Mạo danh công an và viện kiểm sát lừa đảo tiền tỉ qua… điện thoại
Cơ quan công an đã điều tra, làm rõ 4 đối tượng chuyên mạo danh các cơ quan tố tụng để lừa đảo hàng tỉ đồng của những nạn nhân nhẹ dạ cả tin.
4 đối tượng mạo danh cơ quan tố tụng bị bắt giữ.
Ngày 26/6, Công an TP.Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội vừa phối hợp cùng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an triệt phá đường dây lừa đảo qua điện thoại. Đây là đường dây mạo danh cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát nhân dân, gọi điện thoại cho người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây gồm Đặng Thành Toại (SN 1995; trú tại Ea Drong, Buôn Hồ, Đắk Lắk), Lê Ngọc Quyền (SN 1995; trú tại An Lạc, Buôn Hồ, Đắk Lắk), Nguyễn Tấn Thắng (SN 1996; trú tại An Bình, Buôn Hồ, Đắk Lắk) và Lê Công Thái (SN 1995; trú tại An Lạc, Buôn Hồ, Đắk Lắk).
Video đang HOT
Theo tài liệu điều tra, từ đầu năm 2020, do không có tiền tiêu sài, Đặng Thành Toại đã kết nối với một số đối tượng để mở các tài khoản ngân hàng, mục đích để chuyển tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi kết nối, Toại đã rủ Quyền, Thắng và Thái cùng tham gia.
Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, các đối tượng đã đi gom các chứng minh nhân dân (CMND) tại các nhà nghỉ, hiệu cầm đồ, sau đó làm giả CMND và đi mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn, hàng chục tài khoản ngân hàng đã được các đối tượng mở ra. Đây chính là các tài khoản mà nhóm đối tượng lừa đảo dùng để nhận tiền chiếm đoạt từ các nạn nhân.
Thủ đoạn của nhóm này là tự xưng nhân viên bưu điện, gọi điện cho nạn nhân thông báo có bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, liên quan đến khoản nợ ngân hàng và đã có lệnh bắt của cơ quan công an, viện kiểm sát.
Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu phải nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là cán bộ công an, kiểm sát viên thụ lý vụ án và dùng lời lẽ đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt số tiền đó. Với thủ đoạn này, có những trường hợp nạn nhân bị lừa đến 2,2 tỉ đồng.
Hiện, Phòng PC02 đang củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định.
Cặp vợ chồng hầu tòa vì một căn nhà bán cho nhiều người
Dù không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nhưng bị cáo đã lập các phương án kinh doanh khống để vay vốn ngân hàng và thế chấp ngôi nhà ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Sau khi hủy án, cơ quan tố tụng đã truy tố vợ chồng Trần Ngọc Hưng, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ và Nguyễn Thị Bích, SN 1964 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Vụ án này bắt đầu từ năm 2013. Hưng từng bị xử phạt mức án chung thân, Bích 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sau đó, vụ án bị hủy án để điều tra lại nhằm làm rõ các hành vi. Số tiền quy buộc thay đổi từ 51 tỷ đồng, còn 44,9 tỷ đồng.
Theo các cơ quan tố tụng, năm 2011, vợ chồng Hưng thế chấp căn nhà ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, vay ông Nguyễn Văn Thiện số tiền 2 tỷ đồng. Các bị cáo tiếp tục dùng căn nhà trên để thế chấp vào ngân hàng SHB, vay số tiền 6 tỷ đồng. Khi đó, Nguyễn Thị Bích lấy tư cách là GĐ chi nhánh Cty CP Thương mại và dịch vụ tổng hợp Thượng Sơn đề nghị vay tiền. Thực tế, Nguyễn Thị Bích không có bất kỳ hoạt động kinh doanh. Hồ sơ phương án kinh doanh cũng là lập khống.
Ngoài ra, cuối năm 2011, vợ chồng Hưng ký hợp đồng bán căn nhà trên cho ông Nguyễn Tiến Hưng với giá 8,6 tỷ đồng và đặt cọc trước 2,6 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, ngày 20-1-2012 bên mua thanh toán số tiền còn lại thì vợ chồng Hưng tất toán khoản vay với ngân hàng và làm hợp đồng công chứng chuyển nhượng nhà đất. Nhưng các bị cáo không thực hiện cam kết mà chiếm đoạt số tiền đặt cọc là 2,6 tỷ đồng.
Vợ chồng bị cáo tại phiên tòa trước đó.
Quá trình điều tra, CQCA còn làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng Hưng trong việc bán nhà đất tại địa chỉ phường Tứ Liên, quận Tây Hồ. Vợ chồng Hưng mua căn nhà này từ năm 2003 với giá 1,5 tỷ đồng, chưa được cấp sổ đỏ. Hai vợ chồng đã xây dựng căn nhà 5 tầng. Mặc dù căn nhà thuộc diện bị thu hồi nhưng năm 2011, vợ chồng Hưng vẫn chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Dậu với giá 12 tỷ đồng.
Trong đó, Hưng nhận 11 tỷ đồng. Số tiền còn lại hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán sau khi làm xong thủ tục cấp sổ đỏ hoặc ký hợp đồng tại phòng công chứng. Vợ chồng Hưng cũng cam đoan trong thời gian 3 tháng kể từ ngay nhận tiền chưa làm sổ đỏ phải trả lãi. Sau 6 tháng không làm được sổ đỏ phải trả lại 11 tỷ đồng và chịu phạt 4 tỷ đồng. Đáng nói, hết thời hạn trên, cả hai không thực hiện, không trả lại tiền.
Cùng căn nhà trên, cả hai tiếp tục bán cho 2 người khác. Quá trình điều tra, Trần Ngọc Hưng có hành vi chiếm đoạt tiền khi bán xe ô tô nhãn hiệu Huyndai. CQĐT xác định, từ năm 2010-2011, hai bị cáo đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt số tiền 13 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Thiện và bà Nguyễn Thị Dậu. Các bị cáo còn có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 31,9 tỷ đồng của ngân hàng và các cá nhân khác.
Ngày 2-6, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, vì vắng mặt một số bị hại. Đồng thời, bị cáo Hưng cũng yêu cầu thay đổi luật sư bào chữa nên HĐXX của TAND TP Hà Nội đã quyết định tạm hoãn phiên tòa.
Người đàn ông đen đủi bị 'lột' tiền tỷ, người tình gài bẫy đẩy vào tù Trong 1 ngày, TAND TP Hà Nội xét xử 2 vụ án có cùng người bị hại là anh Nguyễn Văn Thiện. Không chỉ bị người tình gài bẫy đẩy vào tù, anh Thiện còn bị người quen chiếm đoạt tiền tỷ. TAND TP Hà Nội vừa đưa bị cáo Trần Ngọc Hưng (SN 1962, cựu Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán...