Mất ăn mất ngủ khi làm giáo viên dạy online bất đắc dĩ
Đột ngột trường nghỉ học vì dịch Covid-19, các giáo viên bỗng trở thành người dạy online mà chưa kịp chuẩn bị nhiều. Vì thế đã có những câu chuyện không dễ gì quên trong những ngày dạy học đặc biệt này.
Một giáo viên tiểu học dạy trực tuyến (ảnh minh họa) – ẢNH: THÙY ANH
Lần đầu kết nối, toát cả mồ hôi
Tôi trở thành cô giáo dạy học online. Giải pháp khả thi nhất được nhiều trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước áp dụng khi dịch Covid-19 lan rộng. Đối với các giáo viên phổ thông còn trẻ, giảng viên đại học, việc dạy online tiếp cận nhẹ nhàng; tuy nhiên với các giáo viên tiểu học, nhất là những cô giáo lớn tuổi, ít thời gian tiếp xúc với công nghệ thông tin thì lại tương đối khó khăn.
Tôi là cô giáo tiểu học U.50 dạy online khi dịch Covid-19 bùng phát. Đảm nhận công việc dạy học online cho các học sinh những ngày này khiến tôi mất ăn mất ngủ. Kết nối thiết bị máy tính, tai phone, loa, camera những lần đầu làm tôi toát mồ hôi.
Nỗi khổ trong dịch bệnh đúng là không trừ một ai. Nhiều hôm đăng nhập mà máy cứ báo lỗi khiến tôi phát sốt, chưa kể camera trở chứng không lên hình, loa thì không nghe được, phải nhờ người nọ người kia.
Trở thành bạn tâm giao của học sinh trong dịch
Video đang HOT
Vì tình thương đối với những đứa trẻ mà tôi tìm tòi, học hỏi và dạy học sinh rất chu đáo, nhiệt tình, cho dù là dạy online. Tôi thật sự yêu thương trẻ em, không chỉ dạy học cho chúng mà tôi còn phải trả lời những câu hỏi trời ơi đất hỡi.
Đời sống ngày một phát triển kéo theo vòng xoáy của xã hội nên mối quan hệ gia đình có phần lỏng lẻo. Những đứa trẻ thường thấy cô đơn khi bố mẹ quá bận rộn với công việc và nhiều mối quan tâm khác. Vì thế các bậc phụ huynh phải chọn cho con mình một người bạn tinh thần và đó không ai khác là những thầy cô giáo, giúp cho những đứa trẻ lấy lại cân bằng trong cuộc sống, vơi đi những buồn tủi, cô đơn hằng ngày.
Điều đó cũng thật dễ hiểu khi nhiều đứa trẻ gắn bó với cô giáo, chứng kiến và chia sẻ nhiều buồn vui trong đời sống. Những câu chuyện của nhiều đứa trẻ khiến tôi ngỡ ngàng, chúng như người bạn tâm giao làm tôi ngộ ra nhiều điều thật ý nghĩa.
Dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học cũng khá vất vả, nhất là những học sinh cá biệt. Nhưng vì tình thương đối với trẻ thơ mà tôi lại thấy rất vui vẻ. Tôi rất bằng lòng và yêu thích công việc dạy học online của mình cũng như yêu thương những đứa trẻ…
Những chữ “K” cần có khi dạy trực tuyến
Giáo viên và phụ huynh chú ý đến các điểm bắt đầu bằng chữ “k”: kế hoạch, kiên trì, khuyến khích và kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch học tập cho trẻ. Kế hoạch cần cụ thể từng tuần, từng ngày, hài hòa giữa các môn học, hợp lý giữ lý thuyết và bài tập. Không nên quá nặng nề dễ tạo nên sự quá sức cho trẻ.
Phải kiên trì, nhẫn nại vì để cho trẻ tự ý thức học trực tuyến tại nhà hiệu quả không phải dễ dàng chút nào. Do không được sự nhắc nhở trực tiếp của giáo viên, nhiều em thiếu nhiệt tình, dễ nản chí, dễ bỏ cuộc, không kết quả.
Cần khuyến khích, khích lệ việc học trực tuyến của trẻ.
Khó khăn lớn nhất trong học trực tuyến hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá. Bao gồm việc kiểm tra số lượng, tình hình học trò tham gia và đánh giá hiệu quả bài học. Nếu làm tốt khâu này, học sinh ít có động lực để học. Vì vậy giáo viên cần phải có cách thu nhận bài làm của học sinh hợp lý để tránh tiêu cực. Phụ huynh cũng nên quan tâm nắm bắt kết quả việc học của con em.
