Mark Zuckerberg chê bai chính quyền Mỹ vì chống dịch kém
CEO Mark Zuckerberg đã lên tiếng cho rằng cách phản ứng và xử lý đại dịch Covid-19 của chính quyền Mỹ đáng thất vọng.
“Tại thời điểm này, rõ ràng tình hình ở Mỹ tồi tệ hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác. Chính phủ của chúng tôi đã xử lý việc này kém hiệu quả”, Mark Zuckerberg nói với bác sĩ Anthony Fauci trong buổi livestream.
Ông Fauci được xem là bác sĩ “quốc dân” của Mỹ. Bác sĩ Fauci giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 tại Mỹ. Ông là người tóm tắt diễn biến dịch, đánh giá rủi ro và đưa ra những cảnh báo ngày càng thẳng thắn.
Tuy nhiên, chính quyền ông Trump đang có động thái ngăn không cho bác sĩ Fauci lên tiếng về đại dịch.
Zuckerberg cho biết ông tin rằng sự “hồi sinh” của dịch virus corona ở Mỹ vào tháng 7 là điều khó có thể tránh khỏi.
“Thực sự đáng thất vọng khi chúng tôi không được kiểm tra đầy đủ. Uy tín của các nhà khoa học hàng đầu hay trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dường như đang bị suy yếu. Là người điều hành một doanh nghiệp, tôi tin rằng cách tốt nhất để cải thiện cả kinh tế và sức khỏe cộng đồng ở đất nước này là tập trung vào việc đánh bại virus corona trước tiên”, CEO Facebook nói.
Mark Zuckerberg tỏ ra thất vọng trước cách xử lý đại dịch của chính phủ Mỹ. Ảnh: NPR.
Zuckerberg cũng ca ngợi về những đóng góp từ Bác sĩ Anthony Fauci. “Tôi cảm thấy biết ơn về những cống hiến của Bác sĩ Anthony Fauci, người đã làm việc không mệt mỏi trong những điều kiện rất khó khăn để giúp tất cả chúng ta”, Mark Zuckerberg chia sẻ.
Tuy nhiên, gần đây ông Fauci đã bị chính quyền Tổng thống Trump gạt ra khỏi Nhà Trắng bằng cách bỏ ngoài tai những khuyến cáo từ vị bác sĩ này hay hủy bỏ các chương trình truyền hình có sự góp mặt của ông Fauci.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 9/7, Tổng thống Trump nói với Sean Hannity rằng Fauci “là một người đàn ông tốt bụng nhưng đã mắc rất nhiều sai lầm”.
Khi Greta Van Susteren hỏi ông Trump về nhận định của ông Fauci rằng “nước Mỹ chống dịch chưa hiệu quả”, người đứng đầu nhà Trắng thẳng thừng trả lời: “Tôi không đồng ý với Fauci”.
Video đang HOT
Đối với nhiều quan chức khác, những động thái kể trên là dấu hiệu của một trát sa thải. Tuy nhiên, Tổng thống Trump hiện vẫn chưa thể trực tiếp sa thải ông Fauci, người đã phụng sự chính phủ Mỹ trong hơn 50 năm và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ lưỡng đảng trong Quốc hội.
Kể từ khi đại dịch xuất hiện đến nay, Mỹ báo cáo tổng cộng 3.432.307 ca nhiễm và 136.463 ca tử vong vì Covid-19. Số ca nhiễm Covid-19 của Mỹ chiếm 1/4 tổng số ca nhiễm toàn cầu.
California tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ngày 14/7 trong nỗ lực đóng cửa trở lại tất cả loại hình kinh doanh – trừ các mặt hàng thiết yếu – trên toàn tiểu bang.
Một bệnh nhân Covid-19 được đẩy đến phòng cấp cứu bằng xe cứu thương tại bệnh viện ở thị trấn Navajo Nation, thành phố Tuba.
Theo Los Angeles Times, bang California ghi nhận 11.126 ca nhiễm Covid-19 – con số cao nhất kể từ đầu đại dịch. Tỷ lệ dương tính trong các ca xét nghiệm đã tăng lên 7,3%.
Bang Oklahoma cũng báo cáo số ca nhiễm ngày kỷ lục với 1.075 ca. Kevin Stitt, Thống đốc bang Oklahoma, hôm 15/7 được chẩn đoán nhiễm Covid-19, trở thành thống đốc Mỹ đầu tiên nhiễm chủng virus này.
28 tiểu bang đã báo cáo số ca nhiễm mới tăng kỷ lục trong tháng này. 11 tiểu bang ghi nhận số ca tử vong tăng kỷ lục.
