâm với mật ong và ăn hàng ngày với hi vọng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, một thời gian sau chị Hương thấy người mệt mỏi, ra máu mũi. Quá lo sợ, chị Hương đi khám bác sĩ cho biết chị bị tăng huyết áp và các triệu chứng ra máu mũi, táo bón là do chị đã dùng nhân sâm để bồi bổ. Bác sĩ cho rằng nhân sâm không dành cho người khỏe mạnh và tự ý dùng đôi khi còn gánh tác dụng phụ.
Lúc này, chị Hương mới hay không phải thần dược lúc nào cũng tốt. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Nga - Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng tương tự. Chị Nga cho biết mẹ chị bị ung thư vú, chị mua nhân sâm cho mẹ dùng và kết quả lại bị tác dụng phụ của nhân sâm.
TS Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết nhân sâm là một trong những vị thuốc cổ truyền trong Đông y. Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh tỳ và phế; có tác dụng bổ tâm dịch, bổ nguyên khí nhất là ở phế, thần kinh suy nhược. Nhân sâm thường được dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác, tùy thuộc vào từng trường hợp.
Nhân sâm dùng riêng để diều trị các bệnh khí huyết hư, mất máu, chân tay lạnh, thở nông, mạch yếu. Trong chữa bệnh khác, nhân sâm phối hợp với Bạch truật, Phục linh, Cam thảo: Tỳ vị kém, biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng. Nhân sâm phối hợp với Lộc nhung: Thiếu khí ở phổi, biểu hiện như thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi; tiểu đường hoặc kiệt khí do sốt gây ra biểu hiện như khát, ra mồ hôi, kích thích thở nông và mạch yếu...; kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng mất ngủ, hay mộng mị, hay quên; bất lực ở đàn ông, phụ nữ. Liều dùng ngày 4 - 12g.
Có thể sử dụng nhân sâm tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, sao nhỏ lửa. Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho mềm. Hoặc dùng chín như nhân sâm tẩm nước Gừng, sao gạo Nếp cho vàng rồi cho vào đảo qua, bắc ra đảo thêm một lúc là được. Sau khi bào chế có thể tán bột uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Ai không được dùng nhân sâm
TS Hoàng cho biết những trường hợp không được dùng Nhân sâm: Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết; cảm mạo, phát sốt; bệnh gan mật cấp tính; viêm dạ dầy và ruột cấp tính, bị nôn mửa đau bụng đi ngoài; viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết; bị giãn phế quản, ho ra máu; cao huyết áp; di tinh, xuất tinh sớm; người có bệnh về hệ thống miễn dịch; phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 14 tuổi...
Theo một nghiên cứu mới, những người uống nhân sâm trước khi mắc bệnh ung thư vú có thể giảm tới 30% nguy cơ tử vong và phục hồi nhanh hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng Nhân sâm thường có tác dụng phụ khi dùng cùng với các loại thuốc khác nên người bị ung thư vú cần tư vấn bác sĩ trước khi dùng.
Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.
Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v..
Những người khỏe mạnh cũng được khuyến cáo không sử dụng nhân sâm. Người xưa thường bảo, đang khỏe mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.
Theo infonet
Những loại thực phẩm giúp phòng chống cảm lạnh trong mùa đông Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp nên cơ thể dễ bị cảm lạnh và cúm. Để có thể phòng ngừa tình trạng này, ngoài việc phải giữ ấm cơ thể bằng quần áo thì chúng ta nên bổ sung một số loại thực phẩm có sẵn tại nhà như tiêu, sữa chua hay mật ong nhằm tăng sức đề kháng, phòng...