Mạo danh người thân lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Tướng Tiến lật mặt kẻ gian
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến – Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an – trao đổi với NTNN/Dân Việt sau khi Bộ trưởng Bộ Công an có công điện yêu cầu phòng ngừa, xử lý tình trạng mạo danh người nhà của các cán bộ, lãnh đạo cấp cao để lừa đảo, trục lợi.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến
Xin Thiếu tướng cho biết đánh giá về tình trạng mạo danh này trong thời gian qua?
- Việc mạo danh phổ biến nhất hiện nay, nhằm “chạy” dự án để lừa đảo, vay nợ rồi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó có những đối tượng mạo danh một số đồng chí cán bộ cấp cao để can thiệp vào hoạt động của một số cơ quan công quyền, cơ quan tố tụng để xin giảm nhẹ tội cho người thân quen bị bắt hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Hai “siêu lừa” Hà Anh Tuấn và Trần Mai Thanh tự nhận mình là cháu của một sếp trong Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam trước vành móng ngựa. Ảnh: I.T
Cũng vẫn là việc mạo danh còn có tình trạng đối tượng tự xưng danh là người có chức quyền, công tác ở cơ quan có tên tuổi để lừa “chạy” việc làm cho những người mới ra trường, “chạy” vào trường học, đặc biệt là các trường có suất học cử tuyển, trường chọn…
Tóm lại, tình trạng mạo danh để phạm pháp diễn ra dưới nhiều hình thức và xảy ra ở nhiều địa phương là rất đáng báo động. Nếu như tình trạng này không được ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đến đời sống chính trị nước ta. Chính vì thế mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an đã có công điện yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, xử lý tình trạng mạo danh cán bộ, lãnh đạo cấp cao để phạm pháp.
Lực lượng công an đã phát hiện và xử lý ra sao những vụ mạo danh để phạm pháp?
- Các cơ quan công an đã bắt và điều tra nhiều vụ mạo danh để phạm pháp, Cục Cảnh sát hình sự cũng bắt nhiều vụ, hiện đang thụ lý vụ Bảy “cụt” do Công an tỉnh Hà Tĩnh chuyển ra. Bảy “cụt” tên thật là Nguyễn Thiên Hưởng (Nghệ An) cùng một người nữa tự xưng là tướng quân đội công tác ở Tổng cục II (Tổng cục Tình báo).
Thực tế trước đây Bảy “cụt” cũng đi bộ đội, cũng có quen biết với một số vị tướng lĩnh của quân đội. Khi đến các địa phương gặp các lãnh đạo, các doanh nghiệp ở đó, Bảy “cụt” nói đang làm việc thiện, xin các dự án phục vụ mục đích nhân đạo nên một số lãnh đạo địa phương đã nhầm tưởng.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, bằng thủ đoạn mạo danh tướng lĩnh quân đội, Bảy “cụt” đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Thủ đoạn chính của những đối tượng mạo danh cán bộ lãnh đạo để phạm pháp như thế nào, thưa ông?
- Họ có rất nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau. Thứ nhất đối tượng lợi dụng sự quen biết từ trước với những người có chức, có quyền, thông qua việc thăm hỏi, gặp gỡ, đối tượng đã chụp được ảnh chung với những người đó hoặc lấy số điện thoại của họ để chứng minh mình có quan hệ với các vị lãnh đạo.
Thứ hai, đối tượng lợi dụng việc cùng quê, nhận là họ hàng với các vị lãnh đạo để tạo niềm tin. Thứ ba, đối tượng không có quen biết gì nhưng vô tình chụp được bức ảnh có hình bên cạnh các lãnh đạo nên dùng bức ảnh đó đem đi khoe mẽ.
Thứ tư, có loại đối tượng biết số điện thoại của các lãnh đạo, khi gặp đối tác thì giả vờ gọi nói chuyện nhưng thực tế là tự nói chuyện để người khác cả tin. Bên cạnh đó cũng có trường hợp đối tượng được một số lãnh đạo giới thiệu gặp người này, người kia để giải quyết việc gì đó đơn giản, nhưng đối tượng được giới thiệu đến lại lợi dụng việc đó để đặt vấn đề lớn hơn nhằm trục lợi bản thân.
