Mạng xã hội được tận dụng triệt để trong ‘hành trình’ mua sắm online
Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và quyết định mua ngay, phần lớn họ sẽ sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua sản phẩm.
“Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng”.
Đây là nhận định được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ chuyển đổi số và thương mại điện tử đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến – VOMF 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ( VECOM) tổ chức ngày 20/10 tại Hà Nội.
Với 4 phiên thảo luận, nhiều chuyên gia, diễn giả và đại diện DN đã chia sẻ những kinh nghiệm, cùng nhau cập nhật những xu hướng mới nhất, những biến động, những đổi mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian vừa qua. Đồng thời định hướng các giải pháp và cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao thị phần của các DN trong nước.
Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến VOMF 2022 thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng, doanh nghiệp.
Tại phiên thảo luận với chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí”, ông Châu Triệu Tâm, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Công ty CP Công nghệ Sapo chi nhánh TP.HCM chia sẻ, sự phát triển của mô hình mua sắm giải trí cũng đặt các nhà bán hàng vào một cuộc cạnh tranh mới. “Để nắm bắt được cơ hội, các nhà bán hàng nên sớm bắt kịp với việc xây dựng một trải nghiệm khách hàng liền mạch, kết nối đa kênh để thu hút các khách hàng quan tâm đến dịch vụ, chốt giao dịch và tăng doanh thu thay vì các hoạt động giải trí đơn thuần”, ông Tâm khuyến cáo.
Video đang HOT
Thời gian qua, các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng, khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho DN. Xu hướng mua sắm nổi lên trong thời gian gần đây chính là Shoppertainment (mua sắm online kết hợp giải trí) tạo cảm giác cho người mua online như đang mua ở chợ hay cửa hàng truyền thống.
Chia sẻ về xu hướng này, ông Nguyễn Tiến Huy, CEO DigiPencel cho biết, hình thức mua sắm Shoppertainment đang tận dụng tốt tính năng của mạng xã hội khi cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu giải trí cơ bản, đó chính là giao tiếp, bàn luận và mặc cả hàng hóa. Mô hình này thể hiện được cái chất, cái duyên của người bán hàng giúp thu hút được khách hàng chú ý đến sản phẩm và tiến hành đặt mua.
“Shoppertainment đáp ứng nhu cầu trò chuyện thể hiện ở tần suất xuất hiện thương hiệu và sản phẩm, cùng với đó là lượng comment phong phú, đa chiều khiến người tiêu dùng có cảm giác bị kích thích muốn tham gia tìm hiểu sản phẩm. Đối với nhu cầu mặc cả, người bán hàng sẽ phải tạo ra được nhiều đơn hàng giảm giá mới song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm”, ông Huy cho biết.
Giám đốc tăng trưởng Công ty CP Công nghệ Sapo – bà Lê Dung chia sẻ, định hướng của Sapo là cung cấp nền tảng với cốt lõi là quản lý quá trình vận hành, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng trực tuyến Việt Nam đang ngày càng phát triển, với 52 triệu người tiêu dùng thường xuyên, 73% trong số đó sử dụng đa kênh để mua hàng, tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh GO Online phát triển bán lẻ trực tuyến và bán hàng đa kênh.
Tuy nhiên theo bà Dung, các nhà bán hàng gặp khá nhiều khó khăn như nguồn nhân lực không đáp ứng được về kỹ năng, kiến thức sử dụng công nghệ; quy trình vận hành rời rạc; không đánh giá được hiệu quả kênh bán; thiếu dữ liệu để chăm sóc khách hàng sau bán. Do đó, nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh chính là công cụ hiện đại và tiện lợi và dễ sử dụng dành cho các nhà bán hàng trong thời đại kinh tế số.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, VOMF 2022 mang đến cho cộng đồng những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trực tuyến
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó, khiến các DN bắt buộc phải thay đổi để nhanh chóng tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này.
“Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 với chủ để “Social Marketing” nhằm mang đến cho cộng đồng những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trực tuyến. Với các thảo luận tập trung vào những chủ đề như sự dịch chuyển thói quen mua sắm online, xu hướng hành vi người tiêu dùng cũng như những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2022… đã giúp các DN thấu hiểu tường tận về phương hướng tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội trong thời gian tới, từ đó nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Dũng cho biết.
Miếng bánh quảng cáo trực tuyến 2,5 tỷ USD nằm trong tay Facebook, Google, TikTok
Khoảng 2,5 tỷ USD dành cho quảng cáo, tiếp thị trực tuyến được chi trong năm 2022, phần lớn chảy về các nền tảng Facebook, Google, TikTok.
Thông tin trên được ông Đỗ Hữu Hưng, Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2022 do đơn vị này tổ chức.
Chi phí cho tiếp thị số tiếp tục gia tăng trong bối cảnh người tiêu dùng chuyển dịch sang môi trường trực tuyến đang diễn ra mạnh mẽ. Theo số liệu từ eMakerter, chi tiêu cho tiếp thị số trên toàn cầu đạt khoảng 571.16 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng 16,2%.
Tiếp thị số chiếm 65,9% tổng số chi tiêu quảng cáo, tiếp thị của thế giới. Dự kiến, con số này tăng lên 785.08 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng trên 9% và chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
C ác nền tảng ngoại chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet
Tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến trở thành xu hướng. Số liệu từ VECOM cho thấy, tiếp thị số ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 25-30% mỗi năm.
"Năm 2022, tổng chi tiêu cho digital marketing tại Việt Nam vào khoảng 2,5 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 19%. Tức là chúng ta dành khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng mỗi năm cho tiếp thị trực tuyến", ông Hưng nói.
Tốc độ tăng trưởng của tiếp thị kỹ thuật số ở Việt Nam chậm lại so với giai đoạn trước đó do các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn có mức tăng 2 con số. Cho đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng vẫn có khả năng duy trì trên 20%.
Theo thống kê, Facebook và Google vẫn là hai kênh đóng góp chính trong hoạt động marketing ở các doanh nghiệp, nhưng theo ông Đỗ Hữu Hưng, hiệu quả đang giảm dần. Cách đây 1-2 năm, 80% chi phí marketing dành cho Facebook và Google. Thậm chí có nhiều thương hiệu dành toàn bộ chi phí cho hai kênh này, song giờ có xu hướng giảm. Nguyên nhân do vấn đề tiếp cận dữ liệu người dùng cùng chính sách quản lý thắt chặt của các nền tảng.
Tương ứng với đó là sự bùng nổ từ những kênh mới. Trong đó phải kể đến sự bùng nổ của các kênh tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing); tiếp thị qua mạng xã hội (Social Marketing) hay trên chính sàn thương mại điện tử. Theo ông Đỗ Hữu Hưng, chi tiêu cho các kênh tiếp thị trực tuyến mới chiếm khoảng 35% chi phí và có chiều hướng tăng lên. Một số nhân tố hút nguồn tiền này phải kể đến như Shopee, Tiktok...
ByteDance thử nghiệm mạng xã hội ảo tương tự metaverse Chủ sở hữu TikTok đã tung ra một ứng dụng xã hội mới ở Trung Quốc, cho phép người dùng tương tác trong cộng đồng ảo thông qua hình đại diện khi sự quan tâm về metaverse tiếp tục tăng lên. Theo South China Morning Post, ứng dụng mới có tên là Paiduidao. Mặc dù các chức năng của ứng dụng có vẻ...