Marathon – môn thể thao vô cùng quen thuộc, đơn giản, ít tốn kém có thể giúp bạn tăng tuổi thọ thêm 19 năm
Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy môn thể thao này giúp con người có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành rất thấp, tuổi thọ kéo dài thêm 19 năm.
Tiến sĩ Ben Rosin là 1 bác sĩ, nhà khoa học đã có hơn 40 năm nghiên cứu về tác động của chạy bộ đường dài (marathon) đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Kết quả nghiên cứu của ông mới đây được đăng tải trên Tạp chí Y khoa về Thể chất và Các môn thể thao (Mỹ) chỉ ra rằng những người chạy bộ đường dài trung bình sẽ sống lâu hơn 19 năm so với người cùng độ tuổi mà không chơi môn thể thao này.
Ông là một ví dụ điển hình, năm nay đã 76 tuổi, bản thân cũng là 1 người say mê chạy đường dài. Từ năm 1969, ông duy trì thói quen chạy bộ mỗi sáng Chủ nhật với 1 nhóm người cùng sở thích tại Palos Verdes (California, Mỹ). Ông quyết định lấy 54 người trong nhóm này làm đối tượng nghiên cứu.
Tính trung bình, tuổi thọ của nhóm đối tượng nghiên cứu là 70 – 80 tuổi. Từ giữa những năm 1970 đến nay, 18 trong số 54 người đã qua đời với độ tuổi trung bình là 81 tuổi. Trong đó, có 7 người chết vì ung thư với độ tuổi trung bình là 77,2 tuổi, 5 người khác chết vì bệnh tim với tuổi thọ trung bình là 86 tuổi.
Trong số 36 người còn sống, 17% mắc một số bệnh về tim với độ tuổi trung bình hiện tại là 76 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh tim ở nam giới trong độ tuổi này ở Hoa Kỳ nói chung lên tới 34,5%. Nếu đặt một phép so sánh, ta rõ ràng thấy được lợi ích của việc chạy đường dài đối với sức khỏe tim mạch.
Ông Rosin khẳng định: ” Dữ liệu của tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành (của các thành viên trong câu lạc bộ) là rất thấp, và tuổi thọ được kéo dài thêm 19 năm “.
Video đang HOT
Hiệu quả kéo dài tuổi thọ này của việc chạy bộ đường dài tốt hơn nhiều so với các môn thể thao khác, chẳng hạn như đi xe đạp địa hình, theo một số nghiên cứu, nó chỉ giúp con người sống thêm được 8 năm. Hoặc việc tập thể dục cường độ cao và trung bình có thể kéo dài tuổi thọ từ 3 đến 8 năm, chưa bằng 1/2 so với kết quả của việc chạy bộ đường dài do ông Rosin đưa ra.
Dù được theo dõi trong các điều kiện có sự kiểm soát chặt chẽ nhưng ông Rosin cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của ông không khác gì một thử nghiệm nhỏ, chưa có tính bao quát. Bởi 54 đối tượng nghiên cứu của ông không thể đại diện cho tất cả mọi nhóm người được. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông vẫn rất đáng khích lệ và góp phần khẳng định rằng việc chạy bộ đường dài (một cách vừa sức) có đóng góp tích cực cho con người trong cuộc chiến chống lại các bệnh về tim mạch, mạch vành.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Metro UK, The Sun
Bạn có thể thay đổi được tuổi thọ của mình
Có 3 yếu tố quyết định đến tuổi thọ của con người, trong đó, 2 yếu tố bạn hoàn toàn có thể thay đổi, điều chỉnh để nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của mình.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều cụ già trăm tuổi, nhưng cũng có rất nhiều người đã đánh mất đi cuộc sống quý giá khi còn trẻ.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, kỹ thuật y tế cũng được nâng cao hơn nữa, nhờ đó mà tuổi thọ trung bình của người dân đã đạt khoảng 75 tuổi.
Ngoại trừ yếu tố thứ nhất - gen là không thay đổi được, còn 2 yếu tố còn lại (tính cách và thói quen) đều có thể kiểm soát được.
Độ dài tuổi thọ của một người do 3 yếu tố quyết định:
1. Di truyền
Theo nghiên cứu, tuổi thọ của một người liên quan mật thiết đến gen, vóc dáng và bệnh tật đều có thể di truyền qua gen.
Nếu mắc bệnh di truyền, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nếu cha mẹ hoặc ông bà có gen di truyền tốt, thì thế hệ sau sẽ sống trường thọ hơn, miễn là không gặp tai nạn.
2. Tính cách
Thông thường những người sống lâu là những người hướng ngoại, hoạt bát, thích giao lưu, có mối quan hệ tốt giữa các cá nhân, giỏi trút bỏ cảm xúc và có thể đối mặt với cuộc sống với thái độ lạc quan và tích cực.
Sợ hãi, lo lắng và tính khí xấu quá mức sẽ làm tăng gánh nặng về thể chất và thậm chí gây ra bệnh tật.
3. Những thói quen sinh hoạt
Thói quen ăn uống hoặc thói quen hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Thức khuya quá nhiều có thể gây rối loạn nội tiết, dễ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và đột tử.
Ăn quá nhiều, ăn uống không điều độ, ăn đồ muối ngâm lâu ngày, đồ hun khói lâu ngày có thể gây ra các bệnh về dạ dày.
Chế độ ăn nhiều chất béo và nhiều calo có thể dễ dẫn đến béo phì cơ thể. Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao của các bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch vành.
Do đó, để duy trì tuổi thọ của mình cũng như người thân, bạn nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt bằng cách thay đổi cơ cấu khẩu phần ăn hợp lý, thường xuyên vận động nâng cao sức khỏe.
Giữ thái độ lạc quan, vui vẻ, không lo lắng thái quá, không phiền muộn, trau dồi tâm hồn phong phú, quan hệ rộng rãi, bình tĩnh khi gặp chuyện.
Ngoài ra, bạn phải đảm bảo ngủ đủ giấc, không bao giờ thức khuya và lên kế hoạch đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ.
8 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ: Tập thể dục chỉ xếp cuối cùng, việc thứ 4 gây bất ngờ vì nó quá đơn giản Dưới đây là 8 thói quen sống có tác dụng kéo dài tuổi thọ được các chuyên gia Trung Quốc đúc kết được, bạn nên đọc để biết bản thân có được bao nhiêu thói quen tốt này. Trong thời đại ngày nay, dù là nam hay nữ, giàu hay nghèo, mỗi người đều không ngừng tìm cho mình những bí quyết để...