Video đang HOT
Việc phát hiện, xử lý với loại tội phạm này gặp khó khăn gì, thưa Thiếu tướng?
- Với đối tượng tự nhận mình là cán bộ đang công tác ở những cơ quan đặc biệt như tình báo, cơ yếu… nhận được thông tin như thế, lực lượng công an đi xác minh cũng gặp vô vàn khó khăn, không biết thật giả thế nào? Rồi làm sao để gặp được những cơ quan, cán bộ mà đối tượng khoe là quen biết để xác minh.
Với loại đối tượng tự nhận là con, anh, chị, em ruột của cán bộ lãnh đạo thì xác định được ngay. Còn nếu đối tượng nói là bạn hoặc họ hàng thì rất khó xác minh từ những cán bộ, lãnh đạo người đó có phải bạn, họ hàng thật hay không. Cơ quan điều tra còn gặp khó khăn khi xác minh thì người dân thường càng ít có điều kiện để kiểm chứng.
Nếu vậy người dân, doanh nghiệp có cách nào để nhận biết dấu hiệu của đối tượng mạo danh để phòng ngừa?
- Về mặt nguyên tắc cũng như thực tiễn cho thấy không có người lương thiện hay người làm ăn đứng đắn lại tự xưng là con cháu, người nhà, bạn thân của các đồng chí lãnh đạo để đi “chạy” các dự án, vay mượn tiền rồi chiếm đoạt hay cầm tiền lừa xin việc… Cũng không có cán bộ lãnh đạo hoặc người công tác ở những cơ quan đặc biệt của nhà nước lại ra ngoài làm những việc phi pháp như bán thiên thạch, đá quý, “chạy” dự án, “chạy” việc làm…
Người dân khi có nhu cầu nhờ cậy một việc gì đó hoặc có đối tượng đến môi giới mà tự xưng, khoe mẽ bản thân thì cần phải cảnh giác. Bởi hành vi đó là dấu hiệu của thủ đoạn mạo danh để lừa đảo hoặc thực hiện hành vi phạm pháp khác.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý
Theo Bộ Công an, thời gian gần đây, xảy ra hiện tượng một số đối tượng mạo danh cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cơ quan T.Ư và địa phương, mạo danh thân nhân của các lãnh đạo (con, em, cháu…) để thực hiện nhiều hành vi trục lợi. Bộtrưởng Công an chỉ đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, nêu cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác về thủ đoạn mạo danh nói trên.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương phải quán triệt, phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc theo đúng quy định pháp luật và chủ động triển khai các biện pháp để phát hiện và ngăn chặn những trường hợp mạo danh các vị lãnh đạo, thân nhân các vị lãnh đạo…
Theo Lương Kết
Dân Việt
Quan điểm trái ngược vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD
"Vụ việc Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD cho thấy, cơ chế quản lý, kiểm soát tham nhũng của chúng ta thực sự yếu kém...", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Lỗ hổng trong công tác quản lý
Bộ Công an vừa bắt được bị can Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin.
Cơ quan điều tra phát hiện bị can Đạt chiếm đoạt gần 18,6 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài.
Theo thống kê, Giang Kim Đạt có tổng cộng có 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai tại nhiều thành phố trên cả nước, nước ngoài...
Khối tài sản lớn đứng tên gia đình Đạt đều hình thành từ sau thời điểm đối tượng làm việc tại Vinashin, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.
Bị can Giang Kim Đạt vừa bị bắt giữ (ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Giới quan sát chính trị trong nước (hôm 18/7) bình luận, đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng, cần mạnh tay xử lý.
"Đáng buồn thay, chúng ta có cả một hệ thống, các thiết chế quản lý Nhà nước, nhưng lại để cho một cán bộ chỉ giữ chức quyền trưởng phòng tham nhũng số tiền lớn như vậy", ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu quan điểm.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đặt nghị vấn, tại sao vụ việc xảy ra nhiều năm đến nay mới được phát giác? Có lợi ích nhóm, hay sự bao che nào đó của đơn vị quản lý trong vụ việc này?
"Nếu không có sự dung dưỡng từ phía người có trách nhiệm, liệu con voi có thể chui lọt lỗ kim dễ dàng đến vậy không?