Walmart, một trong những chuỗi siêu thị hàng đầu ở Mỹ, ngày 15/7 đã yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang ở tất cả cửa hàng. Giám đốc Điều hành của Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết chính sách mới sẽ có hiệu lực vào đầu tuần tới.
Facebook thất bại trong nỗ lực chấm dứt tẩy chay
Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg, hai lãnh đạo hàng đầu của Facebook, không nhận được sự ủng hộ sau cuộc gặp các nhóm nhân quyền tại Mỹ.
Ông chủ Facebook và Giám đốc vận hành Sandberg họp với các nhóm nhân quyền tại Mỹ hôm 7/7 nhằm xoa dịu những chỉ trích nhằm vào mạng xã hội này, cũng như cho thấy cách họ xử lý các thông điệp gây thù hằn. Tuy nhiên, họ đã thất bại.
Trong cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn một giờ, Zuckerberg, Sandberg và ban lãnh đạo Facebook đã bàn luận về cách xử lý ngôn ngữ gây thù ghét với đại diện Liên minh Chống bôi nhọ (ADL), Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và nhiều nhóm hoạt động khác. Đây là những tổ chức thúc đẩy chiến dịch "Stop Hate For Profit", dẫn tới việc hàng trăm tập đoàn, trong đó có Unilever và Best Buy, ngừng quảng cáo trên Facebook để phản đối phương án giải quyết nội dung thù hằn và tin giả của mạng xã hội này.
"Các nhóm hoạt động đã thảo luận về 10 yêu cầu với lãnh đạo Facebook nhằm ngăn các nội dung trên lan truyền trên mạng xã hội. Trong đó có đề xuất Facebook tuyển lãnh đạo từng tham gia hoạt động về quyền dân sự, thường xuyên được kiểm tra bởi các tổ chức độc lập, cập nhật tiêu chuẩn cộng đồng", Jessica J. Gonzalez, đồng giám đốc nhóm vận động Free Press, cho biết.
Zuckerberg điều trần trước quốc hội Mỹ hồi tháng 10/2019.
Zuckerberg và Sandberg đồng ý đề xuất thuê lãnh đạo về quyền dân sự, nhưng không đạt được đồng thuận với những yêu cầu còn lại. "Các lãnh đạo Facebook tìm cách xoay chuyển tình thế và khởi động bộ máy PR mạnh mẽ. Họ đưa ra những luận điểm quen thuộc nhằm xoa dịu mà không phải đáp ứng đề xuất của chúng tôi", Gonzalez cho biết thêm.
Nhiều tổ chức hoạt động mô tả cuộc họp là "đáng thất vọng" và chỉ trích Facebook có nhiều sai lầm trong hoạt động. "Họ xuất hiện ở cuộc họp với hy vọng sẽ giành được ủng hộ. Sự hiện diện đơn thuần là không đủ", Rashad Robison, chủ tịch nhóm Color of Change, nói.
Facebook ra thông cáo cho biết tập đoàn có chung quan điểm với các nhóm hoạt động là "muốn mạng xã hội không có nội dung gây thù ghét". "Facebook đang thực hiện các bước đi nhằm loại bỏ sự thù ghét khỏi nền tảng của mình. Chúng tôi biết mình sẽ được đánh giá bởi hành động thay vì lời nói và biết ơn các tổ chức đã duy trì liên lạc", thông cáo của mạng xã hội sau cuộc họp có đoạn viết.
Làn sóng phản đối cho thấy Facebook còn lâu mới xoa dịu được những người chỉ trích, điều này sẽ càng dẫn tới nhiều vấn đề với người khổng lồ của Thung lũng Silicon. Mạng xã hội này đã đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng trong nhiều tuần qua về vấn đề đối phó tin giả và nội dung thù hằn, trong đó góp phần không nhỏ là những bài viết của Tổng thống Donald Trump và tình hình bất ổn do biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ.
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Các đối thủ như Twitter và Snap đã đánh dấu hoặc ẩn những bài viết bị coi là không chính xác hoặc gây kích động của Trump, trong khi Facebook từ chối hành động tương tự. Zuckerberg khẳng định cách tiếp cận này đề cao tầm quan trọng của tự do ngôn luận, cho rằng Facebook không phải người đánh giá các bài viết.
Quan điểm đó đã khiến nhiều người giận dữ. Nhiều nhân viên Facebook đã thể hiện sự phản đối bằng cách đình công ảo hồi tháng trước. Chiến dịch Stop Hate For Profit cũng là một trong những phản ứng của cộng đồng với mạng xã hội này.
Khi chiến dịch tẩy chay ngày càng mạnh, lãnh đạo Facebook đã có những giọng điệu hòa giải với các nhà quảng cáo và tổ chức hoạt động xã hội. Tập đoàn này đang có hơn 8 triệu nhà quảng cáo, mang lại 98% trong tổng doanh thu gần 71 tỷ USD mỗi năm của Facebook.
Facebook dự kiến công bố phần cuối cùng trong cuộc kiểm toán kéo dài nhiều năm về chính sách và cách thực thi quyền dân sự. Các chuyên viên kiểm toán đã đánh giá cách Facebook xử lý những vấn đề như phát biểu thù hằn, can thiệp bầu cử và thuật toán thiên vị.
"Kiểm toán chỉ có ý nghĩa khi Facebook thực sự xử lý các nội dung đó. Nó giống việc bạn đến bác sĩ và nhận được những khuyến cáo về chế độ ăn uống, nhưng không làm gì và tự hỏi tại sao bạn không khỏe lên", Robinson nói.
Sandberg dường như đã "chìa cành ô liu" trước cuộc họp khi đăng bài khẳng định tập đoàn này "có trách nhiệm lớn trong phát hiện và loại bỏ nội dung thù ghét". "Chúng tôi đang thay đổi, không chỉ vì mục đích tài chính hay áp lực từ các nhà quảng cáo, mà đó còn là điều đúng đắn phải làm. Nhiệm vụ chủ chốt của chúng tôi là xây dựng nền tảng để mọi người được thể hiện tiếng nói, nhưng nó không có nghĩa là chúng tôi chấp nhận phát tán sự thù ghét", bài viết có đoạn.
Sandberg họp báo tại New Zealand cuối năm 2019.
Tuy nhiên, cuộc họp lại đi vào lối mòn với những thảo luận giống những năm qua. "Các lãnh đạo Facebook có cuộc nói chuyện dễ chịu, nhưng không đưa ra hành động cụ thể nào", Derrick Johnson, giám đốc điều hành NAACP, cho biết và thêm rằng ông rất thất vọng khi lãnh đạo Facebook không có câu trả lời cho những yêu cầu của họ.
Ban lãnh đạo Facebook sau đó tiếp tục gặp một nhóm chuyên gia quyền dân sự, trong đó có Vanita Gupta thuộc Hội thảo Lãnh đạo về Quyền Dân sự và Con người (LCCHR). "Facebook đang đối mặt nhiều áp lực từ chiến dịch tẩy chay và chính nhân viên của mình. Yêu cầu của cộng đồng quyền dân sự là thống nhất, nhưng có nhiều chiến lược khác biệt đang được áp dụng. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết trên mạng xã hội này", Gupta nói.
Còn nhiều nghi vấn về hiệu quả của chiến dịch tẩy chay nhằm thúc đẩy Facebook thay đổi. Zuckerberg tỏ ý kỳ vọng các nhà quảng cáo sẽ trở lại với nền tảng này trong một cuộc họp nội bộ tuần trước.
Một số hãng chỉ rút quảng cáo khỏi Facebook trong tháng 7, trong khi nhiều công ty hứa sẽ tránh xa mạng xã hội này cho tới khi họ thay đổi chính sách kiểm soát nội dung.
Phần lớn các công ty phản đối vẫn dùng Facebook để tiếp cận khách hàng, chủ yếu thông qua những bài viết không trả tiền. Tuy nhiên, hãng truyền thông Stuff lớn nhất New Zealand tuần này thông báo sẽ thử nghiệm ngừng mọi hoạt động trên Facebook và Instagram, sau khi chấm dứt quảng cáo trên mạng xã hội này từ năm ngoái.
Những người đứng đầu chiến dịch tẩy chay cho rằng mọi mạng xã hội, chứ không chỉ Facebook, cần cải thiện cách kiểm soát nội dung và chống phát biểu thù hằn. Tuy nhiên, Facebook bị soi xét kỹ nhất bởi đây là mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Ngay cả khi Facebook không phản ứng với các nhóm dân sự, Zuckerberg sẽ phải điều trần trước quốc hội Mỹ vào ngày 27/7 cùng lãnh đạo Apple, Google và Amazon. "Liệu ông ấy sẽ đứng về phía lẽ phải hay đối diện với trách nhiệm theo một cách khác", Gonzalez đặt câu hỏi.
Ấn Độ cấm TikTok, sự giả dối của Facebook bị phơi bày CEO Facebook Mark Zuckerberg từng nói việc giám sát chặt ngành công nghệ Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thống trị. Nhưng vụ Ấn Độ cấm cửa TikTok cho thấy điều ngược lại. Tháng 4/2018, khi điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối thu thập dữ liệu người dùng Cambridge Analytica, CEO Facebook Mark Zuckerberg cảnh báo việc giám...