Ngọc Tuấn
Thu Hiền (Giáo viên ở Đà Nẵng)
Từ lời cảnh báo phần mềm Zoom, 'lời giải' nào cho dạy trực tuyến?
Câu chuyện 500.000 tài khoản đã bị rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng phần mềm Zoom để dạy học online, làm việc trực tuyến là lời cảnh báo không thể xem thường.
Giáo viên sử dụng công nghệ tương tác trực tuyến với học sinh - Bảo Châu
Thế nhưng không dùng Zoom thì giáo viên sẽ dùng phần mềm nào? Và hiện nay vẫn còn nhiều thầy cô sử dụng phần mềm này vì giao diện dễ dùng, vì nó miễn phí... Nếu dùng những phần mềm tốt hơn có thể phải trả một mức phí nhất định. Chưa kể, nếu các ứng dụng đó yêu cầu người học đăng ký và cũng phải trả phí thì chưa chắc phụ huynh đồng ý cho con mình tham gia.
Bên cạnh khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm giảng dạy hiệu quả, thầy cô giáo còn gặp nhiều trở ngại khác khi bắt tay vào việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua.
Máy tính cũ kỹ, mạng chập chờn
Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ kỹ, lỗi thời, không đáp ứng cho việc dạy trực tuyến. Trước đây dùng máy tính chỉ cần đọc được văn bản là tốt rồi, nhưng giờ thì âm thanh phải nghe rõ, chất lượng hình ảnh, video phải chuẩn. Nhiều học sinh phàn nàn "thầy ơi thầy viết bảng con nhìn không thấy rõ", "cô ơi micro rè quá", "mạng lag quá con bị out rồi"... Để có thêm những tính năng mới, thầy cô còn phải sắm thêm webcam, micro, bút cảm ứng viết bảng điện tử...
Gói cước internet dùng trong gia đình dễ bị nghẽn mạng khi dạy một lớp 30 đến 45 học sinh, hoặc có thể hơn. Sự quá tải đó buộc thầy cô phải gắn thêm ram, card màn hình cho máy tính,... hoặc mua trả góp laptop mới để phục vụ cho việc dạy trực tuyến. Nếu không muốn lỡ một năm học thì dứt khoát phải chạy đua. Vô hình chung toàn ngành giáo dục đang tạo áp lực lên vai đội ngũ thầy cô, tạo sự bất bình đẳng giữa học sinh các tỉnh, thành...
Cần sự đồng bộ
Học online là xu hướng phát triển, mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên làm gì cũng cần đồng bộ, trên nền tảng xây dựng vững chắc. Hiệu quả chỉ đến khi có được sự đầu tư chiến lược, chứ làm gì có chuyện "nước lã mà vã nên hồ".
Sau hơn 2 tháng cho học sinh nghỉ học, những giải pháp hỗ trợ của Bộ GD-ĐT cho việc dạy học trực tuyến chất lượng, hiệu quả đã đến tay giáo viên chưa, phần mềm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng có đáp ứng đủ điều kiện dạy học chưa, bao nhiêu trường học trên cả nước được thụ hưởng, lấy điểm thế nào khi dạy online... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Học trực tuyến để rồi vẫn làm bài thi trên giấy, thi trắc nghiệm nhưng vẫn yêu cầu có phần tự luận khi kiểm tra định kỳ... Chúng ta phải thấy rằng mô hình dạy học trực tuyến của chúng ta chưa thể thay thế lớp học truyền thống. Đừng bắt 22 triệu học sinh "chưa học bò đã lo học chạy". Đừng để thầy cô gian nan để tìm một phần mềm dạy trực tuyến chất lượng, trong khi đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, chưa kể những hạn chế của thầy cô có tuổi khi tiếp xúc công nghệ thông tin. Và cả phụ huynh cũng bị kéo vào guồng máy xộc xệch này, phải cài app, mua máy in, dạy con học rồi gửi bài làm của con cho thầy cô giáo,...
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã thông báo tiếp tục cho học sinh nghỉ đến đầu tháng 5, trong khi một số ít tỉnh, thành đã cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại. Nếu tình hình khả quan thì học sinh sẽ đi học lại vào ngày 15.5. Khi đó, làm sao trong 2 tháng để học sinh "đuổi" cho kịp hết năm học trước ngày 15.7 như thông báo của Bộ GD-ĐT?
Lâm Vũ Công Chính (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM)
Dạy học trực tuyến, những cái khó giờ mới biết! Từ khi Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học trực tuyến như một giải pháp thay thế học trực tiếp do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 quá dài, nhiều địa phương đã 'nháo nhào' thay đổi dù chưa thực sự sẵn sàng. Một học sinh tiểu học ở Hà Nội tham gia buổi học trực tuyến - Ngọc Thắng Thành thị, miền...