Sự việc còn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam đang có vấn đề, đặc biệt là lỗ hổng về công tác quản lý cán bộ, vấn đề minh bạch về tài sản của cán bộ...
Trong đó, cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ
"Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ"
quan có trách nhiệm liên đới sự việc, thực sự quá yếu kém, nếu không muốn nói là tê liệt ở mức độ nào đó.
Người ta đã "đánh cắp" hàng tỷ đồng tiền thuế của nhân dân. Trong khi đó cơ quan chức năng không thể quản lý được. Đây là điều quá đau lòng, đáng lên án", ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa) cho rằng, vụ bắt giữ Giang Kim Đạt cho thấy, cơ quan chức năng thực sự mạnh tay trong công tác phòng chống tham nhũng.
"Cũng có thể hôm nay họ có mối quan hệ ràng buộc về mặt lợi ích đối với một số cán bộ thiếu phẩm chất, đạo đức để thực hiện hành vi tham nhũng. Nhưng ngày mai chưa chắc họ đã thoát tội.
Sự việc cũng đưa ra tín hiệu cảnh báo cho những đối tượng tham nhũng nhưng chưa bị lộ", Đại biểu Lê Nam nhận định.
Cần làm gì để chống tham nhũng?
Từ vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, muốn chống tham nhũng, cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách thật sự trong sáng...
"Phải lựa chọn được cán bộ tốt để tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng. Muốn chọn được cán bộ trong sáng thì phải hỏi dân, do dân đề xuất, giới thiệu.
Ngược lại, sẽ tai hại nếu người ta đưa cán bộ không đủ năng lực, trình độ, đạo đức vào những cơ quan kiểm tra, kiểm soát tham nhũng', ông Vũ Quốc Hùng đề nghị.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Ngọc Quang).
Bên cạnh đó, phải đổi mới thể chế, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội. Một bộ máy hoạt động tốt sẽ ít có tiêu cực.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát tài sản của cán bộ phải có sự giám sát của người dân.
Nói như vậy không có nghĩa là lý thuyết suông. Đó là đề nghị, để những người có trách nhiệm tiếp thu, xử lý vụ việc một cách triệt để", ông Vũ Quốc Hùng nêu quan điểm.
Cũng đề cập tới những giải pháp trong công tác phòng chống
"Muốn chống tham nhũng, phải tăng cường hoạt động giám sát của các đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng đối với công tác phòng chống tham nhũng. Có như vậy thì người dân mới có quyền giám sát và phản biện. Phải đảm bảo tính công khai và minh bạch (bầu cử, bỏ phiếu, kê khai tài sản...) nhằm đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Trong đó, cần chú ý đến việc thực hiện kê khai tài sản một cách có hệ thống, đúng đối tượng. Việc làm này phải đảm bảo tính khách quan như công bố rộng rãi cho nhân dân được biết. Còn nếu việc kê khai mang tính hình thức thì chẳng có tác dụng gì", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng.
tham nhũng của nước ta nhìn từ vụ Giang Kim Đạt, Đại biểu Quốc hội Lê Nam cho rằng, cần đi vào thực chất việc công khai, minh bạch về tài sản cán bộ hơn là các giải pháp mang tính hình thức.
"Chúng ta đã nói quá nhiều đến vấn đề công khai, minh bạch về tài sản để chống tham nhũng. Tuy nhiên việc thực hiện thì chưa thực sự hiệu quả.
Kê khai, nhưng làm thế nào để kiểm tra, kiểm soát được những con số ấy có trung thực hay không? Trong khi đó tài sản cán bộ tham nhũng có thể "chuyển hóa" dưới rất nhiều hình thức".
Do vậy vấn đề chống tham nhũng phải được bàn bạc đến nơi đến chốn, chứ không thể làm theo kiểu hình thức.
Theo đó, nên đề nghị kiểm tra, xác minh tài sản cán bộ khi thấy có dấu hiệu bất minh, và xử lý nghiêm người vi phạm...
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Khởi tố, kỷ luật Đảng một số cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên Công an tỉnh Phú Yên vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tiến Dĩnh, nguyên Giám đốc và Nguyễn Thị Hiếu, nguyên phụ trách kế toán của Trung tâm Tích hợp dữ liệu thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên về hành vi "